TÌM HIỂU VỀ ĐẤT TỬ SA (PHẦN 1): TÊN CỦA ĐẤT TỬ SA
Sau những bài phóng sự về hiện trạng của Tử sa Nghi Hưng trên báo chí và truyền thông những người chơi ấm tử sa hết sức quan tâm đến chất lượng khoáng tử sa và lo lắng về chất lượng những chiếc ấm tử sa họ đang có, liệu những chiếc ấm tử sa họ đang có có phải là ấm tử sa thật hay không? Làm sao có thể mua được ấm tử sa làm bằng đất tử sa Nghi Hưng thật?
Trên thực tế, đối với đất Tử sa, ngay cả ở Nghi Hưng, ngoại trừ một vài chuyên gia nghiên cứu sâu về đất tử sa, còn có rất nhiều người không biết rõ về đất tử sa, đường đi lối lại còn chưa biết, huống chi là những người chơi ở nơi khác. Bản thân Lưu Ngọc Lâm đã từng trải qua một sự việc như thế này: "Vào giữa những năm 1990, khi những cửa hàng gốm sứ ở đường 104 Phục Đông còn hưng thịnh, có một người đi đường xuống xe mua ấm tử sa, người này chỉ chọn những chiếc ấm tử sa có màu tím đen và không đoái hoài gì đến những chiếc ấm có màu khác mà chủ cửa hàng giới thiệu. Khi hỏi lí do, người này cho rằng ấm tử sa Nghi Hưng thật chỉ có màu tím đen (tử hắc sắc). Từ đó về sau, để phục vụ cho những khách qua đường như vậy, một thời gian dài các cửa hàng gốm ven đã dùng xi đánh giày màu đen và sáp trắng để bôi và đánh bóng ấm tử sa để thuận tiện cho việc bán hàng". Sự hiểu biết của người chơi tử sa có thể được nhìn thấy từ điều này và trên thực tế, cũng khó giải thích rõ ràng về như thế nào là Tử sa. Nếu bạn trực tiếp tham gia vào việc khai thác, luyện khoáng, chế tác và nung gốm tử sa sẽ thấy rõ những đặc điểm sau:
- Các tính chất của khoáng đất sét tử sa là khác nhau tự nhiên đối với các khu vực khai thác khác nhau;
- Đối với các khoáng tầng khác nhau, chất lượng khoáng là khác nhau;
- Đối với các tỷ lệ cộng sinh tự nhiên (hoặc phối khoáng nhân tạo) khác nhau, màu khoáng luôn thay đổi;
- Khi nhiệt độ nung khác nhau, màu sắc và độ bóng cũng khác nhau;
- Khi thay đổi lò nung và quy trình nung, sản phẩm thu được cũng có nhiều thay đổi.
Đất tử sa không chỉ có một loại duy nhất và màu sắc cũng khác nhau nên rất khó phân biệt. Bài viết sẽ giúp bạn làm quen dần dần với loại gốm “bí ẩn” và độc đáo này.
TÊN VÀ PHÂN LOẠI
1. Tên của đất Tử sa:
Đất tử sa (hay còn gọi là "tử sa nê"), dùng để chỉ loại đất dùng để làm gốm ở Nghi Hưng, loại đất sét này dùng để làm đồ gốm "tử sa", "tử sa" là thuật ngữ chung được dùng để gọi "tử nê" (đất sét có màu tím), "hoàng nê" (đất sét có màu vàng) (hay còn gọi là Hồng nê), lục nê (đất sét có màu xanh lục nhạt) (hay còn gọi là "đoạn nê"), thanh nê (đất sét có màu xanh lam nhạt), bạch nê (đất sét có màu trắng) và các loại đất sét khác. Nó là một thuật ngữ "phiếm" (không chuyên chỉ vào một sự gì nhất định), không dùng để chỉ chính xác một loại đất, với màu sắc cụ thể nhất định mà là một nhóm các loại đất sét có đặc tính độc nhất vô nhị ở Nghi Hưng.
"Tử sa" là một từ ghép; "TỬ" có nghĩa là "màu tím"; "SA" có nghĩa là "cát"; Lý do nó được gọi là "đất tử sa" (tử sa thổ) là do hai đặc điểm:
(1) TỬ - MÀU TÍM: bao gồm màu tím hồng (tử hồng sắc), màu tím lam (tử lam sắc), màu tím nâu (tử cát sắc), màu tím xanh (tử thanh sắc) vv... Sau khi loại quặng thô này được luyện thành đất sét, chế tác và nung thành đồ gốm thì cho màu sắc chủ yếu là màu tía, màu đỏ tía, màu nâu tím, màu nâu đen v.v ... Khi dùng phương pháp khoa học hiện đại để kiểm tra, dùng màu xanh methylen cho các thử nghiệm nhuộm màu thì kết quả thu được là màu tím, xanh tím, nâu vàng, nâu sẫm, v.v.
(2) "SA" - "CÁT": dùng để chỉ cấu trúc dạng hạt kết tụ của đất tử sa. Các khoáng chất chính của đất tử sa Nghi Hưng là thạch anh, đất sét, mica và hematit. Các loại khoáng chất như thạch anh, hematit và mica sẽ tạo thành một số lượng lớn các chất kết tụ, trong quá trình nung những chất kết tụ này không chỉ tạo nên bộ khung của ấm trà tử sa nhờ kết cấu của cát mà còn tạo thành cấu trúc lỗ khí khổng kép của ấm trà tử sa, do đó ấm trà tử sa có khả năng thoát khí tốt. Trong quá trình làm đất hoặc phối trộn nhân tạo, hình thức và màu sắc của "tử sa nê" có thể được thay đổi bằng cách thêm vật liệu tạo màu oxit và kiểm soát nhiệt độ lò nung, nhưng cấu trúc khoáng chất của nó, cái gọi là kết cấu "sa" (cát) thì khó thay đổi hơn.
Ngoài ra, lý do tại sao nó được gọi là "đất tử sa" liên quan đến quá trình phát triển và sử dụng ban đầu, loại "đất tử sa" được phát triển và sử dụng sớm nhất là tử nê và trong suốt quá trình phát triển và sử dụng sau này, tử nê (giáp nê) luộn được sử dụng chủ yếu. Hơn 80% trữ lượng đất sét Nghi Hưng là giáp nê (tử nê), hơn nữa tính chất của tử nê khá ổn định, nói chung là tốt hơn so với các loại đất tử sa khác.
Đất tử sa còn được gọi là “ngũ sắc thổ”. Trong "Dương Tiện minh hồ hệ" của Chu Cao Khởi thời nhà Minh có ghi "Theo truyền thuyết, vào những ngày đầu tiên khi dân làng học làm gốm, có một vị tăng nhân kì lạ đi ngang qua làng và rao lớn: bán đất phú quý đây!!! Đám đông cười lớn và chế giễu vị tăng nhân. Tăng nhân nói: "Đồ quý không muốn mua, sao mua được sự giàu sang?". Sau đó, ông đã hướng dẫn những người già trong làng đến khai thác đất ở một hang động trên núi, đất khi khai thác ra có màu ngũ sắc, giống như gấm vóc". Vì vậy, "đất tử sa" còn được gọi là "ngũ sắc thổ" hay "phú quý thổ".
Trong thuyết Âm-Dương và Ngũ hành, các màu rực rỡ cũng được xếp vào "Ngũ hành", đó là Kim (trắng) - Mộc (lục, lục lam) - Thuỷ (đen) - Hoả (tím, loại đỏ) - Thổ (vàng đất). Nguồn gốc của “ngũ sắc thổ” có thể liên quan đến điều này. Tất nhiên, thuật ngữ “ngũ sắc thổ” không chỉ là năm màu, mà là chỉ sự phong phú của màu sắc của đất.
SG, 08/09/2021
Lão Tà - An Nhiên Tịnh Quán
(dịch từ "Dương Tiện minh sa thổ" - Lưu Ngọc Lâm)
-------------------------------------
Quý trà hữu có thể tải ứng dụng cho thiết bị di động của mình để được update thêm nhiều bài viết hơn từ trang web theo đường link sau:
- iOS: https://apps.apple.com/app/id1577084612
- Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.uongtrathoi.androi
Trên thực tế, đối với đất Tử sa, ngay cả ở Nghi Hưng, ngoại trừ một vài chuyên gia nghiên cứu sâu về đất tử sa, còn có rất nhiều người không biết rõ về đất tử sa, đường đi lối lại còn chưa biết, huống chi là những người chơi ở nơi khác. Bản thân Lưu Ngọc Lâm đã từng trải qua một sự việc như thế này: "Vào giữa những năm 1990, khi những cửa hàng gốm sứ ở đường 104 Phục Đông còn hưng thịnh, có một người đi đường xuống xe mua ấm tử sa, người này chỉ chọn những chiếc ấm tử sa có màu tím đen và không đoái hoài gì đến những chiếc ấm có màu khác mà chủ cửa hàng giới thiệu. Khi hỏi lí do, người này cho rằng ấm tử sa Nghi Hưng thật chỉ có màu tím đen (tử hắc sắc). Từ đó về sau, để phục vụ cho những khách qua đường như vậy, một thời gian dài các cửa hàng gốm ven đã dùng xi đánh giày màu đen và sáp trắng để bôi và đánh bóng ấm tử sa để thuận tiện cho việc bán hàng". Sự hiểu biết của người chơi tử sa có thể được nhìn thấy từ điều này và trên thực tế, cũng khó giải thích rõ ràng về như thế nào là Tử sa. Nếu bạn trực tiếp tham gia vào việc khai thác, luyện khoáng, chế tác và nung gốm tử sa sẽ thấy rõ những đặc điểm sau:
- Các tính chất của khoáng đất sét tử sa là khác nhau tự nhiên đối với các khu vực khai thác khác nhau;
- Đối với các khoáng tầng khác nhau, chất lượng khoáng là khác nhau;
- Đối với các tỷ lệ cộng sinh tự nhiên (hoặc phối khoáng nhân tạo) khác nhau, màu khoáng luôn thay đổi;
- Khi nhiệt độ nung khác nhau, màu sắc và độ bóng cũng khác nhau;
- Khi thay đổi lò nung và quy trình nung, sản phẩm thu được cũng có nhiều thay đổi.
Đất tử sa không chỉ có một loại duy nhất và màu sắc cũng khác nhau nên rất khó phân biệt. Bài viết sẽ giúp bạn làm quen dần dần với loại gốm “bí ẩn” và độc đáo này.
TÊN VÀ PHÂN LOẠI
1. Tên của đất Tử sa:
Đất tử sa (hay còn gọi là "tử sa nê"), dùng để chỉ loại đất dùng để làm gốm ở Nghi Hưng, loại đất sét này dùng để làm đồ gốm "tử sa", "tử sa" là thuật ngữ chung được dùng để gọi "tử nê" (đất sét có màu tím), "hoàng nê" (