"Câu chuyện phương Đông" góp một sắc son tươi, lộng lẫy và bí ẩn của sơn mài Việt
Họa sĩ Triệu Khắc Tiến sẽ kể "Câu chuyện phương Đông" bằng các bức vẽ sơn mài lộng lẫy, để công chúng có cái nhìn về kỹ thuật sơn mài tinh tế và đặc biệt của Việt Nam-Nhật Bản, hiểu sâu hơn về cách hai nền nghệ thuật sơn mài này chịu ảnh hưởng của nhau và hòa nhập vào một tác phẩm.
Triển lãm cá nhân đầu tay của Triệu Khắc Tiến- "Câu chuyện phương Đông" diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam (27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội), mở cửa cho công chúng từ 9h thứ Sáu, ngày 25/3 đến ngày 24/4.
Theo nhận định của Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam, các tác phẩm sơn mài của triển lãm này sẽ thu hút nhiều người quan tâm và truyền tải năng lượng tích cực. Khán giả sẽ không chỉ được thưởng thức sự biến hóa, phong phú của các tác phẩm sơn mài mà còn cảm nhận được tình cảm mà nghệ sĩ Triệu Khắc Tiến gửi gắm vào các tác phẩm của mình.
Họa sĩ Triệu Khắc Tiến dẫn dắt người xem vào cõi an nhiên trong "Câu chuyện Phương Đông" của anh. Ở đó, nơi những miền xa mơ tưởng của anh là sự hòa điệu tinh tế giữa vườn thiền Nhật Bản và mảnh vườn xanh trong tâm hồn Việt. Ở đó, hai mươi bốn tiết khí trong năm vùi sâu dưới đáy vóc như được đánh thức cùng lúc, ùa lên miên man theo đĩa màu và mạch bút tài hoa...
Triệu Khắc Tiến thừa hưởng khả năng cảm thụ nghệ thuật từ cha mình, cũng là một họa sĩ nổi tiếng. Sau khi tốt nghiệp Cao học tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam, anh quyết định tiếp tục khoá Tiến sĩ tại Nhật Bản khi đang công tác và giảng dạy tại trường đại học Mỹ thuật Việt Nam. Cần phải lưu ý rằng bằng Tiến sĩ tại Đại học Nghệ thuật Tokyo nổi tiếng là khó lấy đối với sinh viên quốc tế, vì tất cả các công trình học thuật phải được thực hiện bằng tiếng Nhật.
Sau đó, anh đã trở về Việt Nam, đảm nhận chức vụ Phó trưởng khoa tại Đại học Mỹ Thuật Việt Nam.
"Câu chuyện Phương Đông" của hoạ sỹ Triệu Khắc Tiến lần này có lẽ vừa là một tổng kết quá trình học hỏi nghiên cứu thực nghiệm dày công để Việt hoá những kỹ thuật đặc thù của kỹ thuật sơn mài truyền thống Nhật Bản bằng chất liệu sơn ta của Việt Nam. Đồng thời cũng là một sự khởi đầu của một hành trình, đánh dấu những bước tìm tòi mới trong những sáng tác gần đây khi cố gắng kết hợp nhuần nhuyễn sự tinh xảo chi tiết cần có của một người nghệ nhân, với khả năng biểu cảm mới trong ngôn ngữ tạo hình của một người nghệ sỹ.
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam đánh giá, "Câu chuyện Phương Đông" của họa sĩ Triệu Khắc Tiến góp một sắc son tươi, lộng lẫy và bí ẩn của sơn ta - sơn mài Việt. Ông tin tưởng rằng cuộc triển lãm mang tính dấu mốc này sẽ thu hút được nhiều sự chú ý, không chỉ từ Việt Nam, mà còn từ bạn bè bốn phương. Đó là bởi khả năng đặc biệt tái tình của họa sĩ Triệu Khắc Tiến trong việc kết nối nữa văn hóa sơn mài của Việt Nam và Nhật Bản.
Uống Trà Thôi
Theo anninhthudo.vn
Triển lãm cá nhân đầu tay của Triệu Khắc Tiến- "Câu chuyện phương Đông" diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam (27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội), mở cửa cho công chúng từ 9h thứ Sáu, ngày 25/3 đến ngày 24/4.
Theo nhận định của Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam, các tác phẩm sơn mài của triển lãm này sẽ thu hút nhiều người quan tâm và truyền tải năng lượng tích cực. Khán giả sẽ không chỉ được thưởng thức sự biến hóa, phong phú của các tác phẩm sơn mài mà còn cảm nhận được tình cảm mà nghệ sĩ Triệu Khắc Tiến gửi gắm vào các tác phẩm của mình.
Họa sĩ Triệu Khắc Tiến dẫn dắt người xem vào cõi an nhiên trong "Câu chuyện Phương Đông" của anh. Ở đó, nơi những miền xa mơ tưởng của anh là sự hòa điệu tinh tế giữa vườn thiền Nhật Bản và mảnh vườn xanh trong tâm hồn Việt. Ở đó, hai mươi bốn tiết khí trong năm vùi sâu dưới đáy vóc như được đánh thức cùng lúc, ùa lên miên man theo đĩa màu và mạch bút tài hoa...
Triệu Khắc Tiến thừa hưởng khả năng cảm thụ nghệ thuật từ cha mình, cũng là một họa sĩ nổi tiếng. Sau khi tốt nghiệp Cao học tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam, anh quyết định tiếp tục khoá Tiến sĩ tại Nhật Bản khi đang công tác và giảng dạy tại trường đại học Mỹ thuật Việt Nam. Cần phải lưu ý rằng bằng Tiến sĩ tại Đại học Nghệ thuật Tokyo nổi tiếng là khó lấy đối với sinh viên quốc tế, vì tất cả các công trình học thuật phải được thực hiện bằng tiếng Nhật.
Sau đó, anh đã trở về Việt Nam, đảm nhận chức vụ Phó trưởng khoa tại Đại học Mỹ Thuật Việt Nam.
"Câu chuyện Phương Đông" của hoạ sỹ Triệu Khắc Tiến lần này có lẽ vừa là một tổng kết quá trình học hỏi nghiên cứu thực nghiệm dày công để Việt hoá những kỹ thuật đặc thù của kỹ thuật sơn mài truyền thống Nhật Bản bằng chất liệu sơn ta của Việt Nam. Đồng thời cũng là một sự khởi đầu của một hành trình, đánh dấu những bước tìm tòi mới trong những sáng tác gần đây khi cố gắng kết hợp nhuần nhuyễn sự tinh xảo chi tiết cần có của một người nghệ nhân, với khả năng biểu cảm mới trong ngôn ngữ tạo hình của một người nghệ sỹ.
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam đánh giá, "Câu chuyện Phương Đông" của họa sĩ Triệu Khắc Tiến góp một sắc son tươi, lộng lẫy và bí ẩn của sơn ta - sơn mài Việt. Ông tin tưởng rằng cuộc triển lãm mang tính dấu mốc này sẽ thu hút được nhiều sự chú ý, không chỉ từ Việt Nam, mà còn từ bạn bè bốn phương. Đó là bởi khả năng đặc biệt tái tình của họa sĩ Triệu Khắc Tiến trong việc kết nối nữa văn hóa sơn mài của Việt Nam và Nhật Bản.
Uống Trà Thôi
Theo anninhthudo.vn