Bài học từ danh họa Pablo Picasso
Picasso từng thất bại vì tạo ra phong cách hội họa quá mới mẻ. Để vẽ một bức tranh, ông đã suy nghĩ rất nhiều, dành không ít giấy bút cho việc phác họa.
Riêng số tác phẩm tranh sơn dầu của ông đã hơn 10.000 bức. Nếu tính cả các tác phẩm khác nữa, ông sở hữu khoảng 130.000 tác phẩm. Có lẽ không có họa sĩ nào để lại cho nhân loại nhiều tranh đến vậy. Bình thường Picasso là người cả thèm chóng chán, nhưng chỉ riêng với hội họa, ông có thể dành ra hàng giờ.
Picasso còn nổi tiếng với việc liên tục thay đổi phong cách vẽ. “Thời kỳ Xanh”, đau buồn trước cái chết của những người bạn hữu, ông đã sử dụng gam xanh làm màu chủ đạo cho những tác phẩm của mình. “Thời kỳ Hồng”, khi có người yêu, tranh của ông lại được nhuộm những gam màu tuơi sáng. Sau đó đến “Thời kỳ lập thể”, “Chủ nghĩa siêu thực”, các thời kỳ cứ thế nối tiếp nhau thay đổi trong thế giới hội họa Picasso.
Picasso có nhiều điểm khác biệt đến như vậy, nhưng ông vẫn là một danh họa nổi tiếng cho đến tận cuối đời. Thế nhưng, trong số những thành công ấy, ông vẫn có thất bại trong cuộc đời.
Những năm 1900, khi mà Picasso đã hoạt động như một họa sĩ, giới hội họa đã có sự thay đổi lớn. Trước đó, tranh vẽ chủ yếu được xem như những món chỉ dành cho nhà thờ và giới quý tộc. Vào thời kỳ này, quyền lực của nhà thờ và giới quý tộc suy yếu dần, tranh vẽ bắt đầu được đặt ở trong các viện bảo tàng nghệ thuật để ai cũng có thể thưởng thức.
Do tranh chỉ còn được trưng trong các viện bảo tàng nên các họa sĩ không còn vẽ cho ai khác được nữa, họ chuyển sang vẽ tranh cho chính bản thân.
Picasso cũng cố gắng hết sức để tìm tòi lối vẽ “tranh mới” cho riêng ông. Ông quanh quẩn với tiếng bước chân cọt kẹt trên sàn chung cư cũ kỹ của mình, miệt mài dành hàng giờ đồng hồ mỗi ngày để vẽ tranh.
Cuối cùng ông cũng tìm ra được bức tranh cho chính bản thân, và kể từ đó ông đã vẽ hơn 100 bức “phác thảo”. Cuối cùng, vào năm 26 tuổi, ông đã chính thức hoàn thành bức họa nổi tiếng mang tên: “Những cô nàng ở Avignon”.
Khuôn mặt của 5 cô gái trong bức tranh được tạo bởi những đường nét thô cứng trông như những chiếc mặt nạ của người châu Phi cổ, thân hình góc cạnh, hoàn toàn không mang lại cho người xem cảm giác mềm mại, trẻ trung. Nhưng đó lại là “bức tranh mới” được vẽ theo đúng suy nghĩ của Picasso.
Vậy nên ông đã rất tự tin đem bức tranh đi khoe với bạn bè đồng nghiệp của mình. Tuy nhiên, những người bạn xem xong tranh của ông đã phá lên cười, có người lại cảm thấy ngạc nhiên, lại có người cảm thấy tức giận… và họ đưa ra những đánh giá tiêu cực.
Đó là lối nghệ thuật do chính bản thân ông tạo nên sau bao nhiêu năm trăn trở. Ấy vậy mà, ngay cả bạn bè cũng không đón nhận.
Trước đây chưa bao giờ Picasso rơi vào trạng thái suy sụp vì hội họa, người ta cho rằng ông đã nhận được cú sốc lớn trước thất bại lần này và không thể tiếp tục vẽ tranh trong một thời gian.
Picasso đã thất bại bởi quá mới mẻ, nhưng trên thực tế, bức họa “Những cô nàng ở Avignon” không phải là một “bức tranh mới”. Nói một cách chính xác hơn, đó là “bức tranh trở nên mới hơn”.
Với mục đích vẽ cho bản thân một bức tranh, ông đã suy nghĩ rất nhiều, dành không ít giấy bút cho việc vẽ phác họa, cuối cùng bức tranh mà ông vẽ ra tình cờ lại là một bức tranh chưa ai từng vẽ trước đó. Đơn giản chỉ là như thế mà thôi.
