"Kỷ lục buồn" của danh họa Bùi Xuân Phái
Nếu có một thống kê cụ thể, có lẽ Bùi Xuân Phái là họa sĩ gắn liền với kỷ lục buồn của hội họa Việt. Ông chính là người có tranh bị làm giả, làm nhái nhiều nhất hiện nay.
Trong bộ tứ kiệt xuất thứ hai của mỹ thuật Việt là "Sáng-Liên-Nghiêm-Phái ", tức Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm và Bùi Xuân Phái, danh họa Bùi Xuân Phái là người có gia cảnh nghèo khó và đông con nhất - 5 người con. Cả gia đình sống trên căn gác nhỏ ở phố Thuốc Bắc. Trong khi đó, 3 họa sĩ còn lại đều không có con, chỉ tập trung cho công việc sáng tác.
Trong những năm tháng đất nước chiến tranh, ông bị thôi việc sớm, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng lên đôi vai người họa sĩ yêu Hà Nội này. Để nuôi đàn con của mình, ông xoay đủ nghề, từ vẽ minh hoạ báo, vẽ tranh bán, thậm chí đi làm thợ mộc, vẽ cả tranh souvernie-tranh vẽ trên bìa, một thứ quà kỷ niệm cho khách đến Hà Nội và được gửi bán tại các cửa hàng vào những năm 60-70. Nhưng cuộc sống gia đình vẫn rất chật vật.
Khoảng thời gian này, Bùi Xuân Phái vẫn sáng tác nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên chất liệu để ông vẽ rất hạn chế. Đây cũng là lý do giải thích vì sao tranh Bùi Xuân Phái thường có kích thước nhỏ và để chạm ngưỡng triệu đô trên thị trường tranh quốc tế là điều không thể. Những bức cỡ 15x20 cm phải đến hàng nghìn bức. Vì Bùi Xuân Phái vừa vẽ tranh sáng tác, vừa vẽ tranh souvernie nên tranh của ông có chất lượng không đồng đều.
Những bức đẹp có ông Đức Minh mua cho phần lớn, sau này có vài vị đại sứ, chuyên gia Thuỵ Điển làm nhà máy giấy Bãi bằng mua. Người Việt hầu như không quan tâm tới tranh Bùi Xuân Phái cho đến mãi những năm cuối 80 đầu 90 mới bán được nhiều, tức là khi ông Phái qua đời.
Cả cuộc đời vất vả và cống hiến cho nghệ thuật, Bùi Xuân Phái đã được đền đáp xứng đáng, với sự ghi nhận của công chúng với tư cách là một họa sĩ vẽ về Hà Nội đẹp nhất, có hồn nhất. Những bức tranh ông vẽ về phố cổ Hà Nội giờ đây đã được nâng tầm thành một dòng tranh riêng mang tên "Phố Phái".
Thế nhưng, Bùi Xuân Phái lại là một họa sĩ gắn liền với kỷ lục buồn của hội họa Việt khi tranh của ông bị chép, bị làm giả, làm nhái nhiều nhất. Cũng vì nạn tranh giả, tranh nhái này mà giá tranh của Bùi Xuân Phái trên các sàn đấu giá quốc tế khá thấp, thấp hơn nhiều lần so với các họa sĩ cùng thời.
Đồng thời, do khổ tranh nhỏ cũng dìm giá tranh đi xuống. Đây thật sự là điều tiếc nuối đối với các tác phẩm của danh họa Bùi Xuân Phái.
Nói về lý do tranh Bùi Xuân Phái bị chép và làm giả nhiều nhất, nhà nghiên cứu Lý Đợi giải thích, là vì đề tài phố cổ Hà Nội có tính chất hoài niệm, một đề tài hấp dẫn với người xem và cũng dễ xem. Hơn thế, "Phố Phái" đã trở thành biểu tượng của Hà Nội, khách quốc tế đến Thủ đô đều tìm tới những gì được coi là đặc trưng. Vì thế, nhu cầu sở hữu một bức tranh phố Phái của du khách quốc tế và người Việt Nam khá lớn.
Nhà nghiên cứu này còn cho biết thế, những người nước ngoài đầu tiên mua tranh Việt Nam là tranh Bùi Xuân Phái. Tranh Bùi Xuân Phái hay ở tâm tư, ở tâm hồn của ông, ở tình cảm của ông dành cho Hà Nôi. Nhưng để chép tranh Bùi Xuân Phái lại không khó, thậm chí không muốn nói là khá dễ. Và cũng từ lâu, trên đất nước Việt Nam, người ta chép tranh Bùi Xuân Phái nhiều vô kể.
"Có một nhà nghiên cứu nước ngoài đã nói rằng: "Bùi Xuân Phái thật vĩ đại, ông vẫn tiếp tục sáng tác sau khi qua đời". Câu nói có phần cay đắng nhưng lại là thực tế đáng buồn về tranh ông. Các gallery, đường dây làm tranh giả tuồn ra thị trường quốc tế, thậm chí những người gần gũi với ông vì tham tiền đã vùi dập ông không thương tiếc", nhà nghiên cứu Lý Đợi nói.
Tuy nhiên, với các họa sĩ trong nghề, dù tranh ông Phái vẽ đơn giản về hình cũng như màu nhưng để chép, vẽ được cái thần thái bút pháp của ông lại không dễ. Đó là nét bút của một người vẽ rất nhiều, sự phóng khoáng, sự từng trải, thậm chí hóm hỉnh...
Theo dõi các phiên đấu giá quốc tế trong vài năm trở lại đây, hầu hết giới mỹ thuật đều bày tỏ sự thất vọng và buồn bã khi tranh giả Bùi Xuân Phái với những nét vẽ ngây ngô của người không có tay nghề vững vàng, vẫn được các nhà đấu giá tên tuổi chứng thực và đưa lên sàn quốc tế.
Chỉ đến khi các nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật, thậm chí gia đình họa sĩ Bùi Xuân Phái lên tiếng, các bức tranh này mới được gỡ xuống. Năm 2008, quá bức xúc khi phát hiện một nhà đấu giá ở Hong Kong rao bán 5 bức tranh của danh họa Bùi Xuân Phái, trong đó tới 4 bức là giả, họa sĩ Bùi Thanh Phương đã gửi thư tới nhà đấu giá này, lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ rằng nếu cần, ông sẽ kiện ra tòa án Pháp để làm rõ trắng đen.
Rồi triển lãm "Những bức tranh trở về từ châu Âu" tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh từng gây chấn động cũng xuất hiện tranh giả Bùi Xuân Phái. Gần đây nhất, cuối tháng 9/2021, nhà đấu giá Lynda Trouve (Pháp) đã rút 3 bức tranh "giả" Bùi Xuân Phái dự định đấu giá ngày 16-10 khỏi trang web của họ, sau những "đánh tiếng" của họa sĩ Lê Huy Tiếp và bạn bè ông ở Pháp.
Sự xuất hiện của nhiều bức tranh giả Bùi Xuân Phái đã làm xói mòn niềm tin của người yêu tranh ông. Theo họa sĩ Bùi Thanh Phương, con trai họa sĩ Bùi Xuân Phái, dù thế nào thì việc cảnh báo và tố cáo những “kịch bản”, những chiêu trò mà giới buôn tranh hay sử dụng để lưu hành và tiêu thụ đồ giả, rồi gán tên cho các danh họa đã quá cố là hữu ích và cần thiết cho đời sống văn nghệ. Rất cần có những hiệp hội của người yêu nghệ thuật ra đời, nơi có thể trao đổi thông tin để tránh được những vụ lừa gạt trong môi trường nghệ thuật.
Uống Trà Thôi
Theo anninhthudo.vn
Trong bộ tứ kiệt xuất thứ hai của mỹ thuật Việt là "Sáng-Liên-Nghiêm-Phái ", tức Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm và Bùi Xuân Phái, danh họa Bùi Xuân Phái là người có gia cảnh nghèo khó và đông con nhất - 5 người con. Cả gia đình sống trên căn gác nhỏ ở phố Thuốc Bắc. Trong khi đó, 3 họa sĩ còn lại đều không có con, chỉ tập trung cho công việc sáng tác.
Trong những năm tháng đất nước chiến tranh, ông bị thôi việc sớm, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng lên đôi vai người họa sĩ yêu Hà Nội này. Để nuôi đàn con của mình, ông xoay đủ nghề, từ vẽ minh hoạ báo, vẽ tranh bán, thậm chí đi làm thợ mộc, vẽ cả tranh souvernie-tranh vẽ trên bìa, một thứ quà kỷ niệm cho khách đến Hà Nội và được gửi bán tại các cửa hàng vào những năm 60-70. Nhưng cuộc sống gia đình vẫn rất chật vật.
Khoảng thời gian này, Bùi Xuân Phái vẫn sáng tác nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên chất liệu để ông vẽ rất hạn chế. Đây cũng là lý do giải thích vì sao tranh Bùi Xuân Phái thường có kích thước nhỏ và để chạm ngưỡng triệu đô trên thị trường tranh quốc tế là điều không thể. Những bức cỡ 15x20 cm phải đến hàng nghìn bức. Vì Bùi Xuân Phái vừa vẽ tranh sáng tác, vừa vẽ tranh souvernie nên tranh của ông có chất lượng không đồng đều.
Những bức đẹp có ông Đức Minh mua cho phần lớn, sau này có vài vị đại sứ, chuyên gia Thuỵ Điển làm nhà máy giấy Bãi bằng mua. Người Việt hầu như không quan tâm tới tranh Bùi Xuân Phái cho đến mãi những năm cuối 80 đầu 90 mới bán được nhiều, tức là khi ông Phái qua đời.
Cả cuộc đời vất vả và cống hiến cho nghệ thuật, Bùi Xuân Phái đã được đền đáp xứng đáng, với sự ghi nhận của công chúng với tư cách là một họa sĩ vẽ về Hà Nội đẹp nhất, có hồn nhất. Những bức tranh ông vẽ về phố cổ Hà Nội giờ đây đã được nâng tầm thành một dòng tranh riêng mang tên "Phố Phái".
Thế nhưng, Bùi Xuân Phái lại là một họa sĩ gắn liền với kỷ lục buồn của hội họa Việt khi tranh của ông bị chép, bị làm giả, làm nhái nhiều nhất. Cũng vì nạn tranh giả, tranh nhái này mà giá tranh của Bùi Xuân Phái trên các sàn đấu giá quốc tế khá thấp, thấp hơn nhiều lần so với các họa sĩ cùng thời.
Đồng thời, do khổ tranh nhỏ cũng dìm giá tranh đi xuống. Đây thật sự là điều tiếc nuối đối với các tác phẩm của danh họa Bùi Xuân Phái.
Nói về lý do tranh Bùi Xuân Phái bị chép và làm giả nhiều nhất, nhà nghiên cứu Lý Đợi giải thích, là vì đề tài phố cổ Hà Nội có tính chất hoài niệm, một đề tài hấp dẫn với người xem và cũng dễ xem. Hơn thế, "Phố Phái" đã trở thành biểu tượng của Hà Nội, khách quốc tế đến Thủ đô đều tìm tới những gì được coi là đặc trưng. Vì thế, nhu cầu sở hữu một bức tranh phố Phái của du khách quốc tế và người Việt Nam khá lớn.
Nhà nghiên cứu này còn cho biết thế, những người nước ngoài đầu tiên mua tranh Việt Nam là tranh Bùi Xuân Phái. Tranh Bùi Xuân Phái hay ở tâm tư, ở tâm hồn của ông, ở tình cảm của ông dành cho Hà Nôi. Nhưng để chép tranh Bùi Xuân Phái lại không khó, thậm chí không muốn nói là khá dễ. Và cũng từ lâu, trên đất nước Việt Nam, người ta chép tranh Bùi Xuân Phái nhiều vô kể.
"Có một nhà nghiên cứu nước ngoài đã nói rằng: "Bùi Xuân Phái thật vĩ đại, ông vẫn tiếp tục sáng tác sau khi qua đời". Câu nói có phần cay đắng nhưng lại là thực tế đáng buồn về tranh ông. Các gallery, đường dây làm tranh giả tuồn ra thị trường quốc tế, thậm chí những người gần gũi với ông vì tham tiền đã vùi dập ông không thương tiếc", nhà nghiên cứu Lý Đợi nói.
Tuy nhiên, với các họa sĩ trong nghề, dù tranh ông Phái vẽ đơn giản về hình cũng như màu nhưng để chép, vẽ được cái thần thái bút pháp của ông lại không dễ. Đó là nét bút của một người vẽ rất nhiều, sự phóng khoáng, sự từng trải, thậm chí hóm hỉnh...
Theo dõi các phiên đấu giá quốc tế trong vài năm trở lại đây, hầu hết giới mỹ thuật đều bày tỏ sự thất vọng và buồn bã khi tranh giả Bùi Xuân Phái với những nét vẽ ngây ngô của người không có tay nghề vững vàng, vẫn được các nhà đấu giá tên tuổi chứng thực và đưa lên sàn quốc tế.
Chỉ đến khi các nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật, thậm chí gia đình họa sĩ Bùi Xuân Phái lên tiếng, các bức tranh này mới được gỡ xuống. Năm 2008, quá bức xúc khi phát hiện một nhà đấu giá ở Hong Kong rao bán 5 bức tranh của danh họa Bùi Xuân Phái, trong đó tới 4 bức là giả, họa sĩ Bùi Thanh Phương đã gửi thư tới nhà đấu giá này, lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ rằng nếu cần, ông sẽ kiện ra tòa án Pháp để làm rõ trắng đen.
Rồi triển lãm "Những bức tranh trở về từ châu Âu" tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh từng gây chấn động cũng xuất hiện tranh giả Bùi Xuân Phái. Gần đây nhất, cuối tháng 9/2021, nhà đấu giá Lynda Trouve (Pháp) đã rút 3 bức tranh "giả" Bùi Xuân Phái dự định đấu giá ngày 16-10 khỏi trang web của họ, sau những "đánh tiếng" của họa sĩ Lê Huy Tiếp và bạn bè ông ở Pháp.
Sự xuất hiện của nhiều bức tranh giả Bùi Xuân Phái đã làm xói mòn niềm tin của người yêu tranh ông. Theo họa sĩ Bùi Thanh Phương, con trai họa sĩ Bùi Xuân Phái, dù thế nào thì việc cảnh báo và tố cáo những “kịch bản”, những chiêu trò mà giới buôn tranh hay sử dụng để lưu hành và tiêu thụ đồ giả, rồi gán tên cho các danh họa đã quá cố là hữu ích và cần thiết cho đời sống văn nghệ. Rất cần có những hiệp hội của người yêu nghệ thuật ra đời, nơi có thể trao đổi thông tin để tránh được những vụ lừa gạt trong môi trường nghệ thuật.
Uống Trà Thôi
Theo anninhthudo.vn