LO TẾT
Cứ mỗi độ Xuân về, lũ trẻ chúng em lại rạo rực chờ đón từng ngày. Có đứa thích Tết vì được may áo mới. Đứa khác thích ăn ngon, được tiền lì xì. Cũng có đứa phát biểu làm người già cười méo xệch: “Cháu khoái Tết vì được thêm một tuổi”. Riêng em thích không khí ngày Tết. Trẻ con không đứa nào là không thích Tết. Chúng không hiểu tại sao người lớn ai cũng sợ Tết.
Năm đó vào khoảng 25 Tết, nửa đêm em giật mình thức dậy, nghe nỗi lo Tết của cha mẹ:
- Tết nhất đến nơi rồi mà nhà mình không có một xu dính túi.
- Tiền bán bốn tạ thóc hôm nọ đâu em?
- Anh tưởng vẫn còn nguyên đấy. Từ hôm đó đến nay phải đi mấy đám cưới, tiền chợ, tiền thuốc cho con.
- Em tính xem Tết này nhà mình phải mua sắm những gì?
- Mua 30 ký gạo nếp, đậu, thịt, lá gói bánh chưng.
- Thôi em ơi, đang eo hẹp, nghỉ gói bánh một năm đi.
- Không được đâu anh. Năm nào nhà mình cũng gói để tạo không khí gia đình ngày Tết. Với lại phải gói cho con kiếm cái bánh ăn Tết, chứ để chúng chết thèm tội nghiệp. Còn phải biếu xén chỗ này chỗ kia. Đi mua sao chịu nổi!
- Còn gì nữa em?
- Mua hai cặp gà biếu nội ngoại. Mỗi bên thêm cặp bánh chưng, hai trăm lì xì nữa.
- Hết chưa em?
- Biếu 6 thầy cô chủ nhiệm. Mỗi nơi một cặp bánh chưng.
- Còn cha xứ, cặp gà với cặp bánh chưng, rồi xin lễ cho ông bà… Một món nữa, đố em biết?
- Nợ anh Thi một triệu. Không lẽ đợi mùng Một người ta đến đòi mới trả?
- Ấy chết, anh ơi, quần áo, giầy dép cho con. Năm nay lạnh lắm, đáng lẽ phải mua cho mỗi đứa áo len mới. Áo cũ chật hết rồi.
- Từ nãy đến giờ anh nhẩm tính hết 9 tạ thóc. Tiêu lố vào thóc là phải ăn cơm độn đấy. Thôi cứ bán đi mà tiêu Tết. Qua Tết anh thuê ruộng cấy thêm lúa. Hôm nào rảnh đi làm thuê.
- Em cũng trồng rau bán đong gạo bù vào. Rồi mẹ dậy lịch kịch lục đống quần áo của chúng em để xem phải mua thêm những gì. Cha dậy chụm bếp nấu nồi cám heo rồi cùng mẹ đi lễ. Gà bắt đầu gáy sáng mà nỗi lo Tết của cha mẹ chưa nguôi. Bây giờ em mới hiểu tại sao người lớn lo Tết đến thế. Em nằm nghe rân rấn nước mắt, thương cha thương mẹ vất vả, tằn tiện cả năm, Tết đến chỉ lo cho người khác, không có một phút nào lo cho mình. Quần áo cha mẹ sờn rách hết rồi. Mẹ cứ chần đi, vá lại mặc cho qua ngày.
Năm đó vào khoảng 25 Tết, nửa đêm em giật mình thức dậy, nghe nỗi lo Tết của cha mẹ:
- Tết nhất đến nơi rồi mà nhà mình không có một xu dính túi.
- Tiền bán bốn tạ thóc hôm nọ đâu em?
- Anh tưởng vẫn còn nguyên đấy. Từ hôm đó đến nay phải đi mấy đám cưới, tiền chợ, tiền thuốc cho con.
- Em tính xem Tết này nhà mình phải mua sắm những gì?
- Mua 30 ký gạo nếp, đậu, thịt, lá gói bánh chưng.
- Thôi em ơi, đang eo hẹp, nghỉ gói bánh một năm đi.
- Không được đâu anh. Năm nào nhà mình cũng gói để tạo không khí gia đình ngày Tết. Với lại phải gói cho con kiếm cái bánh ăn Tết, chứ để chúng chết thèm tội nghiệp. Còn phải biếu xén chỗ này chỗ kia. Đi mua sao chịu nổi!
- Còn gì nữa em?
- Mua hai cặp gà biếu nội ngoại. Mỗi bên thêm cặp bánh chưng, hai trăm lì xì nữa.
- Hết chưa em?
- Biếu 6 thầy cô chủ nhiệm. Mỗi nơi một cặp bánh chưng.
- Còn cha xứ, cặp gà với cặp bánh chưng, rồi xin lễ cho ông bà… Một món nữa, đố em biết?
- Nợ anh Thi một triệu. Không lẽ đợi mùng Một người ta đến đòi mới trả?
- Ấy chết, anh ơi, quần áo, giầy dép cho con. Năm nay lạnh lắm, đáng lẽ phải mua cho mỗi đứa áo len mới. Áo cũ chật hết rồi.
- Từ nãy đến giờ anh nhẩm tính hết 9 tạ thóc. Tiêu lố vào thóc là phải ăn cơm độn đấy. Thôi cứ bán đi mà tiêu Tết. Qua Tết anh thuê ruộng cấy thêm lúa. Hôm nào rảnh đi làm thuê.
- Em cũng trồng rau bán đong gạo bù vào. Rồi mẹ dậy lịch kịch lục đống quần áo của chúng em để xem phải mua thêm những gì. Cha dậy chụm bếp nấu nồi cám heo rồi cùng mẹ đi lễ. Gà bắt đầu gáy sáng mà nỗi lo Tết của cha mẹ chưa nguôi. Bây giờ em mới hiểu tại sao người lớn lo Tết đến thế. Em nằm nghe rân rấn nước mắt, thương cha thương mẹ vất vả, tằn tiện cả năm, Tết đến chỉ lo cho người khác, không có một phút nào lo cho mình. Quần áo cha mẹ sờn rách hết rồi. Mẹ cứ chần đi, vá lại mặc cho qua ngày.