HAI VẤN ĐỀ VỀ QUẶNG KHOÁNG CHẾ TÁC ẤM TỬ SA
Trong giới gốm nghệ thuật nói chung và giới trà thuật nói riêng, không ai không biết đến Tử sa Nghi Hưng nổi tiếng trên thế giới nhưng những loại quặng khoáng ít nổi tiếng hơn thì không phải ai cũng biết. Những quặng này thông dụng hơn quặng Tử sa và được dùng cho việc chế tạo các loại đồ gốm dùng hàng ngày hay các loại gốm mỹ nghệ trang trí.
Để tránh nhầm lẫn, tốt nhất nên đi vào vấn đề chủ yếu của khoáng.
VẬY QUẶNG TỬ SA NGUYÊN BẢN LÀ GÌ?
Khoáng đất sét hay quặng Tử sa là một loại đá trầm tích kết dính, chủ yếu là bột kết và đá bùn được hình thành từ lớp trầm tích ở đáy hồ cách đây khoảng 350-400 triệu năm trong kỷ Devon.
Thông thường, người ta phân loại quặng Tử sa thành danh mục hay phân loại và được phân thành năm loại khoáng chủ yếu là Tử nê, Lục nê, Hồng nê, Đoạn nê và Chu nê. Tuy nhiên, đây chỉ là số ít nguyên liệu được khai thác ở các mỏ xung quanh Nghi Hưng.
Các mỏ này được phân thành hai loại là Giáp nê (khoáng già) hoặc Nộn nê (khoáng non), giống như cách khai thác các loại quặng phổ biến ở các mỏ đó. Bởi vì các loại quặng Tử sa nổi tiếng cũng được khai thác ở các mỏ này cho nên nó cũng mang tất cả những đặc điểm cơ bản của các loại quặng được khai thác trong mỏ.
Các loại quặng được khai thác ở các mỏ già (giáp nê) như Lam thanh, Tử nê, Lục Nê, Hồng nê và Đoạn nê lại giống như đá phù sa được tạo thành từ những khối lớn, ít ưa thời khí hậu thời tiết và dễ nứt vỡ. Trong khi quặng từ các mỏ non như Nộn nê, Chu nê, Tiểu hồng nê lại giống như bùn, được hình thành từ các khối nhỏ hơn và rất dễ bị vỡ vụn dưới thời tiết hoặc tác động mạnh.
QUẶNG TỬ SA GIÁP NÊ
Giáp nê có cấu trúc bột kết dính và là nguyên liệu chính được sử dụng để làm các sản phẩm gốm gia dụng và gốm mỹ nghệ. Hầu hết quặng tử sa đều thuộc dòng giáp nê như tử nê, lục nê, hồng nê và đoạn nê. Do nguồn cung cấp các quặng giáp nê chất lượng rất ít nên một số dòng giáp nê chất lượng được trộn chung với các nguyên liệu khác để thay thế để chế tác những ấm trà có giá thành thấp hơn. Các mỏ giáp nê chính là Hoàng Long sơn, Đông sơn, Tây sơn, Nam sơn, Hồ Phủ và một số nơi khác.
Ngoại hình của quặng Giáp nê tương tự như Tử nê, Lục nê, Hồng nê và Đoạn nê vì vậy chúng có màu tím, nâu, gỉ đỏ và xám. Khi đất sét được chuẩn bị tốt, tính chất của nó sẽ mềm dẻo kết nhưng không bị dính, ở dạng phôi gốm thô lại hơi giòn, có bụn cát và phạm vi nhiệt độ nung lớn. Nói chung, giáp nê được nung ở khoảng nhiệt độ từ 1100 – 1220 ℃ với tỷ lệ co ngót khoảng 6%. Màu sắc sau nung của giáp nê cũng tương tự như nhóm Tử sa chất lượng, nhưng có phần nhạt hơn, giòn hơn, màu buồn hơn do trong quặng khoáng còn mang nhiều tạp chất.
QUẶNG TỬ SA NỘN NÊ
Nộn nê là loại đá bùn đất sét, được khai thác chủ yếu ở núi Hồng Vệ, Hương sơn và khu Triệu Trang Sơn. Nộn nê rất dễ bị phân hủy hoàn toàn trong quá trình phong hóa. Nộn nê có kết cấu yếu nên rất mềm, tạo cảm giác trơn nhưng lại có độ dẻo và tính liên kết rất tốt khi kết hợp với các loại khoáng khác. Nộn nê chủ yếu được sử dụng để làm phụ liệu giúp gia tăng độ dẻo trong đất sét chế tác gốm gia dụng và gốm mỹ thuật.
Tuy nhiên, độ nung của nộn nê tương đối hẹp, tầm 1140-1160℃ với tỷ lệ co ngót 7,5% nên cần canh nhiệt độ lò nung chẩn xác. Thành phẩm của nộn nê có màu đỏ sẫm, trắng đục, bề mặt gốm thô hơn, trái ngược với Chu nê.
Đó là lý do tại sao nộn nê thường được trộn với các quặng khoáng tử sa chất lượng khác để giúp cải thiện độ dẻo của đất sét, đồng thời làm tăng độ bền của ấm cung như giảm nhiệt độ của quá trình nung. Điều này giúp cho nghệ nhân tạo ra những dáng ấm phức tạp hơn, đồng thời giúp cho việc nung ấm trở nên dễ dàng và an toàn hơn. Bên cạnh đó, người ta cũng gia thêm các oxit tạo màu vào Nộn nê như oxit sắc là chủ yếu nhất để tạo ra các ấm Chu nê sản xuất công nghiệp với giá thành thấp.
Phần bàn luận thêm:
Quặng khoáng tử sa cũng là một loại quặng khoáng nằm trong thành phần của vỏ trái đất, cho nên ở những khoáng tầng tương ứng ở những khu vực địa lý khác, cũng có thể thấy những loại quặng khác như giáp nê hay nộn nê có đặc điểm gần tương đồng với quặng khoáng tử sa, điều này có nghĩa là ở những nơi khác hoàn toàn có khả năng tìm được những loại quặng GẦN GIỐNG VỚI QUẶNG TỬ SA nhưng GẦN GIỐNG không có nghĩa là GIỐNG. Cần phải phân biệt rõ, Ấm tử sa phải chế tác từ quặng khoáng tử sa chứ không phải là những thứ GẦN GIỐNG QUẶNG TỬ SA.
Ấm tử sa được cấu thành bởi 3 yếu tố: Quặng tử sa, Phương pháp chế tác và Lịch sử văn hoá. Trong đó yếu tố quan trọng nhất và yếu tố tiên quyết là QUẶNG TỬ SA. Không có yếu tố này thì những yếu tố còn lại chỉ là để kể cho vui mà thôi.
Về cấu trúc của quặng tử sa, ta có thể thấy rõ sự khác biệt giữa Tử nê, Đoạn nê, Hồng nê so với Chu nê. Tử nê, Đoạn nê, Hồng nê bản chất là giáp nê nên có kết cấu là đá còn Chu nê (Tiểu hồng nê, chu nê và chu sa) bản chất là nộn nê, nên kết cấu sẽ nghiêng về tính sét nhiều hơn. Đây chính là lí do hiện tại có thông tin là khoáng tử sa đã cạn kiệt, sự thực là "chu nê chính thống" hầu như đã cạn kiệt còn những loại còn lại thì trữ lượng vẫn còn, tuy nhiên nguyên liệu tốt, hạng cao thì lúc này thực sự là khó.
Vì sao nói rằng "Chu nê đã cạn kiệt?", như đã phân tích ở trên, chu nê được hình thành từ lớp nộn nê (đất sét non), do cấu trúc của Hoàng Long Sơn là địa hình dốc, lớp đất bề mặt mỏng, cho nên rất khi tìm thấy chu nê Hoàng Long Sơn ở lớp bề mặt này. Chu nê Hoàng Long Sơn chủ yếu tồn tại ở những vùng trũng do cấu trúc núi sụt lún của hoạt động địa tầng, nhưng những nơi này đã khai thác hết từ rất lâu, nên có ý kiến cho rằng chu nê Hoàng Long Sơn đã tuyệt chủng là vì vậy. Vậy chu Triệu Trang, chu Hồng Vệ, chu tiểu môi diêu còn không? CÒN nhưng không nhiều đến mức mà các bạn có thể bỏ vài triệu VND để có thể mua được, những chiếc ấm đỏ quạch, nhăn nhúm được gọi là chu nhăn hay chu tiểu môi diêu trên thị trường hầu hết là nộn nê trộn màu kim loại hoặc chu nê ngoại sơn để gọi cho sang mà thôi.
12/10/2021
Người dịch: Ẩn Hạc
Bàn luận thêm: Lão Tà - An Nhiên Tịnh Quán
Để tránh nhầm lẫn, tốt nhất nên đi vào vấn đề chủ yếu của khoáng.
VẬY QUẶNG TỬ SA NGUYÊN BẢN LÀ GÌ?
Khoáng đất sét hay quặng Tử sa là một loại đá trầm tích kết dính, chủ yếu là bột kết và đá bùn được hình thành từ lớp trầm tích ở đáy hồ cách đây khoảng 350-400 triệu năm trong kỷ Devon.
Thông thường, người ta phân loại quặng Tử sa thành danh mục hay phân loại và được phân thành năm loại khoáng chủ yếu là Tử nê, Lục nê, Hồng nê, Đoạn nê và Chu nê. Tuy nhiên, đây chỉ là số ít nguyên liệu được khai thác ở các mỏ xung quanh Nghi Hưng.
Các mỏ này được phân thành hai loại là Giáp nê (khoáng già) hoặc Nộn nê (khoáng non), giống như cách khai thác các loại quặng phổ biến ở các mỏ đó. Bởi vì các loại quặng Tử sa nổi tiếng cũng được khai thác ở các mỏ này cho nên nó cũng mang tất cả những đặc điểm cơ bản của các loại quặng được khai thác trong mỏ.
Các loại quặng được khai thác ở các mỏ già (giáp nê) như Lam thanh, Tử nê, Lục Nê, Hồng nê và Đoạn nê lại giống như đá phù sa được tạo thành từ những khối lớn, ít ưa thời khí hậu thời tiết và dễ nứt vỡ. Trong khi quặng từ các mỏ non như Nộn nê, Chu nê, Tiểu hồng nê lại giống như bùn, được hình thành từ các khối nhỏ hơn và rất dễ bị vỡ vụn dưới thời tiết hoặc tác động mạnh.
QUẶNG TỬ SA GIÁP NÊ
Giáp nê có cấu trúc bột kết dính và là nguyên liệu chính được sử dụng để làm các sản phẩm gốm gia dụng và gốm mỹ nghệ. Hầu hết quặng tử sa đều thuộc dòng giáp nê như tử nê, lục nê, hồng nê và đoạn nê. Do nguồn cung cấp các quặng giáp nê chất lượng rất ít nên một số dòng giáp nê chất lượng được trộn chung với các nguyên liệu khác để thay thế để chế tác những ấm trà có giá thành thấp hơn. Các mỏ giáp nê chính là Hoàng Long sơn, Đông sơn, Tây sơn, Nam sơn, Hồ Phủ và một số nơi khác.
Ngoại hình của quặng Giáp nê tương tự như Tử nê, Lục nê, Hồng nê và Đoạn nê vì vậy chúng có màu tím, nâu, gỉ đỏ và xám. Khi đất sét được chuẩn bị tốt, tính chất của nó sẽ mềm dẻo kết nhưng không bị dính, ở dạng phôi gốm thô lại hơi giòn, có bụn cát và phạm vi nhiệt độ nung lớn. Nói chung, giáp nê được nung ở khoảng nhiệt độ từ 1100 – 1220 ℃ với tỷ lệ co ngót khoảng 6%. Màu sắc sau nung của giáp nê cũng tương tự như nhóm Tử sa chất lượng, nhưng có phần nhạt hơn, giòn hơn, màu buồn hơn do trong quặng khoáng còn mang nhiều tạp chất.
QUẶNG TỬ SA NỘN NÊ
Nộn nê là loại đá bùn đất sét, được khai thác chủ yếu ở núi Hồng Vệ, Hương sơn và khu Triệu Trang Sơn. Nộn nê rất dễ bị phân hủy hoàn toàn trong quá trình phong hóa. Nộn nê có kết cấu yếu nên rất mềm, tạo cảm giác trơn nhưng lại có độ dẻo và tính liên kết rất tốt khi kết hợp với các loại khoáng khác. Nộn nê chủ yếu được sử dụng để làm phụ liệu giúp gia tăng độ dẻo trong đất sét chế tác gốm gia dụng và gốm mỹ thuật.
Tuy nhiên, độ nung của nộn nê tương đối hẹp, tầm 1140-1160℃ với tỷ lệ co ngót 7,5% nên cần canh nhiệt độ lò nung chẩn xác. Thành phẩm của nộn nê có màu đỏ sẫm, trắng đục, bề mặt gốm thô hơn, trái ngược với Chu nê.
Đó là lý do tại sao nộn nê thường được trộn với các quặng khoáng tử sa chất lượng khác để giúp cải thiện độ dẻo của đất sét, đồng thời làm tăng độ bền của ấm cung như giảm nhiệt độ của quá trình nung. Điều này giúp cho nghệ nhân tạo ra những dáng ấm phức tạp hơn, đồng thời giúp cho việc nung ấm trở nên dễ dàng và an toàn hơn. Bên cạnh đó, người ta cũng gia thêm các oxit tạo màu vào Nộn nê như oxit sắc là chủ yếu nhất để tạo ra các ấm Chu nê sản xuất công nghiệp với giá thành thấp.
Phần bàn luận thêm:
Quặng khoáng tử sa cũng là một loại quặng khoáng nằm trong thành phần của vỏ trái đất, cho nên ở những khoáng tầng tương ứng ở những khu vực địa lý khác, cũng có thể thấy những loại quặng khác như giáp nê hay nộn nê có đặc điểm gần tương đồng với quặng khoáng tử sa, điều này có nghĩa là ở những nơi khác hoàn toàn có khả năng tìm được những loại quặng GẦN GIỐNG VỚI QUẶNG TỬ SA nhưng GẦN GIỐNG không có nghĩa là GIỐNG. Cần phải phân biệt rõ, Ấm tử sa phải chế tác từ quặng khoáng tử sa chứ không phải là những thứ GẦN GIỐNG QUẶNG TỬ SA.
Ấm tử sa được cấu thành bởi 3 yếu tố: Quặng tử sa, Phương pháp chế tác và Lịch sử văn hoá. Trong đó yếu tố quan trọng nhất và yếu tố tiên quyết là QUẶNG TỬ SA. Không có yếu tố này thì những yếu tố còn lại chỉ là để kể cho vui mà thôi.
Về cấu trúc của quặng tử sa, ta có thể thấy rõ sự khác biệt giữa Tử nê, Đoạn nê, Hồng nê so với Chu nê. Tử nê, Đoạn nê, Hồng nê bản chất là giáp nê nên có kết cấu là đá còn Chu nê (Tiểu hồng nê, chu nê và chu sa) bản chất là nộn nê, nên kết cấu sẽ nghiêng về tính sét nhiều hơn. Đây chính là lí do hiện tại có thông tin là khoáng tử sa đã cạn kiệt, sự thực là "chu nê chính thống" hầu như đã cạn kiệt còn những loại còn lại thì trữ lượng vẫn còn, tuy nhiên nguyên liệu tốt, hạng cao thì lúc này thực sự là khó.
Vì sao nói rằng "Chu nê đã cạn kiệt?", như đã phân tích ở trên, chu nê được hình thành từ lớp nộn nê (đất sét non), do cấu trúc của Hoàng Long Sơn là địa hình dốc, lớp đất bề mặt mỏng, cho nên rất khi tìm thấy chu nê Hoàng Long Sơn ở lớp bề mặt này. Chu nê Hoàng Long Sơn chủ yếu tồn tại ở những vùng trũng do cấu trúc núi sụt lún của hoạt động địa tầng, nhưng những nơi này đã khai thác hết từ rất lâu, nên có ý kiến cho rằng chu nê Hoàng Long Sơn đã tuyệt chủng là vì vậy. Vậy chu Triệu Trang, chu Hồng Vệ, chu tiểu môi diêu còn không? CÒN nhưng không nhiều đến mức mà các bạn có thể bỏ vài triệu VND để có thể mua được, những chiếc ấm đỏ quạch, nhăn nhúm được gọi là chu nhăn hay chu tiểu môi diêu trên thị trường hầu hết là nộn nê trộn màu kim loại hoặc chu nê ngoại sơn để gọi cho sang mà thôi.
12/10/2021
Người dịch: Ẩn Hạc
Bàn luận thêm: Lão Tà - An Nhiên Tịnh Quán