Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Tượng Phúc Lộc Thọ

Tượng Phúc - Lộc - Thọ hay tượng Tam Đa, là một trong những bức tượng khá phổ biến và quen thuộc đối với hầu hết chúng ta, đặc biệt là những “tín đồ” của tượng gỗ. Các sản phẩm tượng Phúc Lộc Thọ bằng gỗ nhìn chung không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho ngôi nhà mà còn thu hút sự may mắn, tài lộc cho gia chủ. Cùng chúng tôi tìm hiểu về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của tượng nhé!

- Tam Đa Phúc Lộc Thọ là ai?

Ngày nay, những bức tượng Phúc Lộc Thọ đang trở thành xu hướng và được đông đảo mọi người lựa chọn để trưng bày trong nhà, công ty,... Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc của loại tượng này. Sau đây, chính là một vài thông tin về nguồn gốc của bộ tượng này.

Tam Đa Phúc Lộc Thọ theo như sổ sách ghi lại thì là bắt nguồn từ một câu chuyện có thật về sự chào đón nhiệt tình của người dân tới vị Vua Nghiêu. Tiêu biểu phải kể đến là ba lời chúc cực kỳ độc đáo, ấn tượng:

Một là kính chúc nhà vua sống trường thọ, cơ mà điều này lại không được vua Nghiêu nhận.

Hai là kính chúc nhà vua thật nhiều tài lộc, sống trong vinh hoa, phú quý, điều này cũng bị nhà vua từ chối.

Ba là chúc nhà vua sinh được nhiều quý tử tỏa phúc ấm cho cả hoàng tộc, điều này cũng không được vua Nghiêu chấp nhận.

Mặc dù các lời chúc đều không được chấp nhận là thế nhưng thay mặt cho toàn bộ triều đình, nhà vua vẫn ra chiếu trỉ ban những lời chúc đó thành: “Đa phúc, đa lộc, đa thọ”. Nói một cách ngắn gọn, dễ hiểu thì đó được gọi tắt là “Tam Đa”.

Kể từ sau đó, Tam Đa đã dần trở nên phổ biến rộng rãi và trở thành một trong những lời chúc nhau quen thuộc, hữu dụng trong những ngày Tết đến. Và tất nhiên, tượng ba ông Phúc Lộc Thọ cũng được ra đời.

- Tượng Tam Đa xuất phát từ ba nhân vật có thật

Ông Phúc

Ông Phúc tên thật là Quách Tử Nghi – Thừa tướng đời nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông xuất thân vốn là quý tộc, sở hữu hàng trăm mẫu ruộng lớn, nhưng suốt cuộc đời ông lại tham gia triều chính. Ông sống rất liêm khiết, thẳng ngay, không vì vinh hoa, phú quý mà làm mất nhân cách con người.

Ông phục vụ dưới 4 đời vua Đường là Huyền Tông, Túc Tông, Đại Tông, và Đức Tông và có công dẹp loạn An Sử và chống quân du mục tây bắc, phò giúp nhà Đường. Ông kết thúc sự nghiệp trọn vẹn, mang tước Phần Dương vương (phong từ thời Đường Túc Tông), cả nhà vinh hiển được phong tước vị sang trọng. Gia đình có ngũ đại đồng đường, con trai có nhiều người làm phò mã, con gái nhiều người lấy hoàng tử, rất quý hiển đương thời.

Ông là một vị quan thanh liêm nên cũng nghèo. Đổi lại nhà ông ngũ đại đồng đường, con cháu đề huề. Lúc ông mất, con cháu năm đời đều có đủ.

Năm 83 tuổi, ông và vợ cũng "ra đi" cùng lúc, rồi được con cháu hợp táng.

Sử sách nhận định về ông như sau: Công trùm trời đất mà chủ không nghi, địa vị vượt muôn người mà không ai đố kỵ

Ông Lộc

Ông Lộc tên thật là Đậu Tử Quân, làm quan đến chức Thừa tướng nhà Tấn. Theo truyền thuyết, Ông Lộc được sinh tại Giang Tây, sống trong thời Thục Hán của Trung Quốc, ông còn là một quan lớn của triều đình, có nhiều tiền của.

Nhưng ông lại là một vị quan tham. Ông hưởng không biết bao nhiêu vàng bạc, châu báu, của đút lót của những kẻ nịnh thần, mua quan, bán tước, chạy tội cho chính mình, cho con, cho cháu, cho thân tộc. Trong nhà ông, của cải chất cao như núi không thiếu một thứ gì

Nhưng điều ông thiếu lại là cháu đích tôn. Do vậy ông lo nghĩ buồn rầu sinh bệnh mà chết. Trước khi chết, ông cũng không nhắm được mắt. Ông than rằng: “Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?”

Ông Thọ

Ông Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời Hán. Triết lý làm quan của ông Đông Phương Sóc là quan thì phải lấy lộc. Không lấy lộc thì làm quan để làm gì.

Ông coi “buôn chính trị” là buôn khó nhất, lãi to nhất. Nhưng ông Đông Phương Sóc vẫn là quan liêm. Bởi ông nhất định không nhận đút lót, ông chỉ thích lộc của vua ban thưởng. Ông thọ đến 125 tuổi nên người đời mới gọi ông là ông Thọ.

Khi chết thì chỉ có đứa chút bốn đời lo tang ma, còn cháu chắt chết hết cả. Về cuối đời ông rất cô đơn lạc lõng vì đã quá thời, thọ như vậy cũng chán lắm!

- Ý nghĩa của tượng Phúc Lộc Thọ bằng gỗ

Thuận theo thiên mệnh, xuôi theo đạo thì chắc chắn phải có Phúc - Lộc - Thọ thì cuộc sống mới dồi dào được. Trái lại, chúng ta sẽ gặp rủi ro, những điều không may mắn nếu đi trái lại với đạo lý, thiên mệnh.

Tóm lại, mọi người có xu hướng đặt tượng Phúc Lộc Thọ bằng gỗ trong nhà hay trong phòng với ý nghĩa như một lời nhắc nhớ, một lời cảnh tỉnh nhẹ nhàng, sâu sắc rằng các thành viên trong gia đình phải sống thuận theo tự nhiên, sống đúng đạo lý, biết làm những việc thiện, tu tâm tích đức để con cháu được hưởng phúc, tuổi thọ kéo dài.

- Những lưu ý không thể bỏ qua về tượng Phúc Lộc Thọ gỗ

Dưới đây là những lưu ý cơ bản bạn cần biết khi sử dụng tượng Phúc Lộc Thọ bằng gỗ:

Không đặt tượng ở những vị trí thiếu tôn nghiêm, những nơi quá thấp và không được để tượng hướng ra ngoài phía cửa gây thất thoát tài lộc.

Phải trưng cả bộ đủ ba bức tượng thay vì một hoặc hai bức trong bộ tam đa do như thế sẽ khiến cho hạnh phúc không trọn vẹn.

Có thể lấy bút lông vạch hình chữ thập ở đế tượng nếu chỉ định trưng tượng chứ không thờ cúng.

Trên đây là nguồn gốc, ý nghĩa phong thủy của tượng Phúc Lộc Thọ. Chúc các bạn sớm sở hữu sản phẩm ưng ý.

Uống Trà Thôi
Sưu tầm Internet
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết