Ý Nghĩa Tượng Đạt Ma Sư Tổ Quá Hải
Hình ảnh Đạt Ma Sư Tổ không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam. Mẫu Tượng Gỗ Đạt Ma hiện đang là mẫu tượng bí ẩn, kì vĩ và chiếm được cảm tình nhiều nhất trong giới chuộng phong thủy. Mẫu tượng này có đa dạng kiểu dáng, chất liệu,… Nhưng phổ biến và được ưa chuộng nhiều nhất có lẽ vẫn là các mẫu tượng Đạt Ma quá hải bằng gỗ.
Đạt Ma là ai?
Được biết thì Đạt Ma là người có thật. Tuy nhiên, các tư liệu lịch sử về ông là rất mơ hồ. Chỉ biết rằng ông tên thật là Bồ Đề Đa La, vốn là hoàng tử con vua nước Thiên Trúc (một nước nhỏ thuộc miền Tây Ấn Độ).
Không có cứ liệu lịch sử rõ ràng về năm sinh, năm mất của ông. Các sách ở Trung Hoa thường ghi lại rằng, Đạt Ma truyền đạo tại đây vào thời Lưu Tống hoặc nhà Lương (tức khoảng thế kỉ thứ V thứ VI sau công nguyên).
Đạt Ma được coi là truyền nhân thứ 27 của bậc chân tu Bát Nhã Đa La, và là sư tổ (tổ đầu tiên) của trường phái Thiền Tông Trung Hoa.
Bồ Đề Đạt Ma được coi là người sáng lập trường phái Thiền Trung Hoa, ông cũng nổi tiếng với nhiều pháp chữa bệnh, rèn luyện thân thể (ví dụ như pháp Dịch Cân Kinh). Đạt Ma Sư Tổ còn là 1 trong những người đầu tiên sáng lập nên môn phái Thiếu Lâm lừng danh thiên hạ.
Sinh thời Đạt Ma có sức mạnh ngàn cân, hành tung kì bí. Lúc sống cũng như lúc chết đều rất hiên ngang, kiêu dũng. Vì vậy, hậu thế vẽ tranh, dựng tượng để tôn thờ ông. Người ta cho rằng tượng ông có sức mạnh trấn trạch trừ tà cực tốt. Ông còn là đại biểu về ý chí – trí huệ, sự buông bỏ và giác ngộ tuyệt đối để đến được hạnh phúc thực thụ.
Điều đầu tiên khi nhắc đến Đạt Ma đó là vị tổ sư của Thiền tông Trung Quốc. Mặc dù người có xuất thân từ đất nước Thiên Trúc xa xôi, bắt đầu đi truyền pháp khi tuổi đã cao. Vào năm 520 TCN, thời nhà Lương có vua Vũ Đế là người sùng đạo đã xây rất nhiều đền chùa khắp đất nước cứ ngỡ sau lần gặp gỡ với Đạt Ma sẽ giác ngộ thành, nhưng do tư tưởng hai người không hợp dẫn tới việc Đạt Ma cáo từ. Sau đó có nhiều truyền thuyết kể lại rằng Bồ Đề Đạt ma khi qua sông, ngài ngắt nhành cỏ đặt xuống lòng sông Trường Giang rồi đặt chân lên trên và đi. Hình ảnh này là biểu tượng cho sự ngộ phật tính cao, ý chí kiên định và luôn vững vàng.
Hình tượng Đạt Ma quá hải
Như đã nhắc đến ở phần trên, khi Sư Tổ Đạt Ma từ Tây Thiên đến Trung Hoa để truyền bá đạo và tư tưởng của mình thì Ông đã gặp vua Lương Vũ Đế. Do nhà vua này không lĩnh ngộ được Thuyết pháp của Ông và Sư Tổ xem như không có duyên vua nên từ giã ra đi. Không có nhiều chi tiết kể về cuộc gặp này nhưng cuộc gặp gỡ giữa Bồ Đề Đạt Ma và Lương Vũ Đế được các ngữ lục ghi lại như sau: Lương Vũ Đế cho xây nhiều chùa chiền, bảo tháp để thỏa mãn lòng tôn sùng Phật giáo của mình. Vũ Đế hỏi Đạt Ma: "Trẫm từ lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?". Sư Tổ đáp rằng: "Không có công đức." ....Sau khi kết thúc cuộc gặp với vua thì Sư Tổ đã từ giã và đi về hướng Sông Dương Tử hay sông Trường Giang. Từ đây, xuất hiện lên điển tích quá hải của Ông.
Tượng Đạt Ma quá hải được hình tượng hóa từ điển tích Đạt Ma vượt sông Trường Giang để đến nước Ngụy tu luyện. Sông Trường Giang là mộ con sông nước siết, rộng lớn, Đạt Ma đã giác ngộ và vượt qua sông một cách nhẹ nhàng thể hiện lòng quyết tâm, ý chí truyền bá tư tưởng của mình. Trong các ghi chép nói rằng, Ông đã nghe lời thầy Bát Nhã Đa La để đi khắp nơi truyền đạo.
Ý nghĩa của tượng đạt ma trong Phong Thủy
Đạt Ma Sư Tổ được xem là Tổ của trường phái Thiền, Ông là người sáng lập nên môn võ Thiếu Lâm Tự. Vì vậy, người đời thường cho rằng tượng Đạt Ma gỗ có khả năng phong thủy trấn trạch và trừ tà tốt.
Cuộc đời Đạt Ma là sự tranh đấu không ngừng giữa tham sân si, ngu tối để đạt được đến sự giác ngộ, hạnh phúc chân thực, tuyệt đối. Cho nên, tượng tổ Đạt Ma còn có ý nghĩa giáo dục giúp mang đến tính Chân, Thiện, Mỹ hướng con người đến giá trị chân thật của cuộc sống.
Trong cuộc sống hiện đại, người ta thường phải bon chen với quyền hành, tiền bạc và danh vọng mà đánh mất đi giá trị hạnh phúc thực sự của một đời người. Nếu một bức tượng Đạt Ma Sư Tổ ngồi thiền sẽ mang ý nghĩa cho không gian trầm lắng, khiến con người ngẫm lại bản thân và cuộc đời. Để có cuộc sống tiêu dao, nhàn nhã thì một bức tượng Đạt Ma Sư Tổ quá hải sẽ mang lại ý nghĩa của giá trị giáo dục chính bản thân mình phải thật sự quyết tâm, vượt qua mọi trắc trở.
Cũng như có sự xuất hiện của việc Đạt Ma vượt sông Trường Giang mà nhân loại ngày nay mới có thêm hình tượng Đạt Ma vượt sóng, quá hải kì bí và rất ý nghĩa. Chúng ta, luôn coi trọng hình ảnh tổ quá hải như là một hình ảnh mang tính phong thủy trấn trạch cao, giải trừ vận xấu, hướng xấu, loại bỏ kẻ tiểu nhân hiềm khích trong cuộc sống.
Cách trưng bày tượng đạt ma quá hải
Tượng gỗ Đạt Ma là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc cũng là một tác phẩm phong thủy. Vì vậy, có thể đặt tượng Đạt Ma trong nhà, công ty hay cửa hàng. Chúng ta không được đặt tượng Tổ Sư bừa nhé, vì chúng ta làm như vậy là không tôn trọng Ngài. Sau đây, là những điều nên và không nên làm khi để tượng Sư Tổ trong nhà:
Chúng ta chỉ nên đặt tượng Ông trong phòng khách lớn, hướng ra cửa chính. Đặt tượng Đạt Ma ở phòng khách hướng ra cửa chính không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với Ngài mà còn có ý nghĩa trấn trạch cao nhất. Sức mạnh của Sư Tổ sẽ trấn áp các nguồn năng lượng xấu này để bảo vệ cho gia đình. Cũng có thể kết hợp với nhiều mẫu tượng khác: La Hán Trường Mi, Tượng Bát Tiên, Tượng Linh Vật ( Rồng ),...
Nên đặt tượng gỗ Đạt Ma trên bàn hoặc kệ gỗ.
Không được đặt tượng Đạt Ma trong nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ...
Không nên để tượng dưới mặt sàn, sân, vị trí thấp vì những vị trí này sẽ thể hiện sự bất kính với Ngài mang đến tai họa không tốt cho gia chủ.
Nói chung, hiện nay Tượng gỗ Đạt Ma quá hải được xem là một trong những hình tượng Đạt Ma có ý nghĩa trấn trạch mạnh trong phong thủy. Cũng như những sản phẩm tượng gỗ khác, mỗi pho tượng Đạt Ma đều mang một ý nghĩa riêng. Cho nên, trước khi tìm mua tượng gỗ Đạt Ma các bạn nên tìm hiểu kỹ ý nghĩa của từng hình tượng Đạt Ma để tìm cho gia đinh mình một sản phẩm tượng phù hợp với mục đích mong muốn.
Uống Trà Thôi
Sưu tầm internet
Đạt Ma là ai?
Được biết thì Đạt Ma là người có thật. Tuy nhiên, các tư liệu lịch sử về ông là rất mơ hồ. Chỉ biết rằng ông tên thật là Bồ Đề Đa La, vốn là hoàng tử con vua nước Thiên Trúc (một nước nhỏ thuộc miền Tây Ấn Độ).
Không có cứ liệu lịch sử rõ ràng về năm sinh, năm mất của ông. Các sách ở Trung Hoa thường ghi lại rằng, Đạt Ma truyền đạo tại đây vào thời Lưu Tống hoặc nhà Lương (tức khoảng thế kỉ thứ V thứ VI sau công nguyên).
Đạt Ma được coi là truyền nhân thứ 27 của bậc chân tu Bát Nhã Đa La, và là sư tổ (tổ đầu tiên) của trường phái Thiền Tông Trung Hoa.
Bồ Đề Đạt Ma được coi là người sáng lập trường phái Thiền Trung Hoa, ông cũng nổi tiếng với nhiều pháp chữa bệnh, rèn luyện thân thể (ví dụ như pháp Dịch Cân Kinh). Đạt Ma Sư Tổ còn là 1 trong những người đầu tiên sáng lập nên môn phái Thiếu Lâm lừng danh thiên hạ.
Sinh thời Đạt Ma có sức mạnh ngàn cân, hành tung kì bí. Lúc sống cũng như lúc chết đều rất hiên ngang, kiêu dũng. Vì vậy, hậu thế vẽ tranh, dựng tượng để tôn thờ ông. Người ta cho rằng tượng ông có sức mạnh trấn trạch trừ tà cực tốt. Ông còn là đại biểu về ý chí – trí huệ, sự buông bỏ và giác ngộ tuyệt đối để đến được hạnh phúc thực thụ.
Điều đầu tiên khi nhắc đến Đạt Ma đó là vị tổ sư của Thiền tông Trung Quốc. Mặc dù người có xuất thân từ đất nước Thiên Trúc xa xôi, bắt đầu đi truyền pháp khi tuổi đã cao. Vào năm 520 TCN, thời nhà Lương có vua Vũ Đế là người sùng đạo đã xây rất nhiều đền chùa khắp đất nước cứ ngỡ sau lần gặp gỡ với Đạt Ma sẽ giác ngộ thành, nhưng do tư tưởng hai người không hợp dẫn tới việc Đạt Ma cáo từ. Sau đó có nhiều truyền thuyết kể lại rằng Bồ Đề Đạt ma khi qua sông, ngài ngắt nhành cỏ đặt xuống lòng sông Trường Giang rồi đặt chân lên trên và đi. Hình ảnh này là biểu tượng cho sự ngộ phật tính cao, ý chí kiên định và luôn vững vàng.
Hình tượng Đạt Ma quá hải
Như đã nhắc đến ở phần trên, khi Sư Tổ Đạt Ma từ Tây Thiên đến Trung Hoa để truyền bá đạo và tư tưởng của mình thì Ông đã gặp vua Lương Vũ Đế. Do nhà vua này không lĩnh ngộ được Thuyết pháp của Ông và Sư Tổ xem như không có duyên vua nên từ giã ra đi. Không có nhiều chi tiết kể về cuộc gặp này nhưng cuộc gặp gỡ giữa Bồ Đề Đạt Ma và Lương Vũ Đế được các ngữ lục ghi lại như sau: Lương Vũ Đế cho xây nhiều chùa chiền, bảo tháp để thỏa mãn lòng tôn sùng Phật giáo của mình. Vũ Đế hỏi Đạt Ma: "Trẫm từ lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?". Sư Tổ đáp rằng: "Không có công đức." ....Sau khi kết thúc cuộc gặp với vua thì Sư Tổ đã từ giã và đi về hướng Sông Dương Tử hay sông Trường Giang. Từ đây, xuất hiện lên điển tích quá hải của Ông.
Tượng Đạt Ma quá hải được hình tượng hóa từ điển tích Đạt Ma vượt sông Trường Giang để đến nước Ngụy tu luyện. Sông Trường Giang là mộ con sông nước siết, rộng lớn, Đạt Ma đã giác ngộ và vượt qua sông một cách nhẹ nhàng thể hiện lòng quyết tâm, ý chí truyền bá tư tưởng của mình. Trong các ghi chép nói rằng, Ông đã nghe lời thầy Bát Nhã Đa La để đi khắp nơi truyền đạo.
Ý nghĩa của tượng đạt ma trong Phong Thủy
Đạt Ma Sư Tổ được xem là Tổ của trường phái Thiền, Ông là người sáng lập nên môn võ Thiếu Lâm Tự. Vì vậy, người đời thường cho rằng tượng Đạt Ma gỗ có khả năng phong thủy trấn trạch và trừ tà tốt.
Cuộc đời Đạt Ma là sự tranh đấu không ngừng giữa tham sân si, ngu tối để đạt được đến sự giác ngộ, hạnh phúc chân thực, tuyệt đối. Cho nên, tượng tổ Đạt Ma còn có ý nghĩa giáo dục giúp mang đến tính Chân, Thiện, Mỹ hướng con người đến giá trị chân thật của cuộc sống.
Trong cuộc sống hiện đại, người ta thường phải bon chen với quyền hành, tiền bạc và danh vọng mà đánh mất đi giá trị hạnh phúc thực sự của một đời người. Nếu một bức tượng Đạt Ma Sư Tổ ngồi thiền sẽ mang ý nghĩa cho không gian trầm lắng, khiến con người ngẫm lại bản thân và cuộc đời. Để có cuộc sống tiêu dao, nhàn nhã thì một bức tượng Đạt Ma Sư Tổ quá hải sẽ mang lại ý nghĩa của giá trị giáo dục chính bản thân mình phải thật sự quyết tâm, vượt qua mọi trắc trở.
Cũng như có sự xuất hiện của việc Đạt Ma vượt sông Trường Giang mà nhân loại ngày nay mới có thêm hình tượng Đạt Ma vượt sóng, quá hải kì bí và rất ý nghĩa. Chúng ta, luôn coi trọng hình ảnh tổ quá hải như là một hình ảnh mang tính phong thủy trấn trạch cao, giải trừ vận xấu, hướng xấu, loại bỏ kẻ tiểu nhân hiềm khích trong cuộc sống.
Cách trưng bày tượng đạt ma quá hải
Tượng gỗ Đạt Ma là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc cũng là một tác phẩm phong thủy. Vì vậy, có thể đặt tượng Đạt Ma trong nhà, công ty hay cửa hàng. Chúng ta không được đặt tượng Tổ Sư bừa nhé, vì chúng ta làm như vậy là không tôn trọng Ngài. Sau đây, là những điều nên và không nên làm khi để tượng Sư Tổ trong nhà:
Chúng ta chỉ nên đặt tượng Ông trong phòng khách lớn, hướng ra cửa chính. Đặt tượng Đạt Ma ở phòng khách hướng ra cửa chính không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với Ngài mà còn có ý nghĩa trấn trạch cao nhất. Sức mạnh của Sư Tổ sẽ trấn áp các nguồn năng lượng xấu này để bảo vệ cho gia đình. Cũng có thể kết hợp với nhiều mẫu tượng khác: La Hán Trường Mi, Tượng Bát Tiên, Tượng Linh Vật ( Rồng ),...
Nên đặt tượng gỗ Đạt Ma trên bàn hoặc kệ gỗ.
Không được đặt tượng Đạt Ma trong nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ...
Không nên để tượng dưới mặt sàn, sân, vị trí thấp vì những vị trí này sẽ thể hiện sự bất kính với Ngài mang đến tai họa không tốt cho gia chủ.
Nói chung, hiện nay Tượng gỗ Đạt Ma quá hải được xem là một trong những hình tượng Đạt Ma có ý nghĩa trấn trạch mạnh trong phong thủy. Cũng như những sản phẩm tượng gỗ khác, mỗi pho tượng Đạt Ma đều mang một ý nghĩa riêng. Cho nên, trước khi tìm mua tượng gỗ Đạt Ma các bạn nên tìm hiểu kỹ ý nghĩa của từng hình tượng Đạt Ma để tìm cho gia đinh mình một sản phẩm tượng phù hợp với mục đích mong muốn.
Uống Trà Thôi
Sưu tầm internet