NGƯỜI HỌC NHIỀU KHÔNG NHẤT ĐỊNH LÀ NGƯỜI THẬT SỰ CÓ VĂN HOÁ

NGƯỜI HỌC NHIỀU KHÔNG NHẤT ĐỊNH LÀ NGƯỜI THẬT SỰ CÓ VĂN HOÁ

Người học nhiều không nhất định là có văn hóa, người có kiến thức rộng cũng không nhất định là có văn hóa. Bởi vì văn hóa của một người là đến từ đức hạnh, đến từ sự nâng cao tâm tính của người ấy. Nếu chỉ có học vấn cao mà khuyết thiếu sự tu dưỡng nội tâm thì đó không chỉ là một điều đáng tiếc, mà còn là một điều hết sức nguy hiểm. Có thể đặt tu tâm, dưỡng đức, xây dựng bản thân lương thiện suy nghĩ cho người khác thì mới thực sự là người có văn hóa.

1. Tôn trọng người khác
Ở trong phạm vi nhỏ như gia đình, hay lớn như những nơi công cộng, người có văn hóa sẽ luôn biết tôn trọng người khác. Một người biết tôn trọng người khác thì sẽ biết suy nghĩ cho người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác mà cân nhắc có nên làm hay không. Đối với xã hội, người ấy cũng lại tự giác thực hiện các phép tắc mà không cần người khác lên tiếng. Người có thể quan tâm, biết suy nghĩ cho người khác thì đa phần, thái độ và sự lễ phép của họ cũng đã rất cao rồi.

Có thể nói, tôn trọng người khác cũng không phải chỉ là sự lễ phép xã giao, mà nó đến từ sự thấu hiểu, yêu mến, thông cảm và trân quý người khác được ẩn sâu ở trong lòng mỗi người. Tôn trọng ấy không có hàm chứa bất cứ sắc thái lợi ích nào, cũng không bị ảnh hưởng bởi thân phận hay địa vị. Bởi vì như vậy mới là thuần túy nhất, chất phác nhất.
Tôn trọng lẫn nhau không chỉ là một đức tính quan trọng mà còn là nền tảng cần thiết để xây dựng mối quan hệ bền vững.Tôn trọng người khác không chỉ là một loại mỹ đức mà còn là một loại học vấn mà mỗi người đều cần hướng đến.

2. Tu dưỡng bản thân
Việc nhỏ không nhịn sẽ làm loạn chí lớn, mỗi ngày một việc tốt đủ để kết nhiều thiện duyên. Bất cứ “đại thiện” nào cũng cần tích lũy từ “tiểu thiện” mà thành. Con người muốn muốn hướng thiện thì trước hết phải thay đổi chính mình, phải bắt đầu từ việc tu thân, sau đó mới đến tề gia,...
Thời cổ đại, từ bậc hiền nhân đến người nông phu đều hướng đến những phẩm chất của người quân tử. Họ ví người quân tử giống như ngọc. Họ cho rằng, đức hạnh của người quân tử sáng và cao quý như ngọc vậy. Tuy nhiên ngọc cần mài giũa mới có thể sáng, con người cần tu dưỡng mới có đức hạnh cao quý.

Trong mỗi con người đều có cả hai nhân tố thiện và ác, nhưng con người tự cổ chí kim luôn lấy thiện làm chủ, đó là giá trị quan phổ quát của nhân loại. Đạo tu thân về cơ bản chính là kiềm chế phần ác và phát triển phần thiện của bản thân. Một người có tự trọng, có lý trí cần phải luôn nghiêm khắc với chính mình, suy ngẫm về ngôn từ, hành vi hàng ngày của mình và xem xét ý nghĩ của mình có phù hợp với thiên lý hay không. Đây cũng chính là điểm mấu chốt của một con người có văn hóa.

Sau khi không ngừng tu chỉnh bản thân, hàm dưỡng nên đức hạnh cao thượng thì người đó sẽ mang trên mình trọng trách với xã hội. Bởi vì thông qua không ngừng giáo dục và cảm hóa, con người có thể quay trở về với bản tính lương thiện của mình, nên trách nhiệm của một người chính trực là đánh thức lương tri, bản tính của những người khác, giúp họ quay trở về với con đường chân chính.

3. Lương thiện chính nghĩa

Người có văn hóa, biết tu dưỡng bản thân, thì cũng nhất định lựa chọn lương tri và chính nghĩa, nhất định là người lương thiện. Thiện lương không phải là vẻ thành kính nơi chùa chiền, miếu mạo mà chính là sự quan tâm từ những điều rất nhỏ trong cuộc sống gia đình đến những điều rất lớn trong xã hội. Thiện lương là lương tri, là bản tính, là lựa chọn và là một đức hạnh tốt đẹp của con người.

Thiện lương, chính trực không chỉ thể hiện ở hành động mà là biểu hiện chân thực của nội tâm con người. Làm việc thiện, giữ gìn phẩm hạnh cao thượng, vô tư, không cầu danh cầu lợi, người như vậy không chỉ có thể quy phục nhân tâm, cảm hóa người khác.

Trong xã hội coi trọng của cải tiền bạc ngày nay, để tìm được một người thắp sáng lương tri thực sự là khó. Nhưng chính trong xã hội hỗn loạn này, trong nguy nan khốn khó, trong hoàn cảnh, nếu ai có thể vượt qua được những cám dỗ của danh lợi, không đánh mất bản tính chân thật, lương thiện, thì người ấy chính là người có phẩm chất cao quý. Cho dù họ có phải chịu thiệt thòi.
Ngày hôm nay, trong tâm chúng ta gieo xuống một hạt giống lương thiện, nó nhất định sẽ đơm hoa kết trái thiện lành.

Nguồn Fb Hoàng Vân
Uống Trà Thôi sưu tầm
0 0 13,058 0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết