CỐ CẢNH CHU ...

Cố Cảnh Châu [顾景舟] (1915 – 1996) nguyên danh là Cảnh Châu [景洲]. Biệt danh là Man Hy, Sấu Bình, Vũ Lăng Dật Nhân, Kinh Nam Sơn tiều. Tự hiệu là Hồ Sấu, Lão Bình. Ông là danh nghệ Tử Sa Nghi Hưng, hội viên Hiệp hội Mỹ thuật gia Trung Quốc, Đại sư công nghệ mỹ thuật Trung Quốc. Năm 18 tuổi, ông bái danh sư học nghề. Sau những năm 30, ông tới Thượng Hải chế ấm phỏng cổ. Năm 1954, ông vào làm việc tại Hợp tác xã nghề gốm Thục Sơn Nghi Hưng. Năm 1956, ông được chính quyền tỉnh Giang Tô cử làm người chỉ đạo kỹ thuật, hướng dẫn các nghệ nhân như: Từ Hán Đường, Cao Hải Dần, Lý Xương Hồng, Thẩm Cự Hoa, Thúc Phụng Anh, Ngô Tường,.. Ông 3 lần tham gia Đại hội đại biểu Công nghệ Mỹ thuật toàn quốc, là nhân vật có tầm ảnh hưởng rất lớn ở Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, các nước Đông Nam Á, được các nhân sỹ trong và ngoài nước vinh danh ông là “Hồ nghệ thái đẩu”. Tác phẩm của ông được chọn trưng bày trong viện bảo tàng, viện văn vật trong và ngoài nước.

Ông đã từng tự mình xây dựng Xưởng gọi là Tự Di hiên. Về nghệ thuật, thành tựu của ông đạt tới đỉnh cao, kỹ xảo khéo léo, tinh tế hàng đầu. Có thể nói trong số các đào nghệ gia cận đại, ông là người có thành tựu cao nhất, được sánh với Thời Đại Bân nhà Minh, người đời tôn vinh ông là “Nhất đại tông sư”, “Hồ nghệ thái đẩu”.

Thuở nhỏ, ông học ở Thư viện Đông Pha Thục Sơn, vốn bản tính thông minh lanh lợi ông thường được chủ trì thư viện khen ngợi. Năm 1933, ông ở nhà kế thừa nghiệp tổ, cùng tổ mẫu là Thiệu Thị chế phôi. Không lâu sau, bằng sự khéo léo, hiếu học và tài nghệ, Cố Cảnh Châu đã tiến triển vượt bậc, nổi danh trong giới Tử sa gốm nghệ.

Khoảng 20 tuổi, với nghệ thuật tài ba của mình, khi ông tới Thượng Hải làm ấm phỏng cổ, ấm Tử Sa có quai, miệng phỏng Long Phượng, khoản Trần Man Sinh nhà Thanh và tiểu vu Trúc Duật [bình nước nhỏ hình măng trúc] – tác phẩm hiện được trưng bày trong Viện bảo tàng Nam Kinh và Viện bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh.

Thời gian này có thể nói là bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc đời chế ấm của Cố Cảnh Châu. Ông may mắn được tiếp xúc với số lượng lớn các trân phẩm của các danh gia cổ đại, mỗi lần bắt gặp tác phẩm ấm cổ ông đều say mê nghiên cứu, nghiền ngẫm và học hỏi, hấp thụ những tinh hoa đào nghệ Trung Quốc.

Tháng 10 năm 1954, ông hưởng ứng lời kêu gọi của chính quyền, tham gia tích cực vào công tác tái thiết quy hoạch Hợp tác xã Tử Sa.

Tháng 1 năm 1955, ông cùng đồng nghiệp mở lớp công nghệ Tử Sa và truyền dạy kỹ thuật chế tác, bồi dưỡng có những người tài hoa mang tình yêu với gốm nghệ Tử Sa, có rất nhiều vị đã trở thành công nghệ mỹ thuật cấp cao.

Năm 1958, ông tham gia tích cực vào cuộc cách Mang cải cách nghệ thuật Tử Sa.

Năm 1959, ông nhận chức phó chủ nhiệm Phòng nghiên cứu kỹ thuật Tử Sa Nghi Hưng, đồng thời tham gia công tác thiết kế, trang trí Đại hội đường nhân dân Bắc Kinh, thiết kế một loạt các trà cụ cỡ lớn và các bình hoa cao cấp.

Từ năm 1975, ông đã nhiều lần tham gia công tác nghiên cứu khai thác các lò gốm Tử Sa vùng Nghi Hưng, tiến hành khảo cứu kỹ lưỡng các lò gốm Nghi Hưng thời nhà Tống ở núi Giác Dương, Lã Thự. Ông nghiên cứu tìm lịch sử phát triển gốm Tử Sa và giám định đồ gốm cổ, thu thập các tư liệu để rồi viết lên một tham luận về Tử Sa đào nghệ.

Năm 1980, dưới sự ủng hộ và tham giam tích cưc của ông, lớp “Tử Sa đặc nghệ” đã được thành lập. Cùng với sự ủng hộ của ông La Quế Dạng – nhà sưu tầm Hồng Kông, ông đã tiến hành phục chế các danh tác lịch sử, đồng thời tuyển chọn các học viên, đào tạo trong mỗi tuần. Đây là nền tảng đưa nghệ thuật chế tác Tử Sa lên một nấc thang cao hơn.

Năm 1981, tại Hội triển lãm nghệ thuật Châu Á lần thứ VI tại Hồng Kông một loạt các tác phẩm của lớp “Tử Sa đặc nghệ” đã được trưng bày, nhận được sự yêu mến, đánh giá cao của giới nghệ thuật.

Năm 1982, ông được Nhà nước trao danh hiệu công nghệ mỹ thuật sư.

Năm 1985, Cố Cảnh Châu đảm nhận chức Giám đốc Sở nghiên cứu Tử Sa Nghi Hưng, đưa nghệ thuật Tử Sa từ thương phẩm hóa lên tới đẳng cấp Văn hóa Nghệ thuật. Năm 1989, ông trở thành Công nghệ mỹ thuật sư cấp cao, sau khi “Tử Sa Nghi Hưng” được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Bạc về chất lượng, ông lại tự thân thiết kế chỉ đạo chế tác một loạt các tinh phẩm, tham gia hoạt động triển lãm bình phẩm cấp toàn quốc, thúc đẩy việc đưa trà cụ Tử Sa cao cấp “phương viên bài” [方圆牌] được nhà nước trao tặng “giải thưởng chất lượng Vàng”.

Tháng 4 năm 1988, Bộ công nghiệp Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã trao tặng cho ông danh hiệu “Đại sư công nghệ mỹ thuật Trung Quốc”.

Năm 1989, ông tới Hồng Kông dự triển lãm, các tác phẩm của ông được chọn làm chủ đề tọa đàm của giới yêu chuộng Tử Sa đào nghệ.

Kỷ lục giá ấm của Cố Cảnh Châu

Cố Cảnh Châu Tử sa vân kiên Như Ý tam đầu trà cụ bán 102.350.000 nhân dân tệ

Bộ ấm đề bích của Cố Cảnh Châu được bán ra sau đấu giá là 17.825.000 nhân dân tệ

Ấm Thạch Biều do Cố Cảnh Châu chế, Ngô Hồ Phàm khắc họa bán đấu giá : 12.320.000 nhân dân tệ

Thời còn trẻ, ông nhập môn việc phương khí, sau đó chế tác viên khí. Ông giao lưu nhiều với các văn nhân, nhã sỹ, điều đó khiến tác phẩm của ông dân đi đến chỗ giản phác, đặt nền móng cho phong cách riêng của ông. Ông cùng hợp tác với họa sỹ Hán Mỹ Lâm và giáo sư Học viện công nghệ mỹ thuật Trung Ương Trương Thủ Trí chế ấm, phát triển khái niệm mỹ thuật hiện đại cho ấm Tử Sa, khai sáng môi trường mới cho nghệ thuật tạo hình ấm trà Tử Sa. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như: Hán Vân, Tuyết hoa, chim ngói, đề bích, Thượng tân kiều, Phượng chúy hồ (ấm miệng con chim phượng hoàng), Tăng Mạo, Phỏng cổ, Thạch Biều, Ngưu Cái Liên Tử,… Trong đó Ngưu Cái Liên Tử và ấm chim ngói đã đạt Huy chương Vàng cấp Quốc gia, ấm Tăng Mạo, ấm Tỉnh Lan được Huy chương Bạc, dồng thời rất nhiều các giai tác được các nhà sưu tầm yêu thích, được lựa chọn trưng bày trong viện bảo tàng.

Tăng Mạo hồ là một loại tạo hình thịnh hành nhất trong lịch sử ấm Tử Sa, đặc biệt là Thời kỳ nhà Minh, Thanh. Hình ảnh ấm là Đại sư Cố Cảnh Châu phỏng cổ ấm Tăng Mạo của cổ nhân chế tác mà thành, tạo hình này vô cùng độc đáo, các chi tiết cũng vô cùng chính xác, đều đặn, hình nắp ấm giống như mũ của nhà tăng, cụ Cố đã lấy tên là Tăng Mạo hồ, đáy ấm khắc ấn vuông “Cảnh Châu chế”.

Hình dáng của Tăng Mạo hồ xuất hiện ở lò Long Tuyền thời kỳ Tống Nguyên, trong gốm sứ trấn Cảnh Đức đã xuất hiện, vào những năm Hồng Vũ, Vĩnh Lạc nhà Minh đã từng chế tác và nung đồ sứ, ấm Tăng Mạo men trong hồng và hoa xanh. Ấm trà Tử Sa Tăng Mạo do sư chùa Kim Sa nhà Minh bắt đầu làm, sau đó Thời Đại Bân đã kế thừa. Nhưng tới nhà Thanh bị thất truyền. Đây chính là nguyên nhân chúng ta rất khó nhìn thấy một ấm Tăng Mạo giống như vậy thời nhà Thanh.

Do thân ấm Tăng Mạo hồ là hình lục phương gấp khúc phần bụng, nên trong quá trình lắp ráp các miếng đất yêu cầu phải nắm vững kỹ thuật cơ bản và phải có sự hiểu biết về nội hàm văn hóa uyên bác. Ấm Tăng Mạo do Cố Cảnh Châu chế tác các phần hình, chất, thần đều vô cùng tinh tế, sâu sắc. Trước đây ấm Tăng Mạo nằm trong bộ sưu tập của một nhà sưu tầm thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô lưu giữ, hiện nay, Tăng Mạo được trưng bày tại Hằng Sinh đường Bắc Kinh cổ ngoạn thành.

Cố Cảnh Châu cho rằng: nghệ thuật Tử Sa từ giữa thời Minh tới nay có thể giống như nghệ thuật thư pháp, hội họa phân ra thần phẩm, cực phẩm, tinh phẩm, năng phẩm. Cung Xuân, Thời Đại Bân nhà Minh, Trần Minh Viễn nhà Thanh, tạo hình tác phẩm hoàn chỉnh, nghệ thuật cao siêu, họ đã đưa kỹ thuật Tử Sa vươn xa, đồng thời kết hợp với văn hóa nghệ thuật Trung Quốc, các tác phẩm tiêu biểu của họ được tôn là thần phẩm. Kế thừa tinh hoa truyền thống Trần Man Sinh nhà Thanh, “Man Sinh hồ” chính là tác phẩm kết hợp của nghệ thuật Tử Sa và nghệ thuật thi-thư-họa, tức là kỹ nghệ chưa đủ, nếu là chế tác thật cũng có thể gọi là cực phẩm. Cố Cảnh Châu nói thẳng rằng, trong lịch sử các tác phẩm phỏng cổ không hề ít, ông đã tự mình dùng một khoảng thời gian chuyên nghiên cứu về phỏng cổ, tuy dáng ấm cũ nhưng cùng với sự tiến bộ của xã hội, về nghệ thuật đã tinh tế hơn các tiền nhân. Đồ là phỏng cổ nhưng chất lượng tốt được gọi là tinh phẩm. Hiện tại trà cụ Tử Sa cao cấp thịnh hành là năng phẩm.

Cuộc đời Cố Cảnh Châu đã tổng kết đời sống Tử Sa qua 3 khúc: trẻ thì phỏng, trung niên thì sáng tạo, về già thì thay đổi.

Thế giới hồ nghệ tài năng của Cố Cảnh Châu
Gắn bó mật thiết với sự thông hiểu về văn hóa của ông là ngưỡng cửa quan trọng nhất trong quá trình học nghệ từ các nghệ nhân dân gian cũng là một trong những sự khác biệt quan trọng của ông với những người thợ đơn thuần.

Cố Cảnh Châu xem trọng sự uyên bác này, cả đời nỗ lực học tập. Ông yêu thích và đọc sách, nghiên cứu thử nghiệm các kiến thức liên quan tới gốm nghệ, thông hiểu về các đặc tính lý hóa của chất đất. Trong thực tiễn chế ấm, ông đi sâu nghiên cứu lựa chọn khoáng, nguyên liệu chuẩn bị, gia công kỹ nghệ, nung thành, … mỗi công đoạn đều vô cùng công phu.

Từ đầu những năm 50 của thế kỷ XX, thu nhận học trò đầu tiên là Từ Hán Đường, trong suốt mấy trục năm sau có thể nói ông đã đào tạo bao thế hệ học trò từng chi tiết nhỏ, cơ bản như chọn đất, đập đất, lọc, sàng, nhào nặn… mà lên. Họ đều vô cùng xuất sắc, ví như: Đại sư công nghệ mỹ thuật Từ Hán Đường, Tiền Lệ Ái, Đại sư đào nghệ Trung Quốc Lý Xương Hồng, Chu Quế Trân, công nghệ mỹ thuật gia tỉnh Giang Tô Thẩm Cự Hoa, Phan Chí Bình, Trương Hồng Hoa,…

Tam tuyến cafe hồ [三线咖啡壶]
Cao 13.5 cm, rộng 9.8 cm
Tam tuyến cafe hồ là đồ gốm Tử Sa nội phôi, có ấm, có cốc, có đĩa, có bình sưa, có cốc cà phê, có lọ đường tạo thành một bộ, là tác phẩm công nghệ Tử Sa xuất khẩu năm 1956. Đáy ấm khắc triện vuông “Man Hy đào nghệ”, khắc triện trong nắp “Cố Cảnh Châu [顾景洲]“. Ấn khoản “Man Hy đào nghệ”, “Man” tiêu biểu cho cái đẹp, “Hy” tức là
Ánh quang rực rỡ trước mắt, nội hàm phong phú thể hiện sự hoài bão của Cố thị.
Sau khi ông 40 tuổi đã hoàn toàn nắm vững tri thức công nghệ chọn đất, phối chế đất, tới gia công thành phẩm, nhiệt tâm nghiên cứu tạo hình ấm Tử Sa cuối cùng đã hình thành kỹ pháp độc đáo.
Tạo hình “Tam tuyến cafe hồ” cực đơn giản, nhưng có thể thấy rõ sự công phu trong chế tác của ông. Thân ống thẳng tắp, trang trí 3 đường vòng tròn phân tách, kích thước cân bằng, chuẩn xác, nắp khảm, mặt nắp hơi vòm, miệng hình thùng, núm hình cây cầu, quai vòng tròn dẹt, đáy ngọc bích hài hòa với chỉnh thể ấm, nổi bật linh kính trong tạo hình tưởng như bình thường ấy… Độ khó khi chế tác ấm này rất lớn, hoàn toàn dựa trên sự chỉnh chu các đường, các mặt trong những gấp khúc, chỉnh thể hoàn toàn tạo cảm giác dễ chịu, trang nhã.

Bộ trà tàng lục trừu giác (6 góc ẩn) [藏六抽角茶组(六头)]
Cao: 9 cm. Rộng: 18.3 cm
Ấn nắp: Cố Cảnh Châu [顾景洲]
Ấn đáy: hành nhất nhật gian vi ngã phúc [行一日间为我福]
Thân ấm là khối trong hơi dẹt, từ núm, nắp, miệng, thân dến chân đều là hình lục lăng, các đường nét rõ ràng, sắc nét, độ gấp nở hài hòa, mang nét viên nhuận, trong vẻ tròn có nét vuông, trong hình vuông ngụ vẻ tròn. Ấm này tạo hình độ khó khá cao, tạo hình Manh mẽ, tác công nghiêm ngặt.

Trụ sở hồ [柱础壶]
Chữ khắc thân: Hán chi Cam Tuyền bất năng thượng dã [汉之甘泉不能尚也], Thạch sinh thị khắc
Kiến trúc trụ sở thị cổ (cột trụ) chống đỡ gò đá?

Dương Đồng hồ [洋桶壶]
Cao 14.5 cm, rộng: 15 cm
Thân ấm khắc: Đông Pha đào hồ, Đường hiến sơn trà, ngọc nữ đàm thủy, túc cung cao nhân thanh thưởng, Ất Dậu thu nguyệt vi Hồng Pháp huynh thanh ngoạn, Phạm Thuận Kỳ phúc tặng, chế năm 34 Dân Quốc, Giám đốc sở cải cách chất đất Nghi Hưng Hồng Pháp, Chính ủy thành phố Nghi Hưng Phạm Thuận Kỳ tặng, cụ Cố đích thân khắc chữ.

