Sự quý phái của trà ô long

Trà gắn với đời sống của người Việt từ lâu đời. Chén trà gắn liền với tình nghĩa tâm giao, trà cũng là sự bắt đầu khởi nguồn trong văn hóa con người, thể hiện cái tình cái nghĩa “chén trà là đầu câu chuyện”. Một trong những dòng trà vừa mộc mạc vừa quyến rũ chính là ô long. Uống chén trà ô long dịu dàng thơm ngát là niềm vui của những người yêu trà.

Trà ô long thể hiện cái nét thuần khiết, nét tao nhã, êm diệu khiến cho con người ta trở nên thanh tịnh giữa những tấp nập trong cuộc sống. Trà ô long được chế xuất theo một quy trình lên men công phu, có công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là vóc dáng và làn da.

Tên gọi ô long chính là ghép của từ rồng (Long) và màu đen (Ô), đặt theo hình dáng trà xoăn dài ban đầu. Sau khi đến đảo Đài Loan để thuận tiện cho lưu trữ và vận chuyển. Người Đài Loan đã phát minh ra cách vo tròn viên trà để trở thành dạng ngọc xanh như hiện đại.

Hiện nay, ô long Đài Loan được trồng nhiều tại Việt Nam với chất lượng rất cao, sau đó xuất khẩu trở về Đài Loan.

Trà ô long được gọi chung nhóm “thanh trà” là một nhóm lớn những loại trà được lên men khoảng từ 20% đến 80%. Mức độ oxy hóa này phản ánh qua màu lá trà cũng như màu nước trà pha từ xanh sang vàng, hổ phách, nâu đỏ

Loại trà này ngày nay rất được ưa chuộng bởi có sự đa dạng về hương vị. Trà trở nên ngọt ngào hơn hẳn so với trà xanh, vị chát rất mềm mại. Nó có thể có hương giống gỗ, hạt dẻ, hương hoa hoặc trái cây, hương mật ong...tùy vào phẩm tà ô long.

Quy trình sản xuất công phu trà ô long, trà xanh hay trà đen đều được sản xuất từ cùng một loại lá trà. Nếu sản xuất trà xanh không cần lên men, trà đen cần lên men hoàn toàn, thì đối với trà ô long, quy trình sản xuất lại cần đến công đoạn bán lên men. Tại công đoạn này, người sản xuất trà phải canh chính xác thời điểm lên men, cũng là thời điểm trong lá trà sản sinh nhiều nhất một loại chất tốt cho sức khỏe: chất polyphenol.

Trà ô long trải qua quá trình chế biến phức tạo nhất trong các loại trà, với đầy đủ 5 giai đoạn. Trong giai đoạn làm dập và oxy hóa được lặp lại để tạo nên hương vị mong muốn. Một mẻ trà ô long thành công mất ít nhất 32 giờ chế biến liên lục.

Trong quá trình chế biến này, caffeine trong lá trà liên kết với tanin tan trong nước nóng tạo ra hương thơm và giúp cho trà ô long trở nên mềm mại, ít đắng chát (tanin có vị chát, caffein vị đắng).

Trà ô long không chỉ đa dạng về mùi hương giúp nâng cao trải nghiệm thưởng thức trà mà hương thơm của trà còn giúp giải tỏa căng thẳng và có lợi cho hô hấp.

Trà ô long với những phản ứng từ quá trình oxy hóa còn tạo ra nhiều dược chất có lợi. Uống trà ô long hằng ngày được ghi nhận là có khả năng nâng cao sức đề kháng, phòng chống suy thận, giảm nguy cơ mắc bệnh răng miệng và hỗ trợ giảm cân, chống béo phì.

Lâm Đồng hiện là vùng đất sản xuất trà ô long chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Sản lượng tập trung ở các giống ô long Thuần chủng, ô long Tứ Quý, Kim Tuyên; các giống này đều thuộc giống trà ô long Cao Sơn xuất xứ từ Đài Loan.

Uống Trà Thôi
Theo Tạp chí kinh tế
0 0 11,282 0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết