Bức vẽ hổ giấu mặt giá hơn bốn triệu USD
Bức vẽ hổ giấu mặt giá hơn bốn triệu USD
Tranh hổ chỉ có phần lưng và đuôi bị nhiều người chê "như mèo ốm" nhưng giá hơn 32 triệu HKD (4,1 triệu USD).
Theo Artron, bức Hổ là một trong tác phẩm gây tranh cãi nhất của danh họa Trung Quốc Tề Bạch Thạch (1864-1957). Sau khi được Sotheby's Hong Kong gõ búa với giá 32 triệu HKD năm 2010, tác phẩm càng dấy nhiều bàn luận.
Nhiều khán giả cho rằng bức vẽ "hổ không ra hổ, mèo không ra mèo", thậm chí có người chê tranh miêu tả con mèo ốm chứ không phải chúa sơn lâm. Ngoài ra, tai của hổ được cho trông ngộ nghĩnh, không toát lên vẻ uy phong, dũng mãnh.
Trương Siêu Quần, phụ trách mảng thư họa Trung Quốc của Sotheby's Hong Kong cho biết tác phẩm ra đời năm 1950, bấy giờ Tề Bạch Thạch tặng cho một người bạn nhân năm Canh Dần, ngụ ý năm hổ may mắn, tốt lành. Hổ không được miêu tả nguyên hình mà chỉ lộ phần lưng, thể hiện nét "hiền lành, hồn nhiên". Sự tráng kiện của hổ được thể hiện qua các vân dày, đậm. Các nét vẽ lông hổ mảnh làm tranh sống động.
Trên Sohu, một chuyên gia đấu giá nhận xét bức tranh độc đáo, nhất là ở phần đuôi. Khi xem tranh hổ, khán giả thường chú ý tới khuôn mặt hung dữ, vẻ oai phong, uy dũng của chúng. Tuy nhiên, tranh của Tề Bạch Thạch lại giấu mặt hổ, thể hiện nét thân thiện, ung dung của con vật. Tác phẩm cho thấy phong cách độc đáo, sự khác biệt rõ nét của ông với các họa sĩ. Mặt khác, bức tranh hàm ý sự khôn ngoan ẩn mình của "kẻ mạnh" thực thụ.
Tề Bạch Thạch vốn ít vẽ hổ. Ngoài bức trên, ông còn một tác phẩm vẽ lưng hổ hiện trưng bày tại Bảo tàng Cố Cung (Trung Quốc). Theo Zhejiangnews, các bức tranh lưng hổ của Tề Bạch Thạch còn biểu đạt sự lạnh nhạt, quay lưng của ông với danh lợi. Ông chưa từng nuôi mộng làm quan, lười tham gia các buổi tiệc rượu, không quan tâm chuyện phiếm, không tranh giành với ai, chỉ đắm chìm trong nghệ thuật.
Những bức tranh hổ cho thấy quan điểm nghệ thuật nhất quán của Tề Bạch Thạch: tạo cái mới, khác biệt, vẽ theo cảm nhận bản thân. Ông từng nói: "Cái hay của tranh nằm ở giữa 'giống' và 'không giống'. Giống thì tầm thường quá, thiếu tư tưởng và góc nhìn của nghệ sĩ, mà không giống thì là lừa phỉnh người xem". Ông còn từng khuyên các học trò: "Học ta thì sống mà giống ta thì chết", nhắc học trò tìm tòi sự khác biệt, nếu không tác phẩm sẽ không có sức sống lâu bền.
Những quan điểm trên giúp Tề Bạch Thạch thành tên tuổi vĩ đại của hội họa Trung Quốc. Ông sở trường vẽ sơn thủy, hoa lá, chim cá. Theo thống kê do ArtPrice - công ty nghiên cứu thị trường của Pháp - thực hiện, năm 2009, Tề Bạch Thạch xếp thứ ba toàn cầu trong danh sách họa sĩ có tác phẩm bán được nhiều tiền nhất, sau Andy Warhol và Picasso.
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
Theo Artnetnews, cuối năm 2017, bức tranh sơn thủy vẽ năm 1925 của Tề Bạch Thạch được gõ búa ở mức 930 triệu nhân dân tệ (146 triệu USD), lập kỷ lục tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc đắt giá nhất. Ông đồng thời là nghệ thuật gia Trung Quốc đầu tiên vào "câu lạc bộ" nghệ sĩ có tác phẩm trị giá trên 100 triệu USD.
Tranh hổ chỉ có phần lưng và đuôi bị nhiều người chê "như mèo ốm" nhưng giá hơn 32 triệu HKD (4,1 triệu USD).
Theo Artron, bức Hổ là một trong tác phẩm gây tranh cãi nhất của danh họa Trung Quốc Tề Bạch Thạch (1864-1957). Sau khi được Sotheby's Hong Kong gõ búa với giá 32 triệu HKD năm 2010, tác phẩm càng dấy nhiều bàn luận.
Nhiều khán giả cho rằng bức vẽ "hổ không ra hổ, mèo không ra mèo", thậm chí có người chê tranh miêu tả con mèo ốm chứ không phải chúa sơn lâm. Ngoài ra, tai của hổ được cho trông ngộ nghĩnh, không toát lên vẻ uy phong, dũng mãnh.
Trương Siêu Quần, phụ trách mảng thư họa Trung Quốc của Sotheby's Hong Kong cho biết tác phẩm ra đời năm 1950, bấy giờ Tề Bạch Thạch tặng cho một người bạn nhân năm Canh Dần, ngụ ý năm hổ may mắn, tốt lành. Hổ không được miêu tả nguyên hình mà chỉ lộ phần lưng, thể hiện nét "hiền lành, hồn nhiên". Sự tráng kiện của hổ được thể hiện qua các vân dày, đậm. Các nét vẽ lông hổ mảnh làm tranh sống động.
Trên Sohu, một chuyên gia đấu giá nhận xét bức tranh độc đáo, nhất là ở phần đuôi. Khi xem tranh hổ, khán giả thường chú ý tới khuôn mặt hung dữ, vẻ oai phong, uy dũng của chúng. Tuy nhiên, tranh của Tề Bạch Thạch lại giấu mặt hổ, thể hiện nét thân thiện, ung dung của con vật. Tác phẩm cho thấy phong cách độc đáo, sự khác biệt rõ nét của ông với các họa sĩ. Mặt khác, bức tranh hàm ý sự khôn ngoan ẩn mình của "kẻ mạnh" thực thụ.
Tề Bạch Thạch vốn ít vẽ hổ. Ngoài bức trên, ông còn một tác phẩm vẽ lưng hổ hiện trưng bày tại Bảo tàng Cố Cung (Trung Quốc). Theo Zhejiangnews, các bức tranh lưng hổ của Tề Bạch Thạch còn biểu đạt sự lạnh nhạt, quay lưng của ông với danh lợi. Ông chưa từng nuôi mộng làm quan, lười tham gia các buổi tiệc rượu, không quan tâm chuyện phiếm, không tranh giành với ai, chỉ đắm chìm trong nghệ thuật.
Những bức tranh hổ cho thấy quan điểm nghệ thuật nhất quán của Tề Bạch Thạch: tạo cái mới, khác biệt, vẽ theo cảm nhận bản thân. Ông từng nói: "Cái hay của tranh nằm ở giữa 'giống' và 'không giống'. Giống thì tầm thường quá, thiếu tư tưởng và góc nhìn của nghệ sĩ, mà không giống thì là lừa phỉnh người xem". Ông còn từng khuyên các học trò: "Học ta thì sống mà giống ta thì chết", nhắc học trò tìm tòi sự khác biệt, nếu không tác phẩm sẽ không có sức sống lâu bền.
Những quan điểm trên giúp Tề Bạch Thạch thành tên tuổi vĩ đại của hội họa Trung Quốc. Ông sở trường vẽ sơn thủy, hoa lá, chim cá. Theo thống kê do ArtPrice - công ty nghiên cứu thị trường của Pháp - thực hiện, năm 2009, Tề Bạch Thạch xếp thứ ba toàn cầu trong danh sách họa sĩ có tác phẩm bán được nhiều tiền nhất, sau Andy Warhol và Picasso.
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
Theo Artnetnews, cuối năm 2017, bức tranh sơn thủy vẽ năm 1925 của Tề Bạch Thạch được gõ búa ở mức 930 triệu nhân dân tệ (146 triệu USD), lập kỷ lục tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc đắt giá nhất. Ông đồng thời là nghệ thuật gia Trung Quốc đầu tiên vào "câu lạc bộ" nghệ sĩ có tác phẩm trị giá trên 100 triệu USD.