Rây-chơn
Tối tối, nàng ra khỏi bóng tối trùm lên ngõ hẻm, bước vào trong ánh sáng rực rỡ của đường phố giồng như một đứa trẻ sợ sệt lúc xa nhà. Tôi biết chưa khi nào nàng đến đầu cái ngõ hẻm này trước lúc tám giờ, thế mà có nhiều tối, tôi chạy tới đó từ trước hàng hai tiếng đồng hồ, đứng đợi bên cạnh cái máy nước to lớn, sơn màu xanh đỏ cho tới khi nàng tới.Trong suốt những tháng chúng tôi gần gũi nhau, nàng chỉ đến chậm có hai ba lần, lúc nàng đến mới chỉ quá tám giờ mươi mười lăm phút.
Rây-chơn không bao giờ cho tôi biết chỗ ở của nàng và cũng không bao giờ bằng lòng để tôi đưa nàng về nhà. Nơi đầu ngõ hẻm cạnh máy nước là cái cửa để nàng bước ra vào lúc tám giờ và cũng là cái cửa đóng lại khi nàng trở về lúc 10 giờ. Những lúc tôi muốn đưa nàng về nhà, nàng đều khẩn khoản nói với tôi rằng bố nàng không cho phép nàng giao thiệp với bọn con trai, rằng nếu thấy chúng tôi đi với nhau, ông sẽ đánh đạp nàng không thương tiếc, hoặc sẽ đuổi nàng ra khỏi nhà. Vì thế tôi đành giữ lời hứa và chưa lúc nào đi cùng nàng qua lối ra vào ở đầu ngõ cả.
- Anh Phe-reng ạ, buổi tối em xẽ thường xuyên lại đây gặp anh, - nàng nói với tôi, rồi vội vã thêm - chừng nào anh còn muốn em đến. Nhưng anh phải giữ lời hứa là không bao giờ được tìm chỗ em ở, hoặc đưa em về nhà đấy.
Tôi hứa đi, hứa lại với nàng.
- Có lẽ một ngày nào đó, anh có thể đến thăm em được – nàng thì thầm và chạm cánh tay tôi – nhưng bây giờ thì chưa được. Anh không bao giờ được đi quá cái máy nước đấy. Bao giờ em bảo được hẵng đi nhé!
Hầu như cứ mỗi lần gặp Rây- chơn, tôi đều nghe nàng giao hẹn như thế, tựa như nàng muốn tôi nhận thấy có một mối nguy hiểm nào đó núp trong bóng đen của ngõ hẻm ấy. Tôi biết là không có một mối nguy hiểm về thể xác nào cả, bởi vì nhà của chúng tôi ở góc phố đó, và tôi quen biết hết thảy hàng xóm láng giềng. Hơn nữa, ban ngày mỗi khi về muộn bữa, tôi thường đi qua cái ngõ hẻm ấy để về nhà bằng lối cửa sau, vì đó là lối đi tắt. nhưng đem đến, ngõ hẻm là của Rây-chơn; và ban đêm, tôi không bao giờ theo đường ấy về nhà, vì sợ nhỡ ra trông thấy nàng hoặc nghe thấy điều gì đó về nàng. Tôi đã hứa với nàng từ buổi đàư gặp gỡ là không bao giờ đi theo nàng để tìm nơi nàng ở, hoặc tìm ra tên thật của nàng. Lời hứa ấy, tôi giữ đến cùng.
Tôi đoán Rây-chơn và gia đình nàng rất nghèo, vì suốt gần một năm trời nàng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo. Đó là bộ quần áo vải màu xanh đã bạc màu, cũ kĩ. Tôi chưa hề thấy nó bị dây bẩn bao giờ. Tôi chắc ngày nào nàng cũng giặt. Bộ quần áo ấy được mạng vá nhiều lần, cẩn thận và khéo léo; mỗi buổi đến gặp nàng, tôi đều cảm thấy lo lắng là bộ quần áo chẳng còn mặc được bao lâu nữa. Tôi muốn dùng mấy đô-la dành dụm ở ngân hàng để mua tặng nàng một bộ nhưng tôi cũng ngại. Tôi biết chắc là nàng không đời nào cho phép tôi biếu nàng số tiền ấy và tôi không biết chúng tôi sẽ làm thế nào khi bộ quần áo rách hẳn. Tôi tin chắc rằng đó là lúc tôi sẽ không còn được gặp nàng nữa. nàng. Nàng phải hết sức giữ gìn bộ quần áo và rất cẩn thận khi giặt hàng ngày mới có thể giữ cho nó còn được nghuyên vẹn như thế.
Có một lần, Rây-chơn đi tất lụa đen. Từ tối đầu tiên nàng bước vào đường phố rực rỡ ánh đèn với đôi tất sợi trắng, suốt một năm trời nàng chưa chưa hề mang đôi tất nào khác. Thế rồi một buổi tối, nàng đi đôi tất lụa đen.
Tối hôm sau, tôi mong thấy nàng lại đi đôi tất ấy nhưng khi nàng bước ra khỏi ngõ hẻm tôi lại thấy nàng vẫn mang đôi tất sợi trắng. Tôi không hỏi nàng vì kinh nghiệm dạy tôi không bao giừo nói một điều gì làm tôn thương đến tình cảm của nàng; nhưng tôi không thể hiểu được tại sao nàng chỉ mang đôi tất lụa đen ấy có một lần thôi. Nếu tôi hỏi, biết đâu nàng sẽ cười, chạm cánh tay tôi như nàng thường làm khi chúng tôi ở bên nhau và nói cho tôi nghe. Nhưng tôi ngại không dám hỏi có bao nhiêu cách có thể làm cho nàng khổ tâm và cảm thấy bị tổn thương.
Mỗi buổi tối, khi nàng bước ra khỏi ngõ hẻm tối đen, thì tôi lại gặp nàng, và chúng tôi cùng đi trên con đường rực rỡ ánh đèn đến hiệu giải khát ở góc phố. Đối diện với hiệu giải khát là rạp chiếu bóng. Mỗi buổi tối, nếu không vào hiệu giải khát thì chúng tôi vào rạp chiếu bóng. Tôi muốn đưa nàng vào cả hai nơi nhưng tôi chưa bao giờ kiếm đủ tiền để vào cả hai trong cùng một buổi tối. Với 20 xu tiền công đưa báo buổi chiều trên một con đường nhà cửa san sát, làm sao có thể đủ để vừa mua kem ở hiệu giải khát vừa mua vé xem xi-nê được. Chúng tôi đành phải chọn một trong hai thứ.
Lúc đứng ở cái góc đối diện hiệu giải khát và hiệu chiếu bóng, chưa bao giờ chúng tôi quyết định được ngay là nên xem chiếu bóng hay nên ăn kem. Những giây phút vui sướng ở góc phố ấy, đối với tôi, cũng thú vị như mọi việc chúng tôi đã làm. Rây-chơn luôn buộc tôi phải nói với nàng tôi thích vào đâu hơn, trước khi nàng bộc lộ ý mình. Và tất nhiên tôi mong ước làm sao cho nàng vừa lòng nhất.
- Anh sẽ không nhích một bước về bất cứ phía nào cho đến khi em bảo anh là em thích vào đâu hơn.- Tôi thường nói với nàng thế, - Đối với anh, việc đó không thành vấn đề, bởi vì được ở bên em là tất cả những điều anh hằng mong ước.
- Anh Phơ-reng ạ, thế thì để em mói là ta nên đi đâu nhé, - nàng vừa nói vừa chạm cánh tay tôi, rồi vờ như đùa bỡn – anh vào hiệu giải khát còn em vào rạp chiếu bóng.
Đó là cách Rây-chơn nói cho tôi biết nàng thích vào đâu hơn. Nhưng khi nàng ngợi ý tôi vào rạp chiếu bóng, còn để nàng vào hiệu giải khát thì tôi biết tôi ấy nàng thích món kem hơn. Thú vui xem xi-nê kéo dài được gần 2 giờ còn ăn kem thì chẳng bao giờ kéo dải được quá nửa giờ, do đó, trừ hai ba buổi, còn tất cả các buổi tối trong tuần chúng tôi đều vào rạp chiếu bóng ở bên kia đường phố.
Đó là nơi tôi luôn mong được đến, vì trong bóng tối lờ mờ, chúng tôi ngồi sát bên nhau và tôi nắm tay nàng. Và nếu trong rạp không đông người, chúng tôi bao giờ cũng tìn hai chỗ gần hàng ghế cuối ở một trong hai góc, và ở đó tôi hôn nàng, khi chúng tôi chắc chắn không có ai nhìn hai đứa chúng tôi.
Sau khi tan xi-nê, chúng tôi ra ngoài đường phố sáng và thong thả bước về phía cái máy nước sơn màu xanh đỏ ở giữa dãy nhà đằng kia. Chúng tôi dừng lại một lát ở đầu ngõ hẻm. Trong khi đi chầm chậm về phía ngõ tối đó, nếu trên đường phố không có ai khác, bao giờ tôi cũng choàng tay ôm ngang lưng Rây-chơn. Chúng tôi không nói gì, tôi ôm chặt Rây-chơn hơn, còn nàng siết chặt mấy ngón tay tôi. Cuối cùng, sau khi kéo dài thời gian ra về của nàng đến lúc không thể nấn ná thêm được nữa, chúng tôi bước mấy bước khuất vào trong bóng tối của ngõ hẻm và đứng ôm nhau. Lần đầu tiên trong tối đó, Rây-chơn hôn tôi, và tôi hôn lại nàng; rồi chúng tôi chia tay, vẫn không sai nói gì cả.
Lúc nàng sắp biến vào bóng đen của ngõ hẻm, tôi chạy theo, nắm lấy tay nàng:
- Anh yêu em, Rây-chơn ạ, - tôi nói với nàng thế, và khi nàng kéo tay tôi về, tôi nắm chặt hơn ngón tay nàng.
- Em cũng yêu anh, anh Phơ-ren ạ - nàng nói và quay người chạy vào trong ngõ.
Sau khi đợi một lát, lắng nghe cho đến lúc không còn tiếng chân nàng bước nữa, tôi mới quay lại và bước chầm chậm ngược đường phố về nhà. Nhà tôi ở cách một dãy nhà: một nửa dãy nhà gối đầu vào góc phố này, một nửa ở bên kia. Về đến buồng mình, tôi đến bên cửa sổ, đứng nhìn vào đêm tối, lắng nghe tiếng chân nàng. Cửa sổ buồng tôi trông ra cái ngõ hẻm nằm sau ngôi nhà, những ngọn đèn ngoài phố toả ánh sáng mờ mờ trên nóc các ngôi nhà, nhưng tôi không bao giờ có thể nhìn thấy phía dưới nằm trong bóng tối ngõ hẻm. Sau khi đứng bên cửa sổ hơn một tiếng đồng hồ, tôi mới thay quần áo đi ngủ. Nhiều lần tôi tưởng như nghe thấy tiếng nàng ở đâu đây trong bóng tối, nhưng sau khi nhảy khỏi giường và đến bên cửa sổ lắng tai, chăm chú một lúc lâu, tôi mới biết đó là một âm thanh khác.
Gần cuối mùa hè, tôi nhận được 5 đô-la là quà sinh nhật của một người cô gửi cho tôi. Ngay sau khi lúc nhận được tiền, tôi liền phác thảo một kế hoạch cho Rây–chơn và tôi. Tối hôm đó, tôi muốn làm cho nàng ngạc nhiên với món tiền này, rồi đưa nàng đi tàu điện đến khu trung tâm thành phố, trước tiên , chúng tôi sẽ vào một hiệu ăn, rồi sau đó vào một rạp hát lớn. Chúng tôi chưa bao giờ cùng nhau đến khu trung tâm, đây là lần đầu tiên, một lúc tôi có trong tay món tiền quá 50 xu. Chiều hôm đó, sau khi đưa báo xong, tôi chạy ngay về nhà, và bắt đầu nghĩ đến kế hoạch dự định cho buổi tối.
Trước khi trời tối, tôi đã từ phòng mình đi xuống thang gác, ra cổng trước, đợi đến giờ đi gặp Rây-chơn. Tôi ngồi trên bậc thềm, quên bẵng cả việc báo cho mẹ tôi biết là tôi sẽ đi chơi ở khu trung tâm. Mẹ tôi không bao giờ cho phép tôi đi xa nhà như thế, nếu như không nói trước là đi đâu, đi với ai và đến bao giờ thì về.
Tôi ngồi ở bậc thềm được gần một tiếng đồng hồ thì chị tôi ra cửa gọi tôi. Chị Nen-xi bảo tôi:
- Em có việc phải làm đấy, Phơ-reng. Trước khi đi chơi, mẹ bảo em vào bếp đã. Em đừng quên mà đi mất nhé.
Tôi đáp là sẽ vào ngay. Nhưng mải tưởng tượng Rây-chơn sẽ ngạc nhiên như thế nào, tôi quên mất có công việc đang chờ tôi ở trong bếp đã gần nửa giờ đồng hồ rồi. Lúc ấy đã đến sát giờ gặp Rây-chơn ở cái máy nước, tôi đứng phắt lên, chạy vào bếp để làm thật gấp cho xong việc.
Khi tôi vào đến bếp, chị Nen-xi đưa cho tôi một hộp trong nhỏ, bảo tôi mở ra, đem bột rắc vào trong thùng rác. Tôi đã từng nghe mẹ tôi nói về chuyện chuột chui vào thùng rác như thế nào nên tôi cầm cái hộp chạy ra cổng sau, không đứng lại nói về chuyện đó. Vừa rắc bột vào đống thức ăn thừa xong, tôi liền chạy ngay vào nhà, tìm mũ, rồi lao ra phố. Tôi bực chị tôi đã làm tôi trễ giờ gặp Rây-chơn, mặc dù lỗi là ở tôi, vì tôi có thể làm xong việc đó sớm hơn. Thế nhưng tôi tin chắc rằng thế nào Rây-chơn cũng đợi tôi, dù tôi có chậm ít phút. Tôi không thể tin được là nàng đã đến chỗ máy nước mà lại bỏ đi ngay.
Tôi chạy được gần hai chục bước thì nghe thấy tiếng mẹ tôi gọi. Tôi nói với lại:
- Con đi xem xi-nê đây, mẹ ạ. Con sẽ về sớm thôi.
Mẹ tôi đáp:
-Được thôi, Phơ-reng ạ. Mẹ chỉ sợ con đi vào khu trung tâm hoặc nơi nào xa như thế thôi. Cố mà về sớm nhé.
Tôi chạy vài bước, rồi dừng lại. Tôi rất lo mẹ tôi bắt ở nhà, nếu tôi nói là đi vào khu trung tâm, nên hết sức phân vân không biết làm thế nào. Tôi chưa bao giờ nói dối mẹ và kúc này tôi không tài nào buộc mình phải làm điều ấy. Tôi nhìn lại, thấy mẹ tôi đang đứng trên bậc thềm nhìn tôi, tôi nói:
- Mẹ ơi, con đi đến khu trung tâm đây, nhưng con sẽ về sớm.
Trước khi mẹ tôi kịp gọi tôi lại, tôi đã cố hết sức chạy thật nhanh, vòng qua góc phố, rồi lao đến chỗ cái máy nước ở đầu ngõ hẻm. Gần đến cái máy nước, chẳng thấy Rây-chơn đâu, tôi mới dừng lại thở hổn hển một lúc.
Nàng kia rồi, đang đứng đợi tôi bên cạnh hàng rào. Nàng nói là chỉ vừa mới đến trước đó một giây thôi. Chúng tôi đi về phía góc phố, nơi có hiệu giải khát, tôi lấy tiền từ túi đựng đồng hồ ra, chìa cho nàng xem. Nàng còn vui sướng hơn cả lúc tôi thấy món tiền này lần đầu tiên. Nàng ngắm nghía món tiền một lúc, rồi mân mê nó trong lòng bàn tay. Tôi bảo cho nàng biết những dự định của tôi cho tối hôm ấy.
Nghe thấy tiếng tàu điện đang đến, chúng tôi chạy lại góc phố, vừa kịp lên tàu. Tàu chạy vào khu trung tâm rất nhanh, tuy vậy nhưng chúng tôi cũng mất gần nửa giờ mới tới nới. Chúng tôi xuống tàu ở gần nơi có nhiều rạp hát.
Tôi định trước tiên sẽ vào một quán ăn nhỏ, sau đó sẽ đi xem biểu diễn. Ngay lúc đi ngang qua hiệu giải khát, Rây-chơn nắm lấy cánh tay tôi nói:
- Anh Phơ-reng ạ, em khát ghê lắm anh ạ. Anh đưa em vào hiệu giải khát và lấy cho em một cốc nước được không anh?
Tôi đáp:
- Nếu em cần phải uống ngay bây giờ thì anh sẽ đưa em vào hiệu giải khát, nhưng em không thể chờ thêm được một vào phút nữa sao? Cách đây vài nhà có một hiệu ăn, đến đó chúng ta sẽ uống nước trong khi chờ người ta dọn thức ăn. Nếu để mất nhiều thời giờ, chúng ta sẽ không xem được trọn vẹn buổi phim.
- Em không thể chờ được nữa, anh Phơ-reng ạ, - nàng vừa nói vừa víu - chặt cánh tay tôi. – Anh làm ơn, làm ơn lấy cho em một cốc nước. Nhanh lên anh!
Chúng tôi vào hiệu thuốc, đứng trước vòi bán xô-đa. Tôi bảo cho một cốc nước. Rây-chơn đứng đợi sát bên cạnh tôi và nắm cánh tay tôi mỗi lúc một chặt hơn.
Trước mặt chúng tôi, trên bức tường là một tấm gương lớn. Tôi thấy hình chúng tôi in rõ trong gương, nhưng trong hình bóng của chúng tôi, đặc biệt là của Rây-chơn, có một vẻ mà từ trước tôi chưa bao giờ chú ý đến. Đúng là chúng tôi chưa hề có lần nào đứng trước một tấm gương lớn, bây giờ tôi mới nhìn thấy. Sắc đẹp của Rây-chơn phải có một tấm gương lớn mới bộc lộ hết được. Đường cong của đôi má và đôi môi vẫn tuyệt đẹp. Vẻ yêu kiều cân đối của cổ và cánh tay nàng vẫn là vẻ đẹp tôi dã tôn thờ, nhưng bây giờ trong tấm gương trước mặt chúng tôi lần đầu tiên tôi mới thấy vẻ quyến rũ mới lạ, chưa hề lộ ra.
- Nhanh lên, anh Phơ-reng ơi, - Rây-chơn kêu lên, víu chặt lấy cánh tay tôi một cách tuyệt vọng - nước, anh ơi !
Tôi gọi người bán hàng lần nữa, nhưng không nhìn anh ta, bởi vì tôi không muốn rời khỏi cái sắc đẹp như thế ở một người thiếu nữ. Tấm gương như một tia chớp xuyên qua căn phòng tối để lộ ra trong một thoáng cái duyên dáng mà trong suốt thời gian gần gũi nàng tôi không phát hiện ra và chưa nhìn thấy. Thật không thể tin được rằng một người đàn bà, rằng Rây-chơn lại có thể có được cái sắc đẹp mới lạ và có lẽ là có một không hai như thế.
Nàng lại víu chặt cánh tay tôi, làm những ý nghĩ của tôi tan vỡ như người ta vừa đập một tấm gương. người bán hàng rót đầy cốc nước và đưa cho nàng, nhưng cốc nước chưa đến tay, nàng đã với tay ra, giật lấy. người bán hàng cũng như tôi đều rất ngạc nhiên. Từ trước đến nay, Rây-chơn chưa bao giờ xử sự như thế. Mọi điều nàng làm trước đây đều rất hoàn mỹ.
_________________
Nàng nắm chặt như muốn bóp vỡ cốc nước và uống một hơi. Rồi nàng trả vội cái cốc cho người bán hàng, một tay giữ lấy cổ họng và gào lấy nước nữa. Trước khi người bán hàng rót dầy cốc nước, nàng lại gào lên to hơn trước. Khách đi đường dừng lại và chạy vào xem việc gì đang xảy ra. Những người khác trong cửa hiệu cũng chạy xô về phía chúng tôi, chăm chú nhìn Rây-chơn.
- Em làm sao thế, Rây-chơn? – Tôi khẩn khoản kỏi, nắm lấy hai cổ tay nàng và lắc mạnh – Em Rây-chơn, em làm sao thế?
Rây-chơn quay lại nhìn tôi. Mắt nàng đã đảo ngược, đôi môi sưng vù và bầm đen. Nét mặt nàng trông thật khủng khiếp.
Một người pha chế thuốc chạy lại chỗ chúng tôi. Anh ta thoáng nhìn Rây-chơn rồi chạy về phía sau cửa hiệu. Lúc đó Rây-chơn ngã sấp vào cái vói nước ngọt bằng đá cẩm thạch. Tôi đỡ lấy nàng, giữ cho nàng khỏi ngã xuống đất.
Người pha chế thuốc quay trở lại, mang theo một thứ nước quánh trắng như sữa. Anh ta đặt cái cốc vào môi nàng và cố đổ thứ nước đó vào trong cổ họng nàng. Anh ta nói:
- Tôi e rằng đã quá chậm. Nếu chúng tôi biết sớm độ 10 phút thì có thể cứu được cô ấy.
- Quá chậm? – Tôi hỏi. – Quá chậm cái gì? Cô ấy làm sao thế?
- Cô ấy bị ngộ độc. Theo tôi thì hình như đó là thuốc diệt chuột. Chắc vậy, nhưng cũng có thể là loại thuốc độc khác.
Tôi không thể tin bất kì điều gì anh ta đang nói và cũng không thể tin được điều tôi thấy là sự thực.
Thuốc giải độc không có tác dụng gì với Rây-chơn. Nàng nằm đờ trong cánh tay tôi, mặt mỗi lúc một méo mó và đen xạm hơn. – Nhanh lên, đem vào phía sau! - Người pha chế thuốc nói, lay tôi.
Chúng tôi cùng nâng nàng lên và nhanh chóng đưa nàng về phía sau cửa hiệu. Người pha chế thuốc với lấy một cái bơm hút và cố ấn vào cổ họng nàng. Ngay lúc anh ta định cho cái bơm chạy, thì một người thầy thuốc chạy đến len vào giữa chúng tôi và nhanh chóng khám cho Rây-chơn. Một lát sau, ông ta đứng lên rồi ra hiệu cho tôi và người pha chế thuốc đứng sang một bên. Ông ta nói:
- Giờ thì muộn quá rồi. Trước đay nửa giờ, chúng tôi còn có thể cứu được cô ấy, nhưng lúc này tim đã không còn hoạt động và hơi thở đã ngừng lại rồi. Chắc chắn cô ấy đã nuốt phải cả một hộp thuốc độc; tôi nghĩ là thuốc diệt chuột. Thuốc đã ngấm vào máu, vào tim.
Người pha chế thuốc ấn vòi bơm vào cổ họng nàng và bắt đầu cho bơm hoạt động. Người thầy thuốc vẫn đứng bên chúng tôi chỉ bảo, nhưng luôn lắc đầu. Chúng tôi cố đổ chất kích thích vào cổ họng nàng và cố sức làm cho nàng sống lại bằng phương pháp hô hấp nhân tạo. Suốt thời gian đó, người thấy thuốc đứng sau chúng tôi luôn miệng nói:
- Thôi, thôi. Vô ích thôi. Giờ thì đã quá muộn rồi. Cô ấy không bao giờ sống lại nữa. Trong người cô ấy có một liều thuốc diệt chuột đủ giết chết được 10 người.
Một lát sau, xe cứu thương đến mang nàng đi. Tôi không biết người ta mang nàng đi đâu và tôi cũng không cố tìm biết. Tôi ngồi trong căn buồng nhỏ có vách ngăn màu nâu xung quanh đầy những chai lọ dán nhãn hiệu trắng; tôi đưa mắt nhìn người pha chế thuốc, người đã cố sức cứu nàng.
Cuối cùng khi tôi đứng dậy bỏ đi thì hiệu giải khát không còn ai nữa, trừ một người bán hàng đang nhìn tôi hờ hững. Đường phố cũng không còn ai, ngoài mấy người lái xe tắc-xi đang nhìn theo con đường tôi đi.