Và thực ra, “điều mới mẻ thực sự” đều được tạo ra bằng cách đó.
Bởi vì “những việc mới mẻ” nhen nhóm từ suy nghĩ rằng “ta muốn làm thử điều gì đó mới”, “ta muốn làm những thứ người khác chưa từng làm” đều bắt nguồn từ mục đích “làm ra điều mới lạ” và không quan tâm đến kết quả nên hầu như đều không tạo ra thứ gì có giá trị.
Vậy nên, nếu bạn có suy nghĩ muốn tạo ra một thứ gì đó “mới mẻ thực sự” để có thể thay đổi cả thế giới, thì hãy nhìn vào bài học của Picasso, trước tiên cần suy nghĩ thấu đáo về “việc mình muốn làm” nhé.
Để có được đáp án chắc hẳn sẽ phải tốn vài năm, thậm chí vài chục năm. Hơn thế nữa, điển hình như Picasso, thuở ban đầu, có thể sẽ không có bất cứ ai đón nhận điều mới mẻ đó cả.
Tuy nhiên, nếu là “điều mới mẻ thực sự” thì sẽ không dễ dàng bị dập tắt. Bức họa “Những cô nàng ở Avignon” đã nhận nhiều sự chê bai từ bạn bè của Picasso, nhưng trong số bạn bè của ông vẫn còn hai người đón nhận bức tranh đó.
Một người là họa sĩ Georges Braque. Người còn lại là Daniel Henry Kahnweiler - một người bán tranh.
Sau này, Braque đã cùng Picasso tạo nên trường phái hội họa mới là “Chủ nghĩa lập thể” - một lối vẽ ghi lại hình ảnh của đối tượng từ nhiều góc độ khác nhau trên cùng một mặt giấy. Và Kahnweiler đã đem những giá trị tuyệt vời trong tranh của Picasso kể cho những người yêu thích cái mới và bán chúng với giá thật cao.
Bằng cách đó, Picasso được mệnh danh là “thiên tài tạo ra những bức họa mới mẻ”, và cũng theo đó mà ông ngày càng trở nên giàu có hơn. Về sau, ông tiếp tục thể hiện những ý tưởng của mình trên tranh và dành cả cuộc đời cho hội họa.
Uống Trà Thôi
Theo zingnews.vn
Riêng số tác phẩm tranh sơn dầu của ông đã hơn 10.000 bức. Nếu tính cả các tác phẩm khác nữa, ông sở hữu khoảng 130.000 tác phẩm. Có lẽ không có họa sĩ nào để lại cho nhân loại nhiều tranh đến vậy. Bình thường Picasso là người cả thèm chóng chán, nhưng chỉ riêng với hội họa, ông có thể dành ra hàng giờ.
Picasso còn nổi tiếng với việc liên tục thay đổi phong cách vẽ. “Thời kỳ Xanh”, đau buồn trước cái chết của những người bạn hữu, ông đã sử dụng gam xanh làm màu chủ đạo cho những tác phẩm của mình. “Thời kỳ Hồng”, khi có người yêu, tranh của ông lại được nhuộm những gam màu tuơi sáng. Sau đó đến “Thời kỳ lập thể”, “Chủ nghĩa siêu thực”, các thời kỳ cứ thế nối tiếp nhau thay đổi trong thế giới hội họa Picasso.
Picasso có nhiều điểm khác biệt đến như vậy, nhưng ông vẫn là một danh họa nổi tiếng cho đến tận cuối đời. Thế nhưng, trong số những thành công ấy, ông vẫn có thất bại trong cuộc đời.
Những năm 1900, khi mà Picasso đã hoạt động như một họa sĩ, giới hội họa đã có sự thay đổi lớn. Trước đó, tranh vẽ chủ yếu được xem như những món chỉ dành cho nhà thờ và giới quý tộc. Vào thời kỳ này, quyền lực của nhà thờ và giới quý tộc suy yếu dần, tranh vẽ bắt đầu được đặt ở trong các viện bảo tàng nghệ thuật để ai cũng có thể thưởng thức.
Do tranh chỉ còn được trưng trong các viện bảo tàng nên các họa sĩ không còn vẽ cho ai khác được nữa, họ chuyển sang vẽ tranh cho chính bản thân.
Picasso cũng cố gắng hết sức để tìm tòi lối vẽ “tranh mới” cho riêng ông. Ông quanh quẩn với tiếng bước chân cọt kẹt trên sàn chung cư cũ kỹ của mình, miệt mài dành hàng giờ đồng hồ mỗi ngày để vẽ tranh.
Cuối cùng ông cũng tìm ra được bức tranh cho chính bản thân, và kể từ đó ông đã vẽ hơn 100 bức “phác thảo”. Cuối cùng, vào năm 26 tuổi, ông đã chính thức hoàn thành bức họa nổi tiếng mang tên: “Những cô nàng ở Avignon”.
Khuôn mặt của 5 cô gái trong bức tranh được tạo bởi những đường nét thô cứng trông như những chiếc mặt nạ của người châu Phi cổ, thân hình góc cạnh, hoàn toàn không mang lại cho người xem cảm giác mềm mại, trẻ trung. Nhưng đó lại là “bức tranh mới” được vẽ theo đúng suy nghĩ của Picasso.
Vậy nên ông đã rất tự tin đem bức tranh đi khoe với bạn bè đồng nghiệp của mình. Tuy nhiên, những người bạn xem xong tranh của ông đã phá lên cười, có người lại cảm thấy ngạc nhiên, lại có người cảm thấy tức giận… và họ đưa ra những đánh giá tiêu cực.
Đó là lối nghệ thuật do chính bản thân ông tạo nên sau bao nhiêu năm trăn trở. Ấy vậy mà, ngay cả bạn bè cũng không đón nhận.
Trước đây chưa bao giờ Picasso rơi vào trạng thái suy sụp vì hội họa, người ta cho rằng ông đã nhận được cú sốc lớn trước thất bại lần này và không thể tiếp tục vẽ tranh trong một thời gian.
Picasso đã thất bại bởi quá mới mẻ, nhưng trên thực tế, bức họa “Những cô nàng ở Avignon” không phải là một “bức tranh mới”. Nói một cách chính xác hơn, đó là “bức tranh trở nên mới hơn”.
Với mục đích vẽ cho bản thân một bức tranh, ông đã suy nghĩ rất nhiều, dành không ít giấy bút cho việc vẽ phác họa, cuối cùng bức tranh mà ông vẽ ra tình cờ lại là một bức tranh chưa ai từng vẽ trước đó. Đơn giản chỉ là như thế mà thôi.
Và thực ra, “điều mới mẻ thực sự” đều được tạo ra bằng cách đó.
Bởi vì “những việc mới mẻ” nhen nhóm từ suy nghĩ rằng “ta muốn làm thử điều gì đó mới”, “ta muốn làm những thứ người khác chưa từng làm” đều bắt nguồn từ mục đích “làm ra điều mới lạ” và không quan tâm đến kết quả nên hầu như đều không tạo ra thứ gì có giá trị.
Vậy nên, nếu bạn có suy nghĩ muốn tạo ra một thứ gì đó “mới mẻ thực sự” để có thể thay đổi cả thế giới, thì hãy nhìn vào bài học của Picasso, trước tiên cần suy nghĩ thấu đáo về “việc mình muốn làm” nhé.
Để có được đáp án chắc hẳn sẽ phải tốn vài năm, thậm chí vài chục năm. Hơn thế nữa, điển hình như Picasso, thuở ban đầu, có thể sẽ không có bất cứ ai đón nhận điều mới mẻ đó cả.
Tuy nhiên, nếu là “điều mới mẻ thực sự” thì sẽ không dễ dàng bị dập tắt. Bức họa “Những cô nàng ở Avignon” đã nhận nhiều sự chê bai từ bạn bè của Picasso, nhưng trong số bạn bè của ông vẫn còn hai người đón nhận bức tranh đó.
Một người là họa sĩ Georges Braque. Người còn lại là Daniel Henry Kahnweiler - một người bán tranh.
Sau này, Braque đã cùng Picasso tạo nên trường phái hội họa mới là “Chủ nghĩa lập thể” - một lối vẽ ghi lại hình ảnh của đối tượng từ nhiều góc độ khác nhau trên cùng một mặt giấy. Và Kahnweiler đã đem những giá trị tuyệt vời trong tranh của Picasso kể cho những người yêu thích cái mới và bán chúng với giá thật cao.
Bằng cách đó, Picasso được mệnh danh là “thiên tài tạo ra những bức họa mới mẻ”, và cũng theo đó mà ông ngày càng trở nên giàu có hơn. Về sau, ông tiếp tục thể hiện những ý tưởng của mình trên tranh và dành cả cuộc đời cho hội họa.
Uống Trà Thôi
Theo zingnews.vn