NHỮNG NGƯỜI ƯU TÚ THƯỜNG HỘI TỤ 3 ĐẶC ĐIỂM NÀY

NHỮNG NGƯỜI ƯU TÚ THƯỜNG HỘI TỤ 3 ĐẶC ĐIỂM NÀY
Nhân gian đa sự, không thể lúc nào cũng được như ý muốn của bản thân. Nhưng lựa chọn đối đãi với nó thế nào lại chính là thể hiện sự khác biệt giữa một người bình thường và người ưu tú.
Người ưu tú thường là người có thể hội tụ đầy đủ 3 yếu tố dưới đây. 3 phẩm chất này nói ra thì dễ nhưng làm được lại là cả một sự tu dưỡng lâu dài.

1. Không ôm hận
Vị tướng nổi tiếng của Thế chiến II, George Patton, từng kể một câu chuyện thế này: “Khi tôi muốn đề bạt một sĩ quan nào đó, tôi thường tập hợp những người có điều kiện phù hợp lại để họ hoàn thành một nhiệm vụ.
Tôi nói: ‘Các bạn hãy đào cho tôi một cái hầm chiến hào ở phía sau nhà kho, dài 8 thước, rộng 3 thước, sâu 6 tấc’.
Ra lệnh xong thì tôi liền tuyên bố giải tán, sau đó bước vào nhà kho để quan sát họ thông qua một cửa sổ. Tôi thấy họ đặt xẻng và cuốc xuống đất, nơi phía sau nhà kho và bắt đầu thảo luận về việc tại sao tôi lại muốn họ đào một chiến hào nông như vậy.
Có người ôm hận nói: ‘6 tấc còn không đủ để làm hầm pháo’. Còn vài người khác thì nói: ‘Chúng ta là sĩ quan, những việc như vậy chỉ có binh sĩ bình thường làm’.
Cuối cùng, một người lớn tiếng nói: ‘Chúng ta cứ đào hầm rồi rời khỏi đây, ông ấy muốn dùng nó làm gì thì tùy ông ấy đi’”. Và cuối cùng, Patton đã chọn người đó. Ông viết: “Người đó đã được đề bạt, tôi phải chọn người không ôm hận mà có thể hoàn thành nhiệm vụ”.
Thông qua câu chuyện về tướng Patton, bên cạnh bạn liệu có ai giống như vậy không? Trong công việc, nhiều người thường có tâm lý ôm hận, nào là sếp quá khắt khe, đồng nghiệp thì nham hiểm, khách hàng thì trời ơi đất hỡi.
Lương thì thấp như vậy, đồ ăn cũng tồi tệ, thời gian để nghỉ ngơi cũng thật quá ít, nhưng lại phải tăng ca nhiều nhất, làm việc nhiều nhất, nhiệm vụ cũng quan trọng nhất…Vậy là họ cứ ôm giữ oán hận mà làm việc.
Nhưng liệu bạn có phát hiện rằng, thường những người càng ôm hận như vậy lại càng không được sự tán thưởng của cấp trên, sự kính trọng của đồng nghiệp, và sự thấu hiểu của khách hàng.
Càng ôm hận càng không có cơ hội được thăng chức, không có khả năng được tăng lương, và cũng không có chỗ trống để được đề bạt. Thật ra ôm hận là hành vi tệ nhất, vô dụng nhất, thậm chí hoàn toàn phản tác dụng trên thế gian này.
Thứ nhất, việc ôm hận chính là năng lượng tiêu cực, nó không chỉ hút lấy sự chính trực trên con người bạn, mà còn ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác.
Thứ Hai, người càng ôm hận lại càng gặp xui xẻo. Vì vấn đề lớn nhất của một người chính là họ không thể nhận ra được cái sai của chính mình.
Thứ Ba, ôm hận chẳng thể giúp bạn giải quyết được bất cứ việc gì.
Thực ra dẫu bạn có oán hận thì mọi thứ cũng chẳng thể thay đổi. Công việc vẫn sẽ tiếp diễn, cấp trên cũng chẳng nương tay hơn với bạn, đồng nghiệp cũng chẳng nhìn bạn với cặp mắt khác hơn.
Vì thế thay vì oán hận, chi bằng hãy học cách thay đổi. Lương thấp thì cần nỗ lực để bản thân trở nên có giá trị. Tăng ca nhiều thì cố gắng không để lãng phí thời gian làm việc. Cấp trên nghiêm khắc thì cố gắng làm việc thật tỉ mỉ, không để phạm lỗi.

