HIỂU ĐÚNG VỀ CHỮ "DẠ"

HIỂU ĐÚNG VỀ CHỮ "DẠ"
Nhiều người vẫn lầm tưởng khi dùng chữ ‘dạ’ là tỏ thân phận hèn kém, bề dưới, lép vế, hay hèn mạt. Hoặc thậm chí hiểu sai luôn khi cho rằng chỉ người dưới mới cần dạ với người trên. Chữ ‘dưới’ ở đây được hiểu là người nhỏ tuổi hơn trong xã hội, hay vai em/con/cháu trong gia đình.
Mình đi dạy kèm. Ông nội đứa học trò ngang tuổi ba mình. Vài lần tới sớm nhóc chưa kịp tắm hoặc ăn cơm, hay những khi mưa to phải ngồi chờ cho dứt cơn mới về là bác hay tiếp chuyện mình. Bác cẩn thận hỏi ba mẹ mình nhiêu tuổi. Khi biết ba mình hơn bác một tuổi bác khiêm tốn xưng chú và cười thẹn: “Thật là có lỗi với bác bên nhà quá.”.
Mình cũng chữa thẹn cho bác, nói: “Dạ, con cũng như em út của các anh chị bên đây nên bác là bác cũng phải mà.”.
Điều đặc biệt là mỗi câu trả lời của bác luôn có chữ ‘Dạ’ đệm ở đầu câu: “Dạ, hồi còn thanh niên tui cũng ham chơi lắm cô.”, “Dạ, cháu nó còn dở dang chén cơm cô vui lòng ngồi chờ chút.”, “Dạ, xin lỗi cô, hai bác bên nhà năm nay chắc còn mạnh?”.
Những năm sau này không tiện ghé thăm bác mình gọi điện hỏi thăm. Ngôn ngữ bác dùng trên điện thoại lại càng trang trọng hơn: “Dạ thưa cô cháu nó lớn rồi mà tui cũng còn lo lắm”, “Dạ thưa cô năm nay cũng không đi lại nhiều bị cái chân nó không còn được như xưa”, “Dạ, bà nhà tui kỳ này cũng ít còn may vá”.
Mỗi lần gọi học sinh phát biểu, tụi nhỏ không chịu trả lời ngay mà cứ “Dạ thưa cô”, “Thưa cô con đọc bài” nghe cũng sốt ruột nhưng nghĩ lại đó là nếp lễ nghi cần duy trì nên cũng kềm bớt cái tính nóng nảy lại.
Dạo vài vòng còm-men thấy dân tình đối đáp có chữ dạ, chữ thưa sao mà thấy vui quá. Mình dạy tiếng Anh nên không ác cảm với chữ “OK” như một số người hiểu lầm là lối nói xấc xược. Nhưng thấy mọi người hay chốt câu chuyện bằng chữ “Dạ anh”, “Dạ chị”, “dạ chú”, “Dạ bác” thì vẫn thấy vui hơn chữ “OK” gọn lỏn.
Những gia đình còn cố giữ lễ nghi, phép tắc vẫn dạy con luôn có chữ “Dạ” đầu câu. Cô hỏi con mới đi Đà lạt về hả, trò trả lời “Con mới về á cô.”.
Mẹ quay qua nhắc con: “Con phải nói dạ con mới về”.
“Con 5 tuổi”, con phải nói là “Dạ thưa cô con 5 tuổi”,
“Con ăn rồi.”, con phải nói là “Dạ con ăn cơm rồi”.
Lang thang quán xá, “Chị ơi tính tiền.”, “Dạ, của em 5 chục nha”.
Ra khỏi quán, anh bảo vệ hỏi đi hướng nào để dắt xe giùm, ngại quá bảo anh cứ để em, “Dạ, không sao chị. Chị cứ để tui.”
Xứ Đàng Trong, chữ “Dạ” đệm đầu câu cho câu nói thêm dịu dàng, khiêm tốn, và để thể hiện con nhà có giáo dục, lễ nghi, phép tắc.
Nào phải đớn hèn, nhục nhã gì đâu!

***

Bước vào tuổi trung niên: Học cách cúi đầu mới là đỉnh cao trí tuệ!

Năm tháng luôn trôi qua một cách vô tình, dần dần bạn sẽ phát hiện ra, mình đã bước sang cái ngưỡng của tuổi trung niên, tới với cái năm tháng mà mình những tưởng còn rất xa vời.

Bước vào tuổi trung niên, là bước sang một giai đoạn cuộc đời, cuộc sống sau đó sẽ không còn có thể năng nổ, sôi nổi như khi còn niên thiếu, đối nhân xử thế cũng nên biết linh hoạt, mềm mỏng hơn, cuộc sống sớm muộn gì cũng đem lại cho chúng ta sự thay đổi, nếu bạn không muốn biết, không muốn thay đổi, cuối cùng sẽ chỉ mang lại phiền phức cho bản thân.

Cuộc đời về sau, chúng ta nên làm sao để tìm thấy một cuộc đời có ý nghĩa? Tôi cũng đã từng nói về vấn đề này với ông bà mình, người già, họ nói: "Con người ý à, khi bước vào tuổi trung niên rồi, phải học cách cúi đầu, nếu không thì càng về già sống càng không thuận, đừng xem thường chuyện này."

Vậy thì, người trung niên, rốt cuộc là nên cúi đầu ra sao?

Cúi đầu với người nhà
Tuổi trung niên, ai trong chúng ta cũng đều đã là trụ cột vững chãi của cả một gai đình lớn, tuyệt đối phải đối xử tốt với người nhà, học cách cúi đầu. Bất kể bạn là cha mẹ, hay là phận con cái, cũng cần phải đối xử với người thân xung quanh tốt một chút, cuộc sống mới mong ngày càng hạnh phúc và tốt đẹp.

Ba mẹ đang dần dần già đi, bạn có thể không thể cho họ một cuộc sống của một ông hoàng bà chúa, nhưng ít nhất hãy để họ an hưởng tuổi già một cách vui vẻ, không lo lắng hay bận tâm, muộn phiền.

Con người vợ, người kề bên ta suốt cả cuộc đời, nếu sau lưng không có sự ủng hộ và giúp đỡ của họ, đàn ông khó có thể tập trung trọn vẹn cho sự nghiệp và có được ngày hôm nay, chưa kể đó còn là mẹ của con chúng ta, bất luận là xuất phát từ yêu thương hay vì con cái, nghĩa vụ của bạn cũng là chăm sóc và bảo vệ đối phương.

Mâu thuẫn với người nhà, dù bạn có tranh cãi tới thắng lợi, thì nó cũng có ý nghĩa gì? Có giúp cha mẹ khỏe mạnh được không? Có khiến vợ con vui vẻ thoải mái hơn không?

Vì vậy, tới tuổi trung niên, phải học cách "cúi đầu" trước người nhà, cha mẹ đã tới cái tuổi không được tức giận nữa rồi, vợ con cũng không nên là cái máng để bạn thích trút gì thì trút. Xảy ra chuyện gì, bình tĩnh lại, cùng nhau trò chuyện, trao đổi và gỡ rối, hãy để cuộc sống tìm thấy hạnh phúc của nó trong sự hòa bình và nhẹ nhàng nhất có thể.

Bước vào tuổi trung niên: Học cách cúi đầu mới là đỉnh cao trí tuệ! - Ảnh 1.
Cúi đầu trước người ưu tú hơn mình

Người xưa nói "trong ba người đồng hành, ắt có một người là thầy của ta", bước vào tuổi trung niên, hãy học cách cúi đầu trước người giỏi giang hơn mình. Người khác ưu tú hơn bạn, bạn nên khiêm tốn mà tiếp thu, học hỏi, chứ không phải sĩ diện, cố tỏ ra ta đây hơn người, kiêu ngạo, cãi tay đôi tới cùng, nó sẽ chỉ càng khiến người khác thấy được sự ngạo mạn và xuẩn ngốc của bạn hơn mà thôi.

Có câu "người còn có người giỏi hơn, núi còn có núi cao hơn", một người, chỉ khi học được sự khiêm tốn, mới mong có được thành tựu to lớn, nếu mới chỉ có chút thành tựu nhỏ nhoi mà đã không coi ai ra gì, vậy thì bạn chính là đang tự mình diệt mình, không đáng và cũng chẳng nên.

Đặc biệt là người trung niên, rất nhiều phương diện không còn được như lúc trẻ nữa, nếu lúc này mà không học cách giữ cho mình một sự trầm ổn, bình tĩnh, vậy thì sẽ chỉ càng rước thêm nhiều chuyện rắc rối vào thân, thậm chí còn vì vậy mà đắc tội với người khác, nhiều khi còn hủy luôn cả con đường sự nghiệp của mình.

Học cách cúi đầu khi gặp người tài giỏi hơn, vừa có thể khiến mình ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, đồng thời có thể kết thêm nhiều người bạn ưu tú hơn, bất kể ra sao, đó cũng đều là chuyện tốt.

Bước vào tuổi trung niên: Học cách cúi đầu mới là đỉnh cao trí tuệ! - Ảnh 2.
Cúi đầu trước năm tháng
Có nhiều người có thể cảm thấy rằng, à, mình cũng chỉ vừa bước vào ngưỡng cửa trung niên thôi, cách giai đoạn già còn xa lắm, thực ra, khi còn trẻ, bạn cũng đã từng nghĩ vậy.

Năm tháng sẽ chẳng vì ai mà dừng lại, chúng ta cúi đầu, không phải là để lãng phí thời gian, mà là để biết cách trân trọng hơn, dù là gia đình hay những nỗ lực nên có trên đường đời, hãy cố gắng hết sức đi trân trọng, nếu không cuộc sống của bạn sẽ để lại những tiếc nuối.

Thứ tình cảm muốn thể hiện ra, những tâm tư lâu nay cất giấu trong lòng, những ước mơ dang dở muốn thực hiện, hãy trân trọng thời gian mà mau chóng đi hoàn thành, đừng bao giờ cho rằng cuộc đời còn lại là rất dài, bởi lẽ năm tháng sẽ không vì bạn mà suy nghĩ lại, thay đổi tốc độ trôi của nó, điều duy nhất chúng ta có thể làm là trân trọng hiện tại, cúi đầu trước năm tháng đang dần trôi.

Vì vậy, bước vào tuổi trung niên, hãy học cách trân trọng và cảm ơn thời gian, làm tốt việc mình đang làm, bảo vệ tốt người bên cạnh, đi thực hiện những ước mơ dang dở…, có vậy chúng ta mới sống một cuộc đời không hối tiếc.

Bước vào tuổi trung niên: Học cách cúi đầu mới là đỉnh cao trí tuệ! - Ảnh 3.
Lời kết:

Cúi đầu, không phải nhận thua, mà là để đi ôm lấy thế giới theo cách tốt đẹp hơn, đồng thời nâng cao bản thân hơn.

Bước vào tuổi trung niên, trân trọng hiện tại, sống cho trước mắt, nỗ lực hết sức, đừng để lại tiếc nuối.

Team Uống Trà Thôi sưu tầm
0 0 12,216 0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết