Ấm Tokoname Yaki và khả năng thay đổi hương vị trà

Nếu nói về ấm trà ở Việt Nam thì không thể không nhắc đến ấm tử sa, loại ấm được đông đảo người yêu trà sưu tầm và sử dụng hằng ngày. Một trong những công năng của ấm tử sa là làm thay đổi hương vị trà, tất nhiên là theo chiều hướng tốt hơn. Nếu Trung Quốc có ấm tử sa, thì Nhật Bản có loại ấm cũng có công năng tương tự, đó là ấm Tokoname Yaki.

Ấm Tokoname Yaki đến từ Tokoname, một thành phố ven biển nằm ở miền trung của nước Nhật. Ở mỗi vùng ở Nhật Bản đều nổi tiếng vì loại đặc sản hay nghề truyền thống. Thì Tokoname nổi tiếng nhất chính là nghề gốm với những lò gốm cổ xưa nhất nước. Có thời gian, thành phố này có đến hơn 3 nghìn lò gốm vì nhu cầu mua đồ gốm cao đến từ khắp nước. Ở Tokoname, họ sản xuất nhiều vật dụng làm từ gốm,

Một trong những đặc điểm đáng chú ý nhất của ấm tử sa là không tráng men, nhưng nước trà không hề bị thấm ra ngoài khi pha. Thế nên những người làm gốm ở Tokoname đã học tập cách làm của ấm tử sa, và sáng tạo ra loại ấm đất đỏ làm từ nguyên liệu ở chính Tokoname. Người đầu tiên làm ấm mà không tráng men đó chính là Sugie Jyumon (1828-1897). Ông áp dụng kỹ thuật làm ấm tử sa lên chính loại đất đỏ tìm thấy ở địa phương. Và kết quả là ấm Tokoname Yaki đã ra đời.

Mục tiêu của Sugie Jyumon là không chỉ đơn thuần là tạo ra loại ấm không tráng men. Mà ông còn muốn ấm Tokoname Yaki có thể làm thay đổi và giữ được hương vị trà giống như ấm tử sa. Và ông đã thành công tron việc này. Ấm Tokoname Yaki rất được ưa chuông ở Nhật Bản vì chính khả năng làm cho vị trà ngọt và ‘mượt’ hơn. Loại trà phổ biến nhất ở Nhât Bản chính là trà xanh, ấm Tokoname Yaki được xem là rất thích hợp để pha trà xanh vì loại ấm này làm tăng thêm vị ngon (umami) đặc trưng của trà xanh Nhật Bản. Ngoài ra loại ấm này còn giúp lưu hương vị trà. Khiến ấm dùng càng lâu thì lại pha trà càng ngon.

Đặc tính của ấm Tokoname Yaki đến từ thành phần đất tạo nên ấm. Đất dùng làm ấm có nhiều thành phần khoáng và kim loại tự nhiên, có khả năng tác động hoá học lên nước trà pha trong ấm. Do đó làm thay đổi hương vị trà theo chiều hướng tốt hơn. Đồng thời bề mặt ấm không tráng men, tạo nên những ‘khí khổng’ hay ‘lỗ chân lông’ li ti trên bề mặt, giúp lưu lại hương vị trà mỗi khi sử dụng.

Ấm Tokoname Yaki thường được thiết kế theo phong cách kyūsu hay còn gọi là kiểu ấm Đường Vũ ở Trung Quốc. Kiểu ấm này thường có quai ấm là tay cầm nằm một bên. Có một điều thú vị là kyūsu có nghĩa đơn thuần là ‘ấm trà’ trong tiếng Nhật Bản mà thôi. Nhưng do sự phổ biến của loại ấm có tay cầm một bên trong các dòng ấm Nhật Bản nên đôi khi kyūsu được nhầm lẫn là tên gọi của kiểu ấm này luôn.

Uống Trà Thôi
(Sưu tầm Internet)
0 0 3,336 10
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết