Lòng Tự Ái
LÒNG TỰ ÁI
Khổng Tử có nói: "Trung nhơn dĩ thượng, khả dĩ ngữ thượng dã; trung nhơn dĩ hạ, bất khả dĩ ngữ thượng dã".
Bực trung trở lên, thì có thể dùng lời cao mà nói được; từ bực trung trở xuống, không thể dùng lời nói cao mà nói được nữa. Một câu đọc thuộc lòng thuở nhỏ, đến nay mới hiểu được tất cả ý nghĩa thâm trầm của nó. Trang Tử lại còn nói rõ ràng hơn: "Đồng ý với ta, cho ta là phải; không đồng ý với ta, cho ta là quấy... Đã cho ta biện bác cùng anh, anh được, ta không được, vậy anh đã hẳn là phải, mà ta đã hẳn là quấy chăng? Ta được, anh không được, vậy ta đã hẳn là phải, mà anh đã hẳn là quấy chăng? Hay là hoặc khi phải hoặc khi trái chăng? Hay là ta cũng phải cả, cùng quấy cả chăng? Ta cùng anh không thể biết được nhau vậy. Giờ ta phải nhờ đến ai để quyết định điều đó? Nhờ kẻ đồng với anh để quyết định điều đó ư? Họ đã đồng với anh, thì làm sao mà quyết định được. Nhờ kẻ đồng với ta để quyết định điều đó ư. Họ đã đồng với ta thì làm sao mà quyết định được. Vậy phải nhờ kẻ khác với ta và với anh để quyết định điều đó ư? Họ đã khác với ta và với anh thì làm sao mà quyết định được. Vậy thì, ta cùng anh, cùng người đều không thể hiểu biết nhau, còn phải đợi kẻ khác nữa ư?".
Câu này đã làm cho tôi tỉnh ngộ nhiều lắm. Thật vậy, cái phải quấy của thiên hạ chẳng qua ở chỗ thuận nghịch với những ý tưởng có sẵn của mình thôi.
Chỉ có một sự đồng cùng không đồng mà lời mình nói, việc mình làm ra phải hay quấy. Và chỉ có thế thôi.
Trình độ hiểu biết của ta không thể bắt buộc ta phải nhận được những điều mà ta chưa thể hiểu được.
Không chịu hiểu thế, mà gắng gượng làm cho kẻ khác cũng phải ngã lẽ theo mình... thật mình còn mê hơn họ nữa, nếu họ thật là người mê.
Đã vậy, lại còn bực tức bất bình chỉ vì người ta không chịu hiểu theo mình... tôi tưởng không còn gì ngu si hơn nữa. Mình nói mà người ta không hiểu, biết đâu không phải vì người ta ngu, mà là vì mình ngu, nghĩa là mình không biết cách làm cho người ta hiểu.
Cũng như làm thầy dạy học trò mà học trò không hiểu, đừng vội cho chúng là ngu, mà phải tự trách vì mình không biết cách làm cho chúng hiểu.
* Tại sao biết chắc điều mình nghĩ là phải mà của người ta quấy? Cái sướng của người trí, kẻ ngu lấy làm bực mình; cái sướng của kẻ ngu, người trí cũng lấy làm bực mình vậy. Phải quấy là một lẽ tương quan, đối với mình cũng như đối với người.
Vậy, cãi nhau về điều phải lẽ quấy, thật là một điều khó được ổn thỏa.
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
Khổng Tử có nói: "Trung nhơn dĩ thượng, khả dĩ ngữ thượng dã; trung nhơn dĩ hạ, bất khả dĩ ngữ thượng dã".
Bực trung trở lên, thì có thể dùng lời cao mà nói được; từ bực trung trở xuống, không thể dùng lời nói cao mà nói được nữa. Một câu đọc thuộc lòng thuở nhỏ, đến nay mới hiểu được tất cả ý nghĩa thâm trầm của nó. Trang Tử lại còn nói rõ ràng hơn: "Đồng ý với ta, cho ta là phải; không đồng ý với ta, cho ta là quấy... Đã cho ta biện bác cùng anh, anh được, ta không được, vậy anh đã hẳn là phải, mà ta đã hẳn là quấy chăng? Ta được, anh không được, vậy ta đã hẳn là phải, mà anh đã hẳn là quấy chăng? Hay là hoặc khi phải hoặc khi trái chăng? Hay là ta cũng phải cả, cùng quấy cả chăng? Ta cùng anh không thể biết được nhau vậy. Giờ ta phải nhờ đến ai để quyết định điều đó? Nhờ kẻ đồng với anh để quyết định điều đó ư? Họ đã đồng với anh, thì làm sao mà quyết định được. Nhờ kẻ đồng với ta để quyết định điều đó ư. Họ đã đồng với ta thì làm sao mà quyết định được. Vậy phải nhờ kẻ khác với ta và với anh để quyết định điều đó ư? Họ đã khác với ta và với anh thì làm sao mà quyết định được. Vậy thì, ta cùng anh, cùng người đều không thể hiểu biết nhau, còn phải đợi kẻ khác nữa ư?".
Câu này đã làm cho tôi tỉnh ngộ nhiều lắm. Thật vậy, cái phải quấy của thiên hạ chẳng qua ở chỗ thuận nghịch với những ý tưởng có sẵn của mình thôi.
Chỉ có một sự đồng cùng không đồng mà lời mình nói, việc mình làm ra phải hay quấy. Và chỉ có thế thôi.
Trình độ hiểu biết của ta không thể bắt buộc ta phải nhận được những điều mà ta chưa thể hiểu được.
Không chịu hiểu thế, mà gắng gượng làm cho kẻ khác cũng phải ngã lẽ theo mình... thật mình còn mê hơn họ nữa, nếu họ thật là người mê.
Đã vậy, lại còn bực tức bất bình chỉ vì người ta không chịu hiểu theo mình... tôi tưởng không còn gì ngu si hơn nữa. Mình nói mà người ta không hiểu, biết đâu không phải vì người ta ngu, mà là vì mình ngu, nghĩa là mình không biết cách làm cho người ta hiểu.
Cũng như làm thầy dạy học trò mà học trò không hiểu, đừng vội cho chúng là ngu, mà phải tự trách vì mình không biết cách làm cho chúng hiểu.
* Tại sao biết chắc điều mình nghĩ là phải mà của người ta quấy? Cái sướng của người trí, kẻ ngu lấy làm bực mình; cái sướng của kẻ ngu, người trí cũng lấy làm bực mình vậy. Phải quấy là một lẽ tương quan, đối với mình cũng như đối với người.
Vậy, cãi nhau về điều phải lẽ quấy, thật là một điều khó được ổn thỏa.
Team Uống Trà Thôi sưu tầm