Chu nê Tây Thi [朱泥西施]
Khoản: Kinh Khê Huệ Manh Thần chế [荆溪惠孟臣制] (đáy), Cảnh Ký [景记](quai)

Ấm Tử Sa Thạch Biều [石瓢壶]
Giá tiền tại buổi đấu giá mùa thu năm 2013 ở Bảo Lợi, Bắc Kinh, giá chốt là 28.750.000 nhân dân tệ.
Cố Cảnh Châu giỏi về đồ quang khí, mỗi đổ của ông đều dày công chế tác. Ấm này là tổ hợp hữu cơ của các hình tam giác, ba chân ở đáy ấm vững chãi mang khí phách hào hùng.
Ấm có phần vòi thẳng, miệng đều, tinh tế, quai ấm vòng tròn, núm nắp hình cây cầu, mang vẻ đẹp tự nhiên, thanh thoát, thân ấm dẹt hơn ấm truyền thống, trong cái hư tồn tại cái thực, dẹt mà không thô. Thân ấm không trang trí màu sắc gì, thể hiện vẻ đẹp thuần khiết, tự nhiên của chất đất.

Ấn khoản
Năm 1932, ông ở nhà học theo tổ mẫu, dùng ấn: Mạc duyên trai [墨缘斋], Mạc duyên trai Cảnh đường chế [墨缘斋景堂制], Cảnh ký [景记], Cảnh Châu [景洲], Vũ lăng dật nhân [武陵逸人].

Năm 1942, ấn có Tự Di hiên [自怡轩], Tự Di hiên chủ nhân [自怡轩主人], Đắc nhất nhật nhàn vi ngã phúc [得一日闲为我福], túc ngô sở hảo ngoạn nhi lão [足吾所好玩而老焉], Man Hy [曼晞], Man Hy đào nghệ [曼晞陶艺] , Vũ lăng dật nhân [武陵逸人].

Năm 1944, sử dụng ấn Lão Bình [瘦萍], Sấu Bình [瘦萍]

Năm 1945, sử dụng ấn Kinh Nam sơn tiều [荆南山樵], Kinh sơn hồ ẩn [荆山壶隐]

Năm 1955, sử dụng nhàn chương: Suyết mạc khan trà [啜墨看茶]

Năm 1984, sử dụng ấn: Cảnh Châu thất thập hậu tác [景舟七十后作], Hồ Sấu [壶叟]

Thập niên 90 của thế kỷ XX, khắc lên ấn chương vuông: Sinh vu Ất Mão

“Vũ lăng dật nhân” [ 武陵逸人] là nghệ danh chế ấm của Cố Cảnh Châu, thể hiên cá tình năm đó tự mình ngao du thưởng ngoạn ẩn giật, mang tinh thần Manh mẽ, cũng thể hiện lý tưởng bay cao bay xa theo mục tiêu phong cách thanh tú.

Bàn thêm về Tử Sa
Nói một cách trừu tượng về cái đẹp gốm Tử Sa có thể tổng kết qua bốn yếu tố: Hình, thần, khí, thái. Nét đẹp hình thức là các đường nét bên ngoài của sản phẩm, thần tức là thần vận, như có thể làm người ta thể nghiệm vận vị vẻ đẹp tinh thần; khí tức là khí chất, cái đẹp bản chất màu sắc hài hòa trong nội hàm tác phẩm, thái tức là hình thái, các tư thái kích thước cao, thấp, béo, gầy, cương nhu, vuông tròn. Từ một vài phương diện nhất quán như vậy mới là một tác phẩm đẹp hoàn mỹ.

Nhận biết ấm Tử Sa thật giả, thứ nhất như giám định thư họa, đầu tiên phải từ việc nâng cao nhận thức lý tính, lý tính tức là bổi dưỡng tố chất học thức của bản thân để nâng cao trình độ mỹ quan; thứ hai, là giao lưu trên nhiều phương diện, trao đổi thưởng giám các tác phẩm đẹp của các danh gia, nâng cao cảm tính, thảo luận và tìm hiểu hình chế phong cách của các danh gia, thủ pháp kỹ xảo, sở trường nghệ thuật,…

Dịch tài liệu: Dương Hải
0 0 5,559 2.83333
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết