Đôi nét khác biệt và giá trị nghệ thuật của Tranh Sơn mài và Tranh Sơn dầu

Đôi nét khác biệt và giá trị nghệ thuật của
Tranh Sơn mài và Tranh Sơn dầu

Tranh là tác phẩm hội họa phản ánh hiện thực bằng những nét vẽ và màu sắc. Tranh có rất nhiều loại như tranh sơn dầu, tranh sơn mài, tranh ghép hình, tranh khắc đồng, tranh phun sơn…mỗi loại tranh đều có những nét đẹp riêng của nó. Vậy tranh sơn dầu và tranh sơn mài có đặc điểm gì khác biệt?

Sự khác biệt giữa tranh sơn dầu và tranh sơn mài:

Tranh sơn dầu

Vật liệu trong tranh sơn dầu là một loại họa phẩm được làm từ sắc tố pigment, thường dưới dạng bột khô được nghiền kĩ với dầu lanh, dầu óc chó, dầu cây rum hay dầu cù túc.
Để vẽ được tranh sơn dầu, người họa sĩ phải biết pha trộn phản ứng hóa học giữa các chất màu với nhau tạo nên màu sắc mà mình muốn.

Tranh sơn dầu không thấm nước, có độ dẻo và độ che phủ mạnh. Tranh sơn dầu không bay hơi và thường khô hẳn trong 2 tuần, một số màu khô chỉ trong vài ngày. Để 1 bức tranh sơn dầu khô và treo vào khung hoặc cuộn lại thì còn phụ thuộc vào lớp sơn dầu phủ phía trên, sau khi khô hẳn có thể thêm 1 lớp vecni bóng để cho bức tranh sáng bóng hơn.
Một bức tranh sơn dầu có thể tồn tại tối thiểu 30 năm, trong điều kiện tốt được bảo quản thì lên đến 80 thậm chí 100 năm.

Khác biệt 1

Những phẩm chất nổi bật nhất của hội hoạ sơn dầu là vừa trong vừa sâu lại vừa có thể đạt độ bão hòa màu sắc rất cao. Độ chuyển sắc của sơn dầu dường như vô tận. Lớp sơn còn có thể chuyển từ mỏng như màu nước tới dày như phù điêu tùy vào cách pha trộn màu của mỗi họa sĩ.

Mặc dù tranh sơn dầu có rất nhiều ưu điểm nhưng nó vẫn tồn tại một số hạn chế. Khô chậm là một bất lợi vì chúng được làm bằng các hạt nhỏ của các sắc tố được cân đối trong một loại dầu khô. Ngoài ra, một số sắc tố trong sơn có thể gây độc, sơn dễ bị hư hỏng trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm không phù hợp. Mặc dù có thể pha với các màu khác nhưng khả năng pha trộn của sơn dầu tương đối kém.

Khác biệt 2

Vật liệu trong tranh sơn mài là gỗ, sơn ta, vỏ trứng, vỏ trai…

Ngược lại với tranh sơn dầu, tranh sơn mài rất khó thực hiện. Nó lệ thuộc nhiều vào sản phẩm sơn và màu sẵn có, các màu thường là chất vô cơ vì chất hữu cơ sẽ bị nhựa của cây sơn hủy hoại. Mặc dù chất màu vô cơ có thể pha trộn nhưng nó vẫn bị chi phối rất mạnh bởi sự rực rỡ của các chất sơn son, vàng bạc, vỏ trứng và đen nhánh của sơn ta.
Một tác phẩm sơn mài thiếu vắng chất vàng bạc hay vỏ trứng sẽ bị xem như là mất chất. Tranh sơn mài đòi hỏi một mặt phẳng gần như tuyệt đối và phải có độ bóng, không chấp nhận độ lồi lõm, gợn sóng và mờ, càng bóng càng đẳng cấp. Vì vậy, khi xem một bức tranh sơn mài người ta thường nhìn nghiêng để xem độ bóng, phẳng mà đánh giá tay nghề người nghệ nhân.

Khác Biệt 3

Chất sơn dùng để vẽ tranh sơn mài không được quá đặc hoặc loãng, phải tương đối nhất quán. Khi vẽ xuống phải đều tay, tản mịn, nếu sơn loãng sẽ bị chảy làm biến dạng.
Sau khi vẽ xong phải phủ lên một lớp sơn quang rồi đem ủ, khi ủ sẽ gặp nhiều trở ngại trong kỹ thuật khiến tranh bị hư hỏng. Sau khi ủ khô, mặt tranh sẽ bị chai cứng, lúc đó mới lấy ra mài, tạo độ phẳng cần thiết để tiếp tục các công đoạn đã dư định cho đến khi hoàn thành.
Ngoài việc tạo hình, người nghệ nhân sơn mài phải biết khai thác công đoạn phủ ủ qua nhiều lần – lớp, phải biết tận dụng chất liệu vàng bạc vỏ trứng và công đoạn mài. Những điều này cho thấy tài năng, tư duy sáng tạo, đẳng cấp của người nghệ nhân.

Dù là tranh sơn mài hay tranh sơn dầu, cả 2 loại tranh đều có những nét độc đáo, đặc sắc riêng của nó, tùy vào con mắt nghệ thuật của mỗi người mà cảm nhận tính nghệ thuật của nó.
0 0 10,665 0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết