Khổng Tử là ai và Ý nghĩa tượng gỗ Khổng Tử trong phong thủy và cách bày trí ?

Nhắc đến nền văn hóa truyền thống Trung Hoa chúng ta đều biết Khổng Tử. Khổng Tử là một vĩ nhân có sức ảnh hưởng to lớn cho đến ngày nay, những triết học của đạo Khổng vẫn luôn tồn tại song hành với sự phát triển hiện đại của đất nước này. Khổng Tử không chỉ là một nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng của Trung Hoa mà các bài giảng và triết lý của ông có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống và tư tưởng của các dân tộc Đông Á. Triết lý của Khổng Tử nhấn mạnh sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Ông đưa ra các quy tắc trong các mối quan hệ xã hội, đề cao "Đạo Trung Dung" và các đức tính "Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín". Khổng Tử đề cao mối quan hệ gia đình, thờ cúng tổ tiên, trẻ kính trọng già, vợ tôn trọng chồng, và gia đình là căn bản cho một xã hội lý tưởng. Ông cũng luôn lấy những điều tốt đẹp trong quá khứ ra làm chuẩn mực, và khuyên người Trung Quốc, đặc biệt là tầng lớp cai trị, tự đổi mới mình dựa trên những hình mẫu những vị vua hiền trong quá khứ. Chính vì vậy mà các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học, và được gọi là Khổng giáo. Vậy Khổng Tử là ai? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Khổng Tử là ai ?

Khổng Tử ( Khổng Phu Tử ) được hậu thế tôn kính gọi là Khổng Khâu hay Khổng Khưu. Tự là Trọng Ni, Ông sinh ngày 28/9 năm 551 TCN mất vào khoảng ngày 11/4 năm 479 TCN. Những thụy hiệu được truy phong là: Bao thành tuyên Ni công, Văn Tuyên vương, Đại thánh Văn Tuyên vương, Chí thánh tiên sư, Đại thành chí thánh Văn Tuyên vương Thánh sư.

Khổng Tử sống ở thời nhà Chu, một thời kỳ của những cuộc xung đột chính trị - xã hội, chính vì vậy mà thời này còn được gọi là thời chiến quốc.

Tại Trung Quốc, Nho giáo hay còn gọi là Khổng giáo thịnh hành ở thời Hán Vũ Đế không chỉ vậy nó còn trở thành hệ tư tưởng chính thống cả về chính trị và đạo đức của Trung Hoa trong hơn 2000 năm. Từ thế kỷ thứ IV, Nho giáo lan rộng và cũng rất phát triển ở các nước châu Á khác như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử (sinh năm 551 trước Công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi Khổng Tử là người sáng lập ra Nho giáo.

Cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử:

Công đức cũng như trí tuệ của Khổng Tử được đúc kết trong Vạn thế sư biểu hoặc Đại thành chí thánh tiên sư. Con cháu Khổng Tử kế thừa truyền thống tổ tiên nên thế hệ nào cũng ghi chép gia phả để nhắc nhở con cháu về công lao của tổ tiên. Năm 2005, dòng họ gia tộc Khổng Tử được vinh danh trong Sách Kỷ lục Guinness là gia tộc có gia phả lâu dài nhất trong lịch sử thế giới với chính xác là 86 thế hệ con cháu được ghi chép trải dài trên 2500 năm. Bộ gia phả này không chỉ có giá trị lớn với con cháu Khổng Tử, mà còn là tư liệu quý giá để tìm hiểu về lịch sử Trung Quốc trong 2500 năm trước đây. Khổng Tử sinh ra ở ấp Trâu, thôn Xương Bình, nước Lỗ (nay là Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc) vào cuối thời Xuân Thu chiến quốc. Có rất nhiều sử ký nói rằng Ông là con của một gia đình nghèo, nhưng tổ tiên ba đời vốn thuộc dòng quý tộc bị sa sút từ nước Tống đã di cư đến nước Lỗ. Cha của ông là Khổng Hột, mẹ của ông là Nhan Chinh Tại. Năm ba tuổi, Ông đã mồ côi cha. Mẹ ông Nhan Chinh Tại lúc đó mới 20 tuổi sợ khó khăn vất vả nên đã đưa Khổng Tử đến sống ở Khúc Phụ, thủ phủ nước Lỗ lúc bấy giờ, mong ông được sống và lớn lên trong một điều kiện tốt hơn. Khi đã khôn lớn, Ông làm lụng vất vả để giúp đỡ mẹ và rất ham học. Năm Ông được 16 tuổi thì mẹ qua đời, từ đó Ông sống một cuộc sống thanh tĩnh, hàng ngày vẫn chăm chỉ học hành, mong muốn thực hiện được di vọng của mẹ.

Năm được 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ chuyên quản lý kho tàng, xuất nạp tiền lương. Ông từng đảm nhiệm chức quan nhỏ chuyên quản lý nông trường chăn nuôi, súc vật. Ông được thăng chức lên làm quan Tư không, chuyên quản lý việc xây dựng công trình. Năm 21 tuổi, Khổng Tử được cử làm chức Ủy Lại, chức quan nhỏ coi việc sổ sách của kho lúa, cân đo và gặt lúa. Sau đó, qua làm Tư Chức Lại, coi việc nuôi bò, dê, súc vật dùng trong việc tế tự.

Khi 22 tuổi, ông thành lập trường giảng học được các môn đồ gọi bằng Phu Tử. Năm 25 tuổi thì ông chịu tang mẹ. Năm 29 tuổi, ông học đàn cùng Sư Tương ở nước Lỗ. Khổng Tử muốn đến Lạc Dương khi đã 30 tuổi ( kinh đô nhà Chu ) để nghiên cứu về nghi lễ, chế độ miếu đường, nhưng do nhà nghèo, không đủ tiền lộ phí. Học trò của Ông là Nam Cung Quát biết vậy, liền về tâu với Lỗ Chiêu Công ( vị vua thứ 25 của nước Lỗ lúc bấy giờ ). Nhà Vua liền ban cho Khổng Tử một cỗ xe ngựa, vài quân hầu cận để đưa Khổng Tử cùng Nam Cung Quát đi Lạc Dương. Khi đến Lạc Dương, Khổng Tử quan sát nhà Tôn miếu, Minh đường, khảo cứu các luật lệ, thư tịch đời cổ và đi xem Giao đàn ( nơi nhà vua tế Thiên Địa, Tinh tú ). Ông còn đến Xã đàn nơi vua tế Thần Nông và Thần Hậu Thổ. Bất kì nơi nào có quan hệ đến việc tế lễ thì ông đều đến quan sát và hỏi han thật kĩ.

Khổng Tử khảo sát các việc xong thì trở về. Sự học của ông càng rộng, nên học trò xin theo học càng đông. Vua Lỗ vẫn chưa dùng ông vào việc nước. Mấy năm sau, trong nước Lỗ khởi loạn. Ông theo Lỗ Chiêu Công lánh sang nước Tề. Tề Cảnh Công mời ông tới để hỏi việc chính trị và rất khâm phục ông đã muốn đem đất Ni Khê phong cho ông nhưng quan Tướng quốc nước Tề là Yến Anh ngăn cản không cho. Ông trở về nước Lỗ lo việc dạy học, nghiên cứu cho tường tận Đạo học của Thánh hiền. Lúc đó ông đã 36 tuổi.

Trong suốt 20 năm, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông đã bị coi thường. Khổng Tử cùng các học trò đi qua nhiều nước như: Vệ, Khuông, Trần, Tống, Thái, Sở mong thuyết phục các vua chư hầu chịu đem Đạo của ông ra ứng dụng để đem lại cuộc sống thái bình cho dân chúng. Nhưng Đạo của ông là Vương Đạo ( đạo trị quốc ) nên đã đi ngược ý đồ Bá Đạo ( đạo chinh phạt ) của các vị vua hay chư hầu và quyền lợi của các quan Đại phu nên đều không dám dùng.

Đến năm thứ chín đời vua Lỗ Định Công, ông đã được 51 tuổi, vua Lỗ phong cho chức Trung Đô Tể lo việc cai trị Ấp Trung Đô, tức là đất Kinh Thành. Một năm sau đó, bốn phương đều lấy chính sự của ông làm khuôn mẫu. Năm Lỗ Định Công thứ 10 ( năm 500 TCN ), ông phò tá vua Lỗ đi hội cùng Tề Cảnh Công ở Giáp Cốc. Nhờ có tài ngôn luận, ứng đáp kịp thời nên vua Tề rất khâm phục trả lại cho nước Lỗ ba khoảnh đất ở Quy Âm.

Khổng Tử giữ chức Tư Không, thăng lên Đại Tư Khấu ( Hình Bộ Thượng Thư ) coi việc hình án. Ông đã đặt ra luật lệ để cứu giúp kẻ nghèo khổ, lập ra phép tắc, định việc tống táng, lớn nhỏ phải có trật tự, trai gái không lẫn lộn, gian phi trộm cắp không còn, xã hội được an bình thịnh trị. Được 4 năm, Lỗ Định Công phong ông làm Nhiếp Tướng Sự ( Tướng Quốc ), coi việc các Chính trị trong nước. Ông nắm quyền được 7 ngày thì tâu với vua Lỗ xin được giết gian thần Thiếu Chính Mão để chỉnh đốn quốc sự. Ông chỉnh đốn kỷ cương trong cả nước, dạy dân những điều lễ nghi, nghĩa, liêm, sỉ, nên dân không còn nhiễu loạn theo cùng là chính trị mỗi ngày được tốt lên. Ba tháng sau đó, nước Lỗ trở nên thịnh trị.

Lúc này, nước Tề thấy nước Lỗ mạnh lên dần, có ý lo ngại hơn. Vua Tề tính kế, lập ra Bộ Nữ nhạc đem dâng cho vua Lỗ. Khổng Tử biết vua Tề có ý dùng chuyện này để làm suy bại chính sự nước Lỗ nên đã khuyên Lỗ Định Công không nhận. Nhưng Định Công không nghe nên sau đó vua Lỗ nhận Bộ Nữ Nhạc thì lười biếng, chán ghét Khổng Tử. Lỗ Định Công không nghe lời can của Khổng Tử, bỏ bê triều chính, có khi không ra coi triều, mọi việc đều giao cả cho quyền thần. Khổng Tử can gián vua Lỗ nhiều lần nhưng không thành công thì chán nản từ chức, bỏ nước Lỗ đi chu du đến các nước chư hầu. Đạo làm quan của Ông đã thể hiện qua lời ông nói với Nhan Hồi "Dùng ta thì ta giúp làm nên sự nghiệp, không dùng thì ta ở ẩn. Chỉ có ta và ngươi có thể làm được điều này mà thôi.” Khi đến nước Vệ, vua Vệ Linh Công đã hỏi Khổng Tử về việc chiến trận Khổng Tử thưa rằng: "Về lễ nghĩa thì tôi thường được nghe, còn việc đánh nhau thì tôi chưa từng được học bao giờ". Hôm sau, Khổng Tử đi khỏi nước Vệ. Khi đến nước Trần, do không được cấp lương thực, học trò theo Khổng Tử đều bị đói và ốm đau. Tử Lộ buồn bã đến gặp Khổng Tử nói "Người quân tử cũng có lúc khốn cùng phải không?". Khổng Tử nói "Người quân tử gặp khi cùng khốn thì cố giữ gìn chịu đựng, kẻ tiểu nhân gặp khi cùng khốn thì sẽ sinh ra lạm dụng làm liều". Ông cả đời đi khắp nơi để truyền bá tư tưởng nhưng giới cầm quyền các nước thời bấy giờ chẳng ai muốn áp dụng đạo trị quốc của ông. Khổng Tử nói với Tử Cống rằng "Ta không oán trời, không trách người, ta học việc người từ nơi thấp cạn mà hiểu được lẽ trời là nơi cao siêu. Hiểu ta may ra chỉ có trời!".

Khi Ông đã 68 tuổi, Ông trở về nước Lỗ dạy học và soạn sách. Ông chỉnh lý lại các bản nhạc nước Lỗ khiến cho nhạc nhã và nhạc tụng mỗi loại có vị trí thích đáng hơn. Khổng Tử là người thầy tư nhân chuyên thu nhận học trò đầu tiên trong lịch sử giáo dục của Trung Quốc. Trước thời ông, trường học hoàn toàn của triều đình chỉ thu nhận con em của gia đình quý tộc. Khổng Tử sáng lập ra trường học tư đầu tiên, thu nhận nhiều học trò bất kể là xuất thân sang hèn và đưa giáo dục mở rộng cho bình dân đem tri thức văn hóa truyền bá cho dân gian. Ông cống hiến to lớn đối với giáo dục thời cổ đại. Môn đệ của Khổng Tử lên tới 3000 người, trong đó 72 người được liệt vào hạng tài giỏi, nên gọi là Thất thập nhị hiền.

Năm 69 tuổi, ông làm thêm việc hiệu đính các cổ thư bị tản nát nhiều chỗ không rõ ràng dễ bị thất truyền, khiến người đời sau nhầm lẫn. Nên Khổng Tử thực hiện san định lại các kinh sách của Thánh hiền đời trước và lập thành 6 cuốn sách như sau: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu. Mỗi cuốn Kinh lại nói về vấn đề khác nhau, từ thi ca, nghi lễ, bói toán hay sử học. Khổng Tử tự mình biên soạn 6 bộ sách trên đã thể hiện sự hiểu biết sâu rộng, tinh thần làm việc miệt mài của ông. Đây là một dạng Bách khoa toàn thư đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Ngoài ra, lịch sử Trung Quốc có ghi lại Kinh Nhạc của Khổng Tử đã bị thiêu hủy trong thời chiến tranh Hán - Sở, nên chỉ còn lại 5 cuốn Kinh mà người nay thường gọi là Ngũ Kinh. Ngũ kinh giữ vị trí rất quan trọng cho việc giúp các nhà sử học tìm hiểu về thời thái cổ. Không những thế Kinh Xuân Thu của Khổng Tử được cho là ra đời trước cả Sử ký, là cuốn Kinh tâm đắc và là cuốn Sử học đầu tiên của Trung Quốc. Vào mùa Xuân năm 481 TCN, tương truyền người Lỗ săn được kỳ lân què chân trước Khổng Tử đã xem và khóc. Ông nói:" Ngộ đạo cùng hí" có nghĩa là đạo của ta đến lúc cùng. Sách Kinh Xuân Thu cũng chỉ được viết đến thời gian này thì hết nên đời sau thường gọi cuốn Xuân Thu này là Lân kinh. Năm Lỗ Ai Công thứ 17, Khổng Tử chống gậy và hát "Thái sơn kỳ đồi hồ! Lương mộc kỳ hoại hồ! Triết nhân kỳ nuy hồ! ". Một học trò của Ông hỏi thăm và Ông đã nói rằng: "Ta biết ta sắp chết". Ngày Kỷ Sửu 18 tháng 2 năm Nhâm Tuất ( là tháng 4 năm 479 TCN ) Khổng Tử ( Khổng Phu Tử ) tạ thế, thọ 73 tuổi. Trước tạ thế Khổng Tử cảm thán: "Chim phượng hoàng không bay đến, sông Hoàng Hà không xuất hiện đồ thư, một đời ta thế là hết". Mộ phần Ông được dựng ở bên bờ sông Tứ Thủy, Bắc nước Lỗ hiện nay gọi là Khổng Lâm, huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Khổng Tử nhân cách, triết lý

Khổng Tử là người thông minh và luôn ham học. Ông có tính cách ôn hòa, nghiêm trang và khiêm tốn. Làm việc hết sức cẩn thận, đề cao lễ nghi, luôn tin vào Thiên mệnh. Ông tin rằng mỗi người được sinh ra đều là có lý do, bản thân ông được Trời giao cho sứ mệnh xây dựng nên một xã hội quý trọng đạo hiếu trung, lòng hiếu học và ông đã nỗ lực cho sứ mệnh đó cả đời. Ông đối với học trò đều rất thương yêu, nên các môn đồ của ông đều rất tôn trọng ông. Việc mà Khổng Tử luôn thận trọng là trai giới, chiến tranh và bệnh tật. Khổng Tử sống ở thời kỳ trật tự xã hội đã dần suy đồi. Ông rất muốn tái lập lại trật tự của xã hội, làm cho mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn. Thái Sử Công Tư Mã Thiên từng ca ngợi Khổng Tử: "Núi cao cúi phục, thiên nhiên cũng kính nể ngừng khoe sắc đẹp. Thiên hạ biết không đuổi kịp được ông nhưng luôn hướng theo ông! Từ bậc quân vương đến thường dân lúc đó đều ca ngợi ông. Tuy chỉ là người mặc áo vải nhưng ông đời đời được tôn vinh, những người học đều coi ông là thầy, có thể nói ông là bậc thánh hiền!”. Trong triết lý của Khổng Tử thường được người Trung Hoa theo như một tôn giáo tuy vẫn còn nhiều tranh luận về Khổng giáo có nên xác nhận là tôn giáo hay không? Bởi trong triết lý của Khổng Tử ít đề cập đến ma quỷ hay thần học. Triết lý của Khổng Tử thường đề cập về "Đạo Trung Dung" và các đức tính "Nhân, Lễ, Nghĩa, Tín, Trí". Khổng Tử cũng đề cao mối quan hệ gia đình, thờ cúng tổ tiên, kính lão đắc thọ, vợ tôn trọng chồng và gia đình là căn bản cho một xã hội lý tưởng. Lý thuyết đạo đức của Ông dựa theo ba quan niệm là: Lễ, Nghĩa, Nhân. Dựa theo mức độ đạo đức, Khổng Tử đã chia loại người thành ba hạng sau: Thánh nhân, Quân tử, Tiểu nhân. Tư tưởng của Khổng Tử vẫn còn lưu truyền và phát huy đến tận ngày nay. Những bài giảng của Ông được các môn đồ hệ thống thành một bộ văn bản tỉ mỉ về những quy định, cách thức thực hiện các nghi lễ. Những thế kỷ sau, Mạnh Tử và Tuân Tử đều viết những cuốn sách quan trọng và một triết lý đã được tạo dựng đầy đủ hơn, gọi là Khổng giáo. 1500 năm sau, học giả tên là Chu Hi đã diễn giải ý tưởng Khổng giáo theo một cách hoàn toàn mới, được các nhà sử học phương Tây gọi là Tân Khổng giáo và để phân biệt với những ý tưởng trong cuốn Luận Ngữ. Tân Khổng giáo có ảnh hưởng rộng rãi ở Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước châu Á khác cho đến hiện nay.

Khổng Tử đã đưa ra các phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực và sáng tạo của người học. Những phương pháp này đến nay vẫn có ý nghĩa thiết thực, đem lại hiệu quả cao trong giáo dục. Quan niệm về tri thức của Khổng Tử không chỉ học những tri thức cụ thể mà còn cao hơn nữa là phải lĩnh hội được gốc rễ của triết lý nhân sinh, vạn vật. Trong quá trình dạy học Khổng Tử dạy học trò của mình rằng: cả thầy và trò đều có nghĩa vụ to lớn với nhau. Trò tôn kính thầy, sau này có thành đạt, quyền cao chức trọng đến đâu chăng nữa cũng không được bỏ rơi lễ nghĩa, vẫn luôn phải cung kính thầy. Người thầy phải có tư cách mẫu mực để làm gương cho trò phải can trực, đạo đức, như thế mới có thể đào tạo nên những học trò hữu ích cho đất nước. Trong hàng nghìn năm lịch sử Việt Nam có chuyện kể rằng: Phạm Sư Mạnh khi đã đỗ đạt, làm quan to, về thăm thầy là Chu Văn An. Dọc đường ông ra uy để lính thét dân phải dẹp đường. Chu Văn An biết chuyện giận Phạm Sư Mạnh tỏ ra hách dịch với dân, trái lời thầy dạy, nên không gặp mặt. Dù là quan lớn ở triều đình, Phạm Sư Mạnh vẫn phải quỳ gối cả buổi trước cửa nhà thầy để xin tha lỗi, về sau cũng hành xử khiêm nhường.

Tư tưởng trong chính trị của Khổng Tử dựa trên tư tưởng về đạo đức của ông. Ông cho rằng chính trị tốt nhất là cai trị bằng "Lễ nghĩa" và đạo đức của con người không phải bằng vũ lực hay mua chuộc. Sau khi Khổng Tử mất, cố hương Khúc Phụ trở thành nơi hành hương để người đời sau này bày tỏ lòng kính ngưỡng với ông. Hiện nay, đây vẫn là một địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng nhiều người thường xuyên viếng thăm mộ cùng những ngôi đền xung quanh. Ở Trung Quốc, có nhiều ngôi đền nơi Phật giáo, Khổng giáo cùng hiện diện. Cũng có nhiều ngôi đền thờ riêng Khổng Tử và thường là nơi tổ chức những buổi lễ tưởng ơn đức nhớ ông.

Ý nghĩa tượng gỗ Khổng Tử trong phong thủy và cách bày trí:

Việc đặt tượng gỗ Khổng Tử trên bàn làm việc hay trong phòng đọc sách, phòng họp với ý nghĩa mong cho trí tuệ luôn minh mẫn, gia tăng sự phán đoán và quyết đoán trong mọi việc.

Đặc biệt, nếu đặt tượng gỗ Khổng Tử ở đúng phương vị học vấn thì sẽ tăng cường những điều may mắn và thuận lợi cho học vấn, thi cử, công danh và sự nghiệp. Với những ý nghĩa này, tượng gỗ Khổng Tử là vật phẩm cần thiết cho các bậc lãnh đạo, người làm công tác nghiên cứu khoa học,…

Khi trưng bày bất kì tượng gỗ phong thủy về các danh nhân: Tế Công, Thần Trà, Tượng Quan Công, Khương Tử Nha ( Lã Vọng ) đều cần được đặt ở nơi cao ráo thể hiện sự tôn kính. Tượng gỗ Khổng Tử thì tượng cần được đặt ở vị trí trang nghiêm như bàn học, bàn làm việc với nhiều ánh sáng, mặt tượng hướng ra phía cửa chính, tuyệt đối không đặt tượng ở vị trí thấp hoặc tối tăm.

Khổng Tử không chỉ là một nhà tư tưởng mà còn là một nhà triết học xã hội lỗi lạc nổi tiếng của Trung Quốc thời chiến quốc, ông đã để lại cho hậu thế rất nhiều những bài giảng và triết lý đạo đức sâu xa có giá trị rất to lớn. Xuất phát từ sự tôn kính và trân trọng về tài năng uyên bác của Khổng Tử mà các nghệ nhân đã khắc họa hình ảnh Khổng Tử trên các bức tượng gỗ tuyệt đẹp, được rất nhiều người ưa chuộng.

Uống Trà Thôi
Sưu tầm internet
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết