Trà Shan Tuyết Cổ Thụ Suối Giàng

Chè Shan Tuyết Suối Giàng – Đặc Sản Vùng Cao Tây Bắc

Người HMong không chỉ coi chè Shan Tuyết Cổ Thụ Suối Giàng không đơn thuần là một loại thức uống mà đó còn là bài thuốc quý, giúp họ xua tan mệt mỏi sau một ngày lao động vất vả. Người sành trà thưởng thức trà cổ thụ đều phải thốt lên rằng hương vị của loại trà này rất lạ. Cái lạ này không chỉ đến từ màu nước vàng sánh như mật ong, không chỉ đến từ vị thảo mai man mác mà nó còn phảng phất hương vị của khói bếp quyện với mùi nhựa non đầy sức sống của vùng núi cao.

Vân vê chén trà cổ thụ trong tay mà như cảm nhận được hơi lạnh của vùng cao, lại có lúc như trải nghiệm cái cảm giác ngồi bên bếp lửa chứng kiến những bàn tay nhanh nhẹn thoăn thoắt đảo trà. Vị trà ngon vì nó mộc mạc mà dân dã, vì nó thấm nhuần công sức của người chế biến thủ công và cả vì nó đượm vị của đất trời, của mây núi.

1. Nguồn gốc xuất xứ và nguyên liệu sản xuất trà(chè) cổ thụ.
a. Nguồn gốc của cây chè cổ thụ
Suối Giàng là một đỉnh núi có độ cao gần 2000 m so với mực nước biển, thuộc xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Chinh phục được đoạn đường lên đỉnh quanh co và dốc đứng sẽ thu vào tầm mắt một biển mây cuồn cuộn. Ở cái nơi khí hậu quanh năm lạnh giá, được bao bọc bởi mây mù và tuyết trắng này người H”Mong tìm được những cây trà cổ thụ đã hơn 200 năm tuổi. Họ hái về rồi chế biến ra thứ trà cổ thụ gọi là Trà Shan Tuyết.

b. Nguyên liệu chế biến trà cổ thụ
Người H”Mong chỉ hái những búp trà non về để chế biến trà. Những cây trà cổ thụ nơi đây chẳng biết có tự bao giờ, bà con bảo, từ lú cha mẹ họ sinh ra đã thấy mấy cái cây này sừng sững trên đỉnh Suối Giàng rồi. Họ bảo nhau hái những nõn trà non về rồi chế biến để pha nước uống. Uống mãi thành quen, cả ngày đi làm nương về mà uống được vài ngụm trà mới pha là người nó tỉnh táo, hết mệt mỏi ngay.

2. Quá trình chế biến trà Shan Tuyết.
Có lẽ không thể tìm được loại trà nào mang đậm sự gần gũi và dân dã như Trà Shan Tuyết Cổ Thụ Suối Giàng. Tất cả công đoạn chế biến ra loại trà này đều được làm thủ công bằng tay, tuyệt nhiên không có sự can thiệp của bất cứ loại máy móc công nghiệp nào.

Công đoạn hái trà cổ thụ cũng vô cùng đặc biệt. Không giống như cây trà dưới xuôi chỉ cao ngang người, trà cổ thụ cao tới hơn chục mét, muốn hái búp trà phải leo lên tận những cành cây cao.

Búp trà mới hái về được đổ ra cái nia nhỏ rồi cho vào chiếc chảo gang lớn đặt trên bếp củi để sao. Nhất định phải là sao bằng tay, có như thế mới cảm nhận được độ nóng của lửa, độ mềm của búp trà non. Đợi đến khi cánh trà mềm tơi như sợi bún thì lại đổ ra nia và tiến hành vò trà, đến khi cánh trà săn và bện lại với nhau thì lại tiếp tục sao. Cứ như thế cho đến khi cánh trà khô lại, day nhẹ thấy cánh trà giòn và xốp là đạt yêu cầu. Sau khi sao trà người ta sẽ sàng qua một lần để loại bỏ vụn trà.

3. Trà cổ thụ sau khi chế biến.
Cánh Trà (chè) Shan Tuyết Cổ Thụ Suối Giàng sau khi chế biến rất giòn và xốp, từng cánh trà rời nhau chứ không bện lại với nhau như trà Thái Nguyên, búp trà trắng như sương tuyết bởi có những lông mao khá dày và mượt được bao phủ bên ngoài, cánh trà khá dài và mảnh, có màu nâu trắng chứ không phải xanh đậm như các loại trà mạn khác.

Trà cổ thụ không chỉ có hương thơm nguyên thủy của cây cỏ, vị ngọt ngào dễ uống mà còn có có thêm hương vị đặc biệt: hương khói bếp ngai ngái- kết quả của việc chế biến thủ công truyền thống. Mùi khói bếp chẳng những là nét đặc trưng của trà cổ thụ mà còn gợi nhắc sự gần gũi, thân thuộc, đậm đà cái vị, cái tình của quê hương.

4. Tác dụng của Trà (chè) Shan Tuyết Cổ Thụ.
Trà Shan Tuyết Cổ Thụ Suối Giàng là trà sạch 100%, không sử dụng bất cứ loại thuốc nào, lại được chế biến bằng phương pháp thủ công hoàn toàn nên đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe:
– Thưởng thức trà Shan Tuyết Cổ Thụ mỗi ngày sẽ xua tan cảm giác mệt mỏi, giúp tinh thần sảng khoái, tỉnh táo.
– Trà cổ thụ giúp giảm lượng cholesterol trong máu, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, đặc biệt tốt cho sức khỏe của người già, người mắc bệnh tim mạch.
– Uống trà (chè) Shan Tuyết cổ thụ hàng ngày giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bởi nó làm giảm lượng đường trong máu.
– Hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về gan.
– Tốt cho răng miệng, phòng chống dị ứng.

5. Pha trà và thưởng thức trà cổ thụ.
a. Hương vị trà Suối Giàng.
Trà Shan Tuyết Cổ Thụ Suối Giàng sau khi pha có màu nước vàng sóng sánh như mật ong, mùi hương dễ chịu, thanh khiết, vị trà mới đầu hơi chát nhẹ nhưng sau khi nhấp môi thì vị ngọt dịu ngay lập tức chiếm lĩnh vị giác. Nếu chỉ dùng một từ để miêu tả cái hương vị của loại trà này, xin mạn phép mượn từ của một người bạn sành trà lâu năm đã từng thưởng thức trà (chè) Shan Tuyết Cổ Thụ Suối Giàng: “ Đượm”, ( gần nghĩa với từ “ đậm”).Cái đượm ở đây là đượm hương vị của đất trời, đượm vị chát dịu của nắng, vị ngọt của mưa, mùi ngai ngái của khói bếp, thơm cái hương của núi cao, của tuyết lạnh và thấm nhuần công sức của người chế biến.

Thưởng thức chén trà cổ thụ như nhấp trọn được cái không khí trong lành, dễ chịu của vùng cao Tây Bắc, lại vừa như cảm giác được hơi thở của nhịp sống đang thật gần. Chén trà ngon mà gần gũi, thân tình, như chính cái bụng của bà con nơi đây thật thà mà chân chất.

Trà Shan Tuyết Cổ Thụ Suối Giàng mang đậm hương vị của cỏ cây, hương trà hoàn toàn là hương thật, không lẫn bất cứ một hương vị nào khác bởi bà con ở đây có biết dùng thuốc hay phân bón hóa học bao giờ đâu.

Loại trà này rất được nước, chỉ một nhúm trà nhỏ là pha được cả ấm trà lớn, pha nước thứ hai, thứ ba mà vẫn như nước đầu. Người H”Mong bảo nước pha trà ngon nhất là nước suối của bản, ở dưới xuôi không có nước suối thì có thể pha bằng nước khoáng cũng được.

b. Cách pha trà Suối Giàng.
Bước 1: Cho một lượng trà vừa đủ với số lượng người uống vào trong ấm, rót nước sôi vào trong ấm rồi rót ra ngay, bước này người ta gọi là rửa trà.
Bước 2: Chế nước sôi vào ấm (nước sôi khoảng 90 độ) rồi đợi khoảng 2, 3 phút.
Bước 3: Rót trà ra chén nhỏ rồi thưởng thức.

Nếu bạn là người mê trà, còn chờ gì nữa mà không tìm kiếm cảm giác mới mẻ khi thưởng thức Trà Shan Tuyết Cổ Thụ Suối Giàng của Tuyết Shan Cổ Thụ Trà.
Cảm nhận những giá trị dân tộc thấm đượm trong mỗi chén trà, để nhâm nhi cái vị ngọt thanh tinh tế của cỏ cây, của hương khói bếp dân dã hòa quyện.
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết