Tượng Nghê Gỗ Và Ý Nghĩa Phong Thủy
Sở thích chơi tượng gỗ Phong Thủy từ lâu đã trở thành xu hướng mới mẻ mang đậm nét hoài cổ xưa cũ. Việc chơi tượng gỗ không chỉ thể hiện phong cách cá tình của người chơi mà còn giúp thể hiện đẳng cấp vô cùng. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến tượng Nghê gỗ với hàng loạt ý nghĩa Phong Thủy tốt mà nó mang lại.
Nghê
Nghê hay còn biết đến phổ biến với tên gọi khác là Ngao, là một trong số những linh vật Phong Thủy trong văn hóa người Việt. Ở Trung Quốc, “Toan Nghê" chính là từ chỉ loài vật Sư Tử, khác hoàn toàn với hình ảnh con Nghê trong truyền thuyết của người Việt.
Tuy nhiên, Nghê được xem là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai con vật là Sư Tử và Chó với hình ảnh đầu Sư Tử và thân Chó. Nhờ ảnh hưởng nét Phật nên loài vật này chẳng những không dữ tợn, hung ác như sư tử hay chó mà ngược lại trông uy nghi và hiền hòa, tạo cảm giác gần gũi với con người.
Nghê xuất hiện từ rất sớm ở thời nhà Lý. Trải qua nhiều giai đoạn, triều đại Việt Nam, Nghê cũng có ít nhiều sự biến đổi về hình thể. Tuy nhiên, vẫn giữ vững được bản chất linh thiêng và luôn bảo vệ cho loài người.
Hình tượng Nghê qua các triều đại Việt Nam
Như đã đề cập ở phần trên, Nghê xuất hiện từ thời nhà Lý. Với hình dáng thon thả và giống đặc điểm của loài chó, Nghê trông khá cầu kì. Cũng theo đặc điểm của loài Chó - loài vật quen thuộc, gần gũi và thân thiết với người dân Việt Nam xưa nên được hóa linh để giúp bảo vệ cho con người.
Cho đến thời đại nhà Lê, Nghê đã được khéo léo cách điệu thêm để có thể mang nét vương giả, xứng đáng với khí chất ngời ngời của một loài vật linh thiêng. Mặc dù thế nhưng hình tượng Nghê vẫn giữ vững được nét hiền lành, chất phác và gần gũi của người Việt.
Đến thời nhà Nguyễn, bởi những ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc, Nghê đã không còn xuất hiện trong Hoàng tộc. Tuy nhiên, trong dân gian, loài vật này vẫn gắn liền với cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta bởi nó đã tạo nên một dấu ấn sâu đậm, ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam. Trải qua hàng trăm năm nhưng Nghê vẫn là linh vật thể hiện tâm tính một cách rõ rệt nhất.
Cho đến nay, chúng ta không quá khó để bắt gặp hình tượng Nghê ở xung quanh ta. Điển hình như Nghê xuất hiện trong các lăng miếu, các đền thờ, chùa chiền, hay cổng làng… Dù đặt ở đâu đi chăng nữa thì tượng Nghê Gỗ vẫn thường được đặt ở vị trí cao, uy nghiêm.
Ý nghĩa phong thủy Tượng Nghê mang lại
Trong số những linh vật Phong Thủy mang lại nhiều ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh của người Việt thì không thể không kể đến Nghê. Nếu như Tỳ Hưu là linh vật giúp thu hút tài lộc, Sư tử đại diện cho sức mạnh,... thì Nghê có nhiệm vụ canh gác và bảo vệ cho mọi người. Chính vì vậy, ngày nay, các loại tượng con Nghê gỗ Phong Thủy ngày càng chiếm được đông đảo sự quan tâm, tin tưởng và lựa chọn làm vật trang trí độc đáo. Tuy được đặt ở nhiều vị trí khác nhau nhưng không phải ở bất cứ vị trí nào, tượng Nghê Gỗ cũng mang lại những ý nghĩa giống nhau.
Cách bày trí tượng Nghê gỗ
Tượng Nghê gỗ trong Phong Thủy có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau, mỗi vị trí sẽ mang lại những giá trị Phong Thủy riêng biệt. Các ý nghĩa đó có thể là hóa giải vận hạn, xua đuổi tà ma, trấn áp khí xấu. Cụ thể hơn là:
Đặt tượng Nghê Gỗ ở đền miếu, chùa chiền hay cổng làng,... với vị trí trên cao sẽ giúp kiểm soát, canh gác người ra người vào và tâm ý của từng người. Chỉ có những ai tốt bụng, cao thượng, thiện lương mới nhận được những đặc ân, ban ân của thần linh. Ngược lại, đối với những người sống lật lừa, tâm thuật bất chính thì chắc chắn một ngày nào đó sẽ bị trừng phạt thích đáng.
Đặt tượng Nghê gỗ ở những vị trí hung sát như trước cửa nhà có đường lớn đi vào, đặt ở ngã ba đường,... sẽ giúp hóa giải khí xấu, sát khí đối với gia chủ cũng như trấn trạch tăng phúc cho gia đình. Bên cạnh đó, việc đặt Nghê ở các vị trí này Tuy vậy, Nghê cần được thực hiện đúng Phong Thủy, không được quá lớn mà phải để kích thước vừa phải. Bên cạnh đó, cần đặt Nghê một đôi để đảm bảo cân bằng âm dương nhằm phát huy cao nhất công năng.
Ngoài ra, Nghê còn có thể được đặt ở vị trí trước cửa lăng mộ với mục đích bảo vệ giấc ngủ cho những người đã khuất, đồng thời thể hiện niềm kính trọng, xót thương vô hạn đối với người đã khuất.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về hình tượng của tượng Nghê Gỗ cũng như những ý nghĩa Phong Thủy mà nó mang lại. Hy vọng qua bài viết trên, chúng tôi đã đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích, từ đó có thể lựa chọn cho mình loại tượng Nghê Gỗ phù hợp, ưng ý nhé!
Uống Tra Thôi
Sưu tầm Internet
Nghê
Nghê hay còn biết đến phổ biến với tên gọi khác là Ngao, là một trong số những linh vật Phong Thủy trong văn hóa người Việt. Ở Trung Quốc, “Toan Nghê" chính là từ chỉ loài vật Sư Tử, khác hoàn toàn với hình ảnh con Nghê trong truyền thuyết của người Việt.
Tuy nhiên, Nghê được xem là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai con vật là Sư Tử và Chó với hình ảnh đầu Sư Tử và thân Chó. Nhờ ảnh hưởng nét Phật nên loài vật này chẳng những không dữ tợn, hung ác như sư tử hay chó mà ngược lại trông uy nghi và hiền hòa, tạo cảm giác gần gũi với con người.
Nghê xuất hiện từ rất sớm ở thời nhà Lý. Trải qua nhiều giai đoạn, triều đại Việt Nam, Nghê cũng có ít nhiều sự biến đổi về hình thể. Tuy nhiên, vẫn giữ vững được bản chất linh thiêng và luôn bảo vệ cho loài người.
Hình tượng Nghê qua các triều đại Việt Nam
Như đã đề cập ở phần trên, Nghê xuất hiện từ thời nhà Lý. Với hình dáng thon thả và giống đặc điểm của loài chó, Nghê trông khá cầu kì. Cũng theo đặc điểm của loài Chó - loài vật quen thuộc, gần gũi và thân thiết với người dân Việt Nam xưa nên được hóa linh để giúp bảo vệ cho con người.
Cho đến thời đại nhà Lê, Nghê đã được khéo léo cách điệu thêm để có thể mang nét vương giả, xứng đáng với khí chất ngời ngời của một loài vật linh thiêng. Mặc dù thế nhưng hình tượng Nghê vẫn giữ vững được nét hiền lành, chất phác và gần gũi của người Việt.
Đến thời nhà Nguyễn, bởi những ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc, Nghê đã không còn xuất hiện trong Hoàng tộc. Tuy nhiên, trong dân gian, loài vật này vẫn gắn liền với cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta bởi nó đã tạo nên một dấu ấn sâu đậm, ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam. Trải qua hàng trăm năm nhưng Nghê vẫn là linh vật thể hiện tâm tính một cách rõ rệt nhất.
Cho đến nay, chúng ta không quá khó để bắt gặp hình tượng Nghê ở xung quanh ta. Điển hình như Nghê xuất hiện trong các lăng miếu, các đền thờ, chùa chiền, hay cổng làng… Dù đặt ở đâu đi chăng nữa thì tượng Nghê Gỗ vẫn thường được đặt ở vị trí cao, uy nghiêm.
Ý nghĩa phong thủy Tượng Nghê mang lại
Trong số những linh vật Phong Thủy mang lại nhiều ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh của người Việt thì không thể không kể đến Nghê. Nếu như Tỳ Hưu là linh vật giúp thu hút tài lộc, Sư tử đại diện cho sức mạnh,... thì Nghê có nhiệm vụ canh gác và bảo vệ cho mọi người. Chính vì vậy, ngày nay, các loại tượng con Nghê gỗ Phong Thủy ngày càng chiếm được đông đảo sự quan tâm, tin tưởng và lựa chọn làm vật trang trí độc đáo. Tuy được đặt ở nhiều vị trí khác nhau nhưng không phải ở bất cứ vị trí nào, tượng Nghê Gỗ cũng mang lại những ý nghĩa giống nhau.
Cách bày trí tượng Nghê gỗ
Tượng Nghê gỗ trong Phong Thủy có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau, mỗi vị trí sẽ mang lại những giá trị Phong Thủy riêng biệt. Các ý nghĩa đó có thể là hóa giải vận hạn, xua đuổi tà ma, trấn áp khí xấu. Cụ thể hơn là:
Đặt tượng Nghê Gỗ ở đền miếu, chùa chiền hay cổng làng,... với vị trí trên cao sẽ giúp kiểm soát, canh gác người ra người vào và tâm ý của từng người. Chỉ có những ai tốt bụng, cao thượng, thiện lương mới nhận được những đặc ân, ban ân của thần linh. Ngược lại, đối với những người sống lật lừa, tâm thuật bất chính thì chắc chắn một ngày nào đó sẽ bị trừng phạt thích đáng.
Đặt tượng Nghê gỗ ở những vị trí hung sát như trước cửa nhà có đường lớn đi vào, đặt ở ngã ba đường,... sẽ giúp hóa giải khí xấu, sát khí đối với gia chủ cũng như trấn trạch tăng phúc cho gia đình. Bên cạnh đó, việc đặt Nghê ở các vị trí này Tuy vậy, Nghê cần được thực hiện đúng Phong Thủy, không được quá lớn mà phải để kích thước vừa phải. Bên cạnh đó, cần đặt Nghê một đôi để đảm bảo cân bằng âm dương nhằm phát huy cao nhất công năng.
Ngoài ra, Nghê còn có thể được đặt ở vị trí trước cửa lăng mộ với mục đích bảo vệ giấc ngủ cho những người đã khuất, đồng thời thể hiện niềm kính trọng, xót thương vô hạn đối với người đã khuất.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về hình tượng của tượng Nghê Gỗ cũng như những ý nghĩa Phong Thủy mà nó mang lại. Hy vọng qua bài viết trên, chúng tôi đã đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích, từ đó có thể lựa chọn cho mình loại tượng Nghê Gỗ phù hợp, ưng ý nhé!
Uống Tra Thôi
Sưu tầm Internet