Trong lòng đau khổ, tôi bước về nhà qua những phố vắng. Đường vắng ngắt, mắt mờ lệ, tôi không còn thấy con đường tôi đang đi nữa. Tôi không thấy những chỗ sáng, chỗ tối trên đường, nhưng đau xót thay, tôi có thể thấy rõ mồn một hình ảnh của Rây-chơn trong một tấm gương lớn đang cúi xuống thùng rác đựng thức ăn thừa của nhà tôi, trong khi đó hính sắc tuyệt đẹp của nàng trong gương rực cháy trong tâm hồn và trái tim tôi.
Erskine Caldwell
Rây-chơn không bao giờ cho tôi biết chỗ ở của nàng và cũng không bao giờ bằng lòng để tôi đưa nàng về nhà. Nơi đầu ngõ hẻm cạnh máy nước là cái cửa để nàng bước ra vào lúc tám giờ và cũng là cái cửa đóng lại khi nàng trở về lúc 10 giờ. Những lúc tôi muốn đưa nàng về nhà, nàng đều khẩn khoản nói với tôi rằng bố nàng không cho phép nàng giao thiệp với bọn con trai, rằng nếu thấy chúng tôi đi với nhau, ông sẽ đánh đạp nàng không thương tiếc, hoặc sẽ đuổi nàng ra khỏi nhà. Vì thế tôi đành giữ lời hứa và chưa lúc nào đi cùng nàng qua lối ra vào ở đầu ngõ cả.
- Anh Phe-reng ạ, buổi tối em xẽ thường xuyên lại đây gặp anh, - nàng nói với tôi, rồi vội vã thêm - chừng nào anh còn muốn em đến. Nhưng anh phải giữ lời hứa là không bao giờ được tìm chỗ em ở, hoặc đưa em về nhà đấy.
Tôi hứa đi, hứa lại với nàng.
- Có lẽ một ngày nào đó, anh có thể đến thăm em được – nàng thì thầm và chạm cánh tay tôi – nhưng bây giờ thì chưa được. Anh không bao giờ được đi quá cái máy nước đấy. Bao giờ em bảo được hẵng đi nhé!
Hầu như cứ mỗi lần gặp Rây- chơn, tôi đều nghe nàng giao hẹn như thế, tựa như nàng muốn tôi nhận thấy có một mối nguy hiểm nào đó núp trong bóng đen của ngõ hẻm ấy. Tôi biết là không có một mối nguy hiểm về thể xác nào cả, bởi vì nhà của chúng tôi ở góc phố đó, và tôi quen biết hết thảy hàng xóm láng giềng. Hơn nữa, ban ngày mỗi khi về muộn bữa, tôi thường đi qua cái ngõ hẻm ấy để về nhà bằng lối cửa sau, vì đó là lối đi tắt. nhưng đem đến, ngõ hẻm là của Rây-chơn; và ban đêm, tôi không bao giờ theo đường ấy về nhà, vì sợ nhỡ ra trông thấy nàng hoặc nghe thấy điều gì đó về nàng. Tôi đã hứa với nàng từ buổi đàư gặp gỡ là không bao giờ đi theo nàng để tìm nơi nàng ở, hoặc tìm ra tên thật của nàng. Lời hứa ấy, tôi giữ đến cùng.
Tôi đoán Rây-chơn và gia đình nàng rất nghèo, vì suốt gần một năm trời nàng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo. Đó là bộ quần áo vải màu xanh đã bạc màu, cũ kĩ. Tôi chưa hề thấy nó bị dây bẩn bao giờ. Tôi chắc ngày nào nàng cũng giặt. Bộ quần áo ấy được mạng vá nhiều lần, cẩn thận và khéo léo; mỗi buổi đến gặp nàng, tôi đều cảm thấy lo lắng là bộ quần áo chẳng còn mặc được bao lâu nữa. Tôi muốn dùng mấy đô-la dành dụm ở ngân hàng để mua tặng nàng một bộ nhưng tôi cũng ngại. Tôi biết chắc là nàng không đời nào cho phép tôi biếu nàng số tiền ấy và tôi không biết chúng tôi sẽ làm thế nào khi bộ quần áo rách hẳn. Tôi tin chắc rằng đó là lúc tôi sẽ không còn được gặp nàng nữa. nàng. Nàng phải hết sức giữ gìn bộ quần áo và rất cẩn thận khi giặt hàng ngày mới có thể giữ cho nó còn được nghuyên vẹn như thế.
Có một lần, Rây-chơn đi tất lụa đen. Từ tối đầu tiên nàng bước vào đường phố rực rỡ ánh đèn với đôi tất sợi trắng, suốt một năm trời nàng chưa chưa hề mang đôi tất nào khác. Thế rồi một buổi tối, nàng đi đôi tất lụa đen.
Tối hôm sau, tôi mong thấy nàng lại đi đôi tất ấy nhưng khi nàng bước ra khỏi ngõ hẻm tôi lại thấy nàng vẫn mang đôi tất sợi trắng. Tôi không hỏi nàng vì kinh nghiệm dạy tôi không bao giừo nói một điều gì làm tôn thương đến tình cảm của nàng; nhưng tôi không thể hiểu được tại sao nàng chỉ mang đôi tất lụa đen ấy có một lần thôi. Nếu tôi hỏi, biết đâu nàng sẽ cười, chạm cánh tay tôi như nàng thường làm khi chúng tôi ở bên nhau và nói cho tôi nghe. Nhưng tôi ngại không dám hỏi có bao nhiêu cách có thể làm cho nàng khổ tâm và cảm thấy bị tổn thương.
Mỗi buổi tối, khi nàng bước ra khỏi ngõ hẻm tối đen, thì tôi lại gặp nàng, và chúng tôi cùng đi trên con đường rực rỡ ánh đèn đến hiệu giải khát ở góc phố. Đối diện với hiệu giải khát là rạp chiếu bóng. Mỗi buổi tối, nếu không vào hiệu giải khát thì chúng tôi vào rạp chiếu bóng. Tôi muốn đưa nàng vào cả hai nơi nhưng tôi chưa bao giờ kiếm đủ tiền để vào cả hai trong cùng một buổi tối. Với 20 xu tiền công đưa báo buổi chiều trên một con đường nhà cửa san sát, làm sao có thể đủ để vừa mua kem ở hiệu giải khát vừa mua vé xem xi-nê được. Chúng tôi đành phải chọn một trong hai thứ.
Lúc đứng ở cái góc đối diện hiệu giải khát và hiệu chiếu bóng, chưa bao giờ chúng tôi quyết định được ngay là nên xem chiếu bóng hay nên ăn kem. Những giây phút vui sướng ở góc phố ấy, đối với tôi, cũng thú vị như mọi việc chúng tôi đã làm. Rây-chơn luôn buộc tôi phải nói với nàng tôi thích vào đâu hơn, trước khi nàng bộc lộ ý mình. Và tất nhiên tôi mong ước làm sao cho nàng vừa lòng nhất.
- Anh sẽ không nhích một bước về bất cứ phía nào cho đến khi em bảo anh là em thích vào đâu hơn.- Tôi thường nói với nàng thế, - Đối với anh, việc đó không thành vấn đề, bởi vì được ở bên em là tất cả những điều anh hằng mong ước.
- Anh Phơ-reng ạ, thế thì để em mói là ta nên đi đâu nhé, - nàng vừa nói vừa chạm cánh tay tôi, rồi vờ như đùa bỡn – anh vào hiệu giải khát còn em vào rạp chiếu bóng.
Đó là cách Rây-chơn nói cho tôi biết nàng thích vào đâu hơn. Nhưng khi nàng ngợi ý tôi vào rạp chiếu bóng, còn để nàng vào hiệu giải khát thì tôi biết tôi ấy nàng thích món kem hơn. Thú vui xem xi-nê kéo dài được gần 2 giờ còn ăn kem thì chẳng bao giờ kéo dải được quá nửa giờ, do đó, trừ hai ba buổi, còn tất cả các buổi tối trong tuần chúng tôi đều vào rạp chiếu bóng ở bên kia đường phố.
Đó là nơi tôi luôn mong được đến, vì trong bóng tối lờ mờ, chúng tôi ngồi sát bên nhau và tôi nắm tay nàng. Và nếu trong rạp không đông người, chúng tôi bao giờ cũng tìn hai chỗ gần hàng ghế cuối ở một trong hai góc, và ở đó tôi hôn nàng, khi chúng tôi chắc chắn không có ai nhìn hai đứa chúng tôi.
Sau khi tan xi-nê, chúng tôi ra ngoài đường phố sáng và thong thả bước về phía cái máy nước sơn màu xanh đỏ ở giữa dãy nhà đằng kia. Chúng tôi dừng lại một lát ở đầu ngõ hẻm. Trong khi đi chầm chậm về phía ngõ tối đó, nếu trên đường phố không có ai khác, bao giờ tôi cũng choàng tay ôm ngang lưng Rây-chơn. Chúng tôi không nói gì, tôi ôm chặt Rây-chơn hơn, còn nàng siết chặt mấy ngón tay tôi. Cuối cùng, sau khi kéo dài thời gian ra về của nàng đến lúc không thể nấn ná thêm được nữa, chúng tôi bước mấy bước khuất vào trong bóng tối của ngõ hẻm và đứng ôm nhau. Lần đầu tiên trong tối đó, Rây-chơn hôn tôi, và tôi hôn lại nàng; rồi chúng tôi chia tay, vẫn không sai nói gì cả.
Lúc nàng sắp biến vào bóng đen của ngõ hẻm, tôi chạy theo, nắm lấy tay nàng:
- Anh yêu em, Rây-chơn ạ, - tôi nói với nàng thế, và khi nàng kéo tay tôi về, tôi nắm chặt hơn ngón tay nàng.
- Em cũng yêu anh, anh Phơ-ren ạ - nàng nói và quay người chạy vào trong ngõ.
Sau khi đợi một lát, lắng nghe cho đến lúc không còn tiếng chân nàng bước nữa, tôi mới quay lại và bước chầm chậm ngược đường phố về nhà. Nhà tôi ở cách một dãy nhà: một nửa dãy nhà gối đầu vào góc phố này, một nửa ở bên kia. Về đến buồng mình, tôi đến bên cửa sổ, đứng nhìn vào đêm tối, lắng nghe tiếng chân nàng. Cửa sổ buồng tôi trông ra cái ngõ hẻm nằm sau ngôi nhà, những ngọn đèn ngoài phố toả ánh sáng mờ mờ trên nóc các ngôi nhà, nhưng tôi không bao giờ có thể nhìn thấy phía dưới nằm trong bóng tối ngõ hẻm. Sau khi đứng bên cửa sổ hơn một tiếng đồng hồ, tôi mới thay quần áo đi ngủ. Nhiều lần tôi tưởng như nghe thấy tiếng nàng ở đâu đây trong bóng tối, nhưng sau khi nhảy khỏi giường và đến bên cửa sổ lắng tai, chăm chú một lúc lâu, tôi mới biết đó là một âm thanh khác.
Gần cuối mùa hè, tôi nhận được 5 đô-la là quà sinh nhật của một người cô gửi cho tôi. Ngay sau khi lúc nhận được tiền, tôi liền phác thảo một kế hoạch cho Rây–chơn và tôi. Tối hôm đó, tôi muốn làm cho nàng ngạc nhiên với món tiền này, rồi đưa nàng đi tàu điện đến khu trung tâm thành phố, trước tiên , chúng tôi sẽ vào một hiệu ăn, rồi sau đó vào một rạp hát lớn. Chúng tôi chưa bao giờ cùng nhau đến khu trung tâm, đây là lần đầu tiên, một lúc tôi có trong tay món tiền quá 50 xu. Chiều hôm đó, sau khi đưa báo xong, tôi chạy ngay về nhà, và bắt đầu nghĩ đến kế hoạch dự định cho buổi tối.
Trước khi trời tối, tôi đã từ phòng mình đi xuống thang gác, ra cổng trước, đợi đến giờ đi gặp Rây-chơn. Tôi ngồi trên bậc thềm, quên bẵng cả việc báo cho mẹ tôi biết là tôi sẽ đi chơi ở khu trung tâm. Mẹ tôi không bao giờ cho phép tôi đi xa nhà như thế, nếu như không nói trước là đi đâu, đi với ai và đến bao giờ thì về.
Tôi ngồi ở bậc thềm được gần một tiếng đồng hồ thì chị tôi ra cửa gọi tôi. Chị Nen-xi bảo tôi:
- Em có việc phải làm đấy, Phơ-reng. Trước khi đi chơi, mẹ bảo em vào bếp đã. Em đừng quên mà đi mất nhé.
Tôi đáp là sẽ vào ngay. Nhưng mải tưởng tượng Rây-chơn sẽ ngạc nhiên như thế nào, tôi quên mất có công việc đang chờ tôi ở trong bếp đã gần nửa giờ đồng hồ rồi. Lúc ấy đã đến sát giờ gặp Rây-chơn ở cái máy nước, tôi đứng phắt lên, chạy vào bếp để làm thật gấp cho xong việc.
Khi tôi vào đến bếp, chị Nen-xi đưa cho tôi một hộp trong nhỏ, bảo tôi mở ra, đem bột rắc vào trong thùng rác. Tôi đã từng nghe mẹ tôi nói về chuyện chuột chui vào thùng rác như thế nào nên tôi cầm cái hộp chạy ra cổng sau, không đứng lại nói về chuyện đó. Vừa rắc bột vào đống thức ăn thừa xong, tôi liền chạy ngay vào nhà, tìm mũ, rồi lao ra phố. Tôi bực chị tôi đã làm tôi trễ giờ gặp Rây-chơn, mặc dù lỗi là ở tôi, vì tôi có thể làm xong việc đó sớm hơn. Thế nhưng tôi tin chắc rằng thế nào Rây-chơn cũng đợi tôi, dù tôi có chậm ít phút. Tôi không thể tin được là nàng đã đến chỗ máy nước mà lại bỏ đi ngay.
Tôi chạy được gần hai chục bước thì nghe thấy tiếng mẹ tôi gọi. Tôi nói với lại:
- Con đi xem xi-nê đây, mẹ ạ. Con sẽ về sớm thôi.
Mẹ tôi đáp:
-Được thôi, Phơ-reng ạ. Mẹ chỉ sợ con đi vào khu trung tâm hoặc nơi nào xa như thế thôi. Cố mà về sớm nhé.
Tôi chạy vài bước, rồi dừng lại. Tôi rất lo mẹ tôi bắt ở nhà, nếu tôi nói là đi vào khu trung tâm, nên hết sức phân vân không biết làm thế nào. Tôi chưa bao giờ nói dối mẹ và kúc này tôi không tài nào buộc mình phải làm điều ấy. Tôi nhìn lại, thấy mẹ tôi đang đứng trên bậc thềm nhìn tôi, tôi nói:
- Mẹ ơi, con đi đến khu trung tâm đây, nhưng con sẽ về sớm.
Trước khi mẹ tôi kịp gọi tôi lại, tôi đã cố hết sức chạy thật nhanh, vòng qua góc phố, rồi lao đến chỗ cái máy nước ở đầu ngõ hẻm. Gần đến cái máy nước, chẳng thấy Rây-chơn đâu, tôi mới dừng lại thở hổn hển một lúc.
Nàng kia rồi, đang đứng đợi tôi bên cạnh hàng rào. Nàng nói là chỉ vừa mới đến trước đó một giây thôi. Chúng tôi đi về phía góc phố, nơi có hiệu giải khát, tôi lấy tiền từ túi đựng đồng hồ ra, chìa cho nàng xem. Nàng còn vui sướng hơn cả lúc tôi thấy món tiền này lần đầu tiên. Nàng ngắm nghía món tiền một lúc, rồi mân mê nó trong lòng bàn tay. Tôi bảo cho nàng biết những dự định của tôi cho tối hôm ấy.
Nghe thấy tiếng tàu điện đang đến, chúng tôi chạy lại góc phố, vừa kịp lên tàu. Tàu chạy vào khu trung tâm rất nhanh, tuy vậy nhưng chúng tôi cũng mất gần nửa giờ mới tới nới. Chúng tôi xuống tàu ở gần nơi có nhiều rạp hát.
Tôi định trước tiên sẽ vào một quán ăn nhỏ, sau đó sẽ đi xem biểu diễn. Ngay lúc đi ngang qua hiệu giải khát, Rây-chơn nắm lấy cánh tay tôi nói:
- Anh Phơ-reng ạ, em khát ghê lắm anh ạ. Anh đưa em vào hiệu giải khát và lấy cho em một cốc nước được không anh?
Tôi đáp:
- Nếu em cần phải uống ngay bây giờ thì anh sẽ đưa em vào hiệu giải khát, nhưng em không thể chờ thêm được một vào phút nữa sao? Cách đây vài nhà có một hiệu ăn, đến đó chúng ta sẽ uống nước trong khi chờ người ta dọn thức ăn. Nếu để mất nhiều thời giờ, chúng ta sẽ không xem được trọn vẹn buổi phim.
- Em không thể chờ được nữa, anh Phơ-reng ạ, - nàng vừa nói vừa víu - chặt cánh tay tôi. – Anh làm ơn, làm ơn lấy cho em một cốc nước. Nhanh lên anh!
Chúng tôi vào hiệu thuốc, đứng trước vòi bán xô-đa. Tôi bảo cho một cốc nước. Rây-chơn đứng đợi sát bên cạnh tôi và nắm cánh tay tôi mỗi lúc một chặt hơn.
Trước mặt chúng tôi, trên bức tường là một tấm gương lớn. Tôi thấy hình chúng tôi in rõ trong gương, nhưng trong hình bóng của chúng tôi, đặc biệt là của Rây-chơn, có một vẻ mà từ trước tôi chưa bao giờ chú ý đến. Đúng là chúng tôi chưa hề có lần nào đứng trước một tấm gương lớn, bây giờ tôi mới nhìn thấy. Sắc đẹp của Rây-chơn phải có một tấm gương lớn mới bộc lộ hết được. Đường cong của đôi má và đôi môi vẫn tuyệt đẹp. Vẻ yêu kiều cân đối của cổ và cánh tay nàng vẫn là vẻ đẹp tôi dã tôn thờ, nhưng bây giờ trong tấm gương trước mặt chúng tôi lần đầu tiên tôi mới thấy vẻ quyến rũ mới lạ, chưa hề lộ ra.
- Nhanh lên, anh Phơ-reng ơi, - Rây-chơn kêu lên, víu chặt lấy cánh tay tôi một cách tuyệt vọng - nước, anh ơi !
Tôi gọi người bán hàng lần nữa, nhưng không nhìn anh ta, bởi vì tôi không muốn rời khỏi cái sắc đẹp như thế ở một người thiếu nữ. Tấm gương như một tia chớp xuyên qua căn phòng tối để lộ ra trong một thoáng cái duyên dáng mà trong suốt thời gian gần gũi nàng tôi không phát hiện ra và chưa nhìn thấy. Thật không thể tin được rằng một người đàn bà, rằng Rây-chơn lại có thể có được cái sắc đẹp mới lạ và có lẽ là có một không hai như thế.
Nàng lại víu chặt cánh tay tôi, làm những ý nghĩ của tôi tan vỡ như người ta vừa đập một tấm gương. người bán hàng rót đầy cốc nước và đưa cho nàng, nhưng cốc nước chưa đến tay, nàng đã với tay ra, giật lấy. người bán hàng cũng như tôi đều rất ngạc nhiên. Từ trước đến nay, Rây-chơn chưa bao giờ xử sự như thế. Mọi điều nàng làm trước đây đều rất hoàn mỹ.
_________________
Nàng nắm chặt như muốn bóp vỡ cốc nước và uống một hơi. Rồi nàng trả vội cái cốc cho người bán hàng, một tay giữ lấy cổ họng và gào lấy nước nữa. Trước khi người bán hàng rót dầy cốc nước, nàng lại gào lên to hơn trước. Khách đi đường dừng lại và chạy vào xem việc gì đang xảy ra. Những người khác trong cửa hiệu cũng chạy xô về phía chúng tôi, chăm chú nhìn Rây-chơn.
- Em làm sao thế, Rây-chơn? – Tôi khẩn khoản kỏi, nắm lấy hai cổ tay nàng và lắc mạnh – Em Rây-chơn, em làm sao thế?
Rây-chơn quay lại nhìn tôi. Mắt nàng đã đảo ngược, đôi môi sưng vù và bầm đen. Nét mặt nàng trông thật khủng khiếp.
Một người pha chế thuốc chạy lại chỗ chúng tôi. Anh ta thoáng nhìn Rây-chơn rồi chạy về phía sau cửa hiệu. Lúc đó Rây-chơn ngã sấp vào cái vói nước ngọt bằng đá cẩm thạch. Tôi đỡ lấy nàng, giữ cho nàng khỏi ngã xuống đất.
Người pha chế thuốc quay trở lại, mang theo một thứ nước quánh trắng như sữa. Anh ta đặt cái cốc vào môi nàng và cố đổ thứ nước đó vào trong cổ họng nàng. Anh ta nói:
- Tôi e rằng đã quá chậm. Nếu chúng tôi biết sớm độ 10 phút thì có thể cứu được cô ấy.
- Quá chậm? – Tôi hỏi. – Quá chậm cái gì? Cô ấy làm sao thế?
- Cô ấy bị ngộ độc. Theo tôi thì hình như đó là thuốc diệt chuột. Chắc vậy, nhưng cũng có thể là loại thuốc độc khác.
Tôi không thể tin bất kì điều gì anh ta đang nói và cũng không thể tin được điều tôi thấy là sự thực.
Thuốc giải độc không có tác dụng gì với Rây-chơn. Nàng nằm đờ trong cánh tay tôi, mặt mỗi lúc một méo mó và đen xạm hơn. – Nhanh lên, đem vào phía sau! - Người pha chế thuốc nói, lay tôi.
Chúng tôi cùng nâng nàng lên và nhanh chóng đưa nàng về phía sau cửa hiệu. Người pha chế thuốc với lấy một cái bơm hút và cố ấn vào cổ họng nàng. Ngay lúc anh ta định cho cái bơm chạy, thì một người thầy thuốc chạy đến len vào giữa chúng tôi và nhanh chóng khám cho Rây-chơn. Một lát sau, ông ta đứng lên rồi ra hiệu cho tôi và người pha chế thuốc đứng sang một bên. Ông ta nói:
- Giờ thì muộn quá rồi. Trước đay nửa giờ, chúng tôi còn có thể cứu được cô ấy, nhưng lúc này tim đã không còn hoạt động và hơi thở đã ngừng lại rồi. Chắc chắn cô ấy đã nuốt phải cả một hộp thuốc độc; tôi nghĩ là thuốc diệt chuột. Thuốc đã ngấm vào máu, vào tim.
Người pha chế thuốc ấn vòi bơm vào cổ họng nàng và bắt đầu cho bơm hoạt động. Người thầy thuốc vẫn đứng bên chúng tôi chỉ bảo, nhưng luôn lắc đầu. Chúng tôi cố đổ chất kích thích vào cổ họng nàng và cố sức làm cho nàng sống lại bằng phương pháp hô hấp nhân tạo. Suốt thời gian đó, người thấy thuốc đứng sau chúng tôi luôn miệng nói:
- Thôi, thôi. Vô ích thôi. Giờ thì đã quá muộn rồi. Cô ấy không bao giờ sống lại nữa. Trong người cô ấy có một liều thuốc diệt chuột đủ giết chết được 10 người.
Một lát sau, xe cứu thương đến mang nàng đi. Tôi không biết người ta mang nàng đi đâu và tôi cũng không cố tìm biết. Tôi ngồi trong căn buồng nhỏ có vách ngăn màu nâu xung quanh đầy những chai lọ dán nhãn hiệu trắng; tôi đưa mắt nhìn người pha chế thuốc, người đã cố sức cứu nàng.
Cuối cùng khi tôi đứng dậy bỏ đi thì hiệu giải khát không còn ai nữa, trừ một người bán hàng đang nhìn tôi hờ hững. Đường phố cũng không còn ai, ngoài mấy người lái xe tắc-xi đang nhìn theo con đường tôi đi.
Trong lòng đau khổ, tôi bước về nhà qua những phố vắng. Đường vắng ngắt, mắt mờ lệ, tôi không còn thấy con đường tôi đang đi nữa. Tôi không thấy những chỗ sáng, chỗ tối trên đường, nhưng đau xót thay, tôi có thể thấy rõ mồn một hình ảnh của Rây-chơn trong một tấm gương lớn đang cúi xuống thùng rác đựng thức ăn thừa của nhà tôi, trong khi đó hính sắc tuyệt đẹp của nàng trong gương rực cháy trong tâm hồn và trái tim tôi.
Erskine Caldwell