2. Sống lạc quan
Có một cặp sinh đôi nọ, tính cách hoàn toàn trái ngược nhau. Người anh trai thì thường nhìn cuộc sống với ánh mắt rất bi quan; còn em trai thì ngược lại.
Vào một đêm trước Giáng sinh, khi hai anh em lên 8 tuổi, cha mẹ đã chuẩn bị cho họ những món quà khác nhau: món quà cho anh trai là một chiếc xe đạp hoàn toàn mới, còn em trai là một hộp phân ngựa.
Đến lúc khui quà, thì người anh được ưu tiên mở quà ra trước. Nhưng khi nhìn thấy món quà thì người anh đột nhiên khóc toáng lên: “Cha mẹ đều biết rõ con không biết chạy xe đạp cơ mà! Hơn nữa, bên ngoài trời tuyết rơi dày như thế!”.
Lúc này, người em hiếu kỳ mở phần quà thuộc về mình ra xem, thế là trong căn phòng bỗng chốc tràn ngập mùi phân ngựa. Thật ngoài dự đoán, người em reo hò vui vẻ, còn phấn khởi nhìn xung quanh: “Mau nói cho con biết, cha mẹ đã giấu con ngựa ở đâu rồi?”.
Đối với một người bi quan mà nói, dù chuyện có tốt đẹp đến đâu, họ vẫn có thể bới móc ra được mặt tối của nó. Còn đối với người lạc quan mà nói, thì dù mọi chuyện có tệ đến đâu, trong mắt họ vẫn luôn có thể tìm ra được điểm sáng.
Trong cuộc sống này cũng vậy, chúng ta luôn chứng kiến những dạng người như thế. Có người mà khi cảm thấy cuộc sống không được như ý, công việc không thuận lợi, gia đình cũng không được hòa thuận. Mỗi ngày họ đều phải đi xử lý những chuyện phức tạp như thế, rất, rất nhiều.
Có người mà suốt ngày luôn phải buồn phiền vì cha mẹ mình hay mắc bệnh, con cái không nghe lời, chồng thì ươn hèn, vợ thì tiêu tiền lung tung. Hàng xóm không dễ ở, tài sản thì tanh bành, tốc độ của người giao hàng thì chậm như kiến.
Thật ra đây không chỉ là tình huống mà những người xui xẻo mới gặp phải. Nếu bạn mổ xẻ cuộc sống của tất cả mọi người ra để quan sát, bạn sẽ phát hiện ra rằng, thực chất bất kể ai cũng đều trải qua đầy ắp những thứ tồi tệ như vậy.
Nhưng người tiêu cực thì cuộc sống của họ sẽ cảm thấy khó khăn hơn. Còn người tích cực thì lại thuận lợi. Vì rất nhiều chuyện tốt và xấu, chỉ có 10% là phụ thuộc vào sự thật khách quan, còn 90% còn lại sẽ phụ thuộc vào trạng thái của bạn.
Khi chúng ta gặp những chuyện không thể thay đổi, chi bằng dùng thái độ tích cực để nhìn nhận vấn đề. Có cha mẹ để chăm sóc, dù sao vẫn còn tốt hơn nhiều người muốn nuôi dưỡng cha mẹ nhưng họ đã không còn nữa. Giáo dục con cái, dẫu sao vẫn tốt hơn là để đứa trẻ đó mắc phải sai lầm mà không có thuốc trị.
Người chồng kiếm được ít tiền nhưng anh ta thật thà và tốt bụng. Vợ tiêu tiền hoang phí, nhưng cô ấy chỉ là muốn ăn mặc thật đẹp để khiến bạn vui tai vui mắt mà thôi.
Thật ra, khi tâm trạng bạn càng trở nên tích cực thì cuộc sống sẽ càng tốt đẹp hơn. Trái lại, nếu bạn càng tiêu cực thì mọi thứ sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.

3. Biết hối lỗi
Vào năm thứ 13 triều đại nhà Đường, có 5.000 người Hồi Hột đã xâm nhập vào biên giới nhà Đường, Trương Quang Thịnh đã thay mặt Châu Thứ sử dẫn quân đi đón địch.
Lúc đó, thuộc hạ của Trương Quang Thịnh có hơn 20.000 binh sĩ ưu tú, đông gấp 4 lần so với Hồi Hột. Tuy nhiên, trong trận chiến đầu tiên Trương Quang Thịnh đã bại dưới tay địch. Sau khi thất bại, trong cuộc hội nghị quân sự, rất nhiều thuộc hạ của Trương Quang Thịnh cảm thấy bất mãn, yêu cầu được đánh lại. Đối mặt với làn sóng thỉnh cầu đó, ông đã đưa ra một quyết định khiến người khác phải kinh ngạc: “Không cần đánh nữa!”.
Có một vị đã hỏi: “Tướng quân, số lượng quân của tôi còn giỏi hơn cả quân địch, lại có ưu thế về thiên thời địa lợi, đánh lần nữa nhất định sẽ thắng lợi, tại sao lại không đánh?”.
Tâm trạng của Trương Quang Thịnh trầm xuống, ông nói: “Ngươi nói không sai, chúng ta thiên thời địa lợi, số lượng binh mã cũng hơn đối thủ, nhưng trận đầu đã thua. Có thể thấy rằng, ta không bằng thủ lĩnh của địch, không thể gắn kết tốt sức chiến đấu của mọi người. Ta nên kiểm điểm lại chính mình, tìm ra vấn đề của bản thân, sau đó lại đánh tiếp, như vậy mới nắm chắc phần thắng”.
Trương Quang Thịnh không vì nguyên nhân thất bại mà đẩy lỗi lên đầu người khác, trái lại còn kiểm điểm chính mình, tinh thần như vậy đã khiến cho toàn bộ tướng sĩ và người dân cảm động sâu sắc.
Dưới sự chỉ huy của Trương Quang Thịnh, các tướng sĩ một mặt chuẩn bị cho thật tốt, một mặt phát động người dân, vườn không nhà trống, quân dân liên thủ, cuối cùng đánh bại được Hồi Hột.
Trong cuộc sống, chúng ta thường thấy kiểu người như vậy, thường phê phán người khác là không đúng, nhưng những gì bản thân làm lại giống hệt như vậy.
Vậy nên sự gắn kết giữa người với người, thứ quan trọng nhất không phải là chỉ trích điểm không đúng của người khác, mà phải nghĩ lại những gì đã qua, xem có gì phải thay đổi hay không, nếu không thì cũng phải cố gắng làm tốt hơn nữa.
Ba tố chất này, nếu ai có thể sở hữu thì hẳn sẽ là người vô cùng ưu tú.
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
2 0 12,072 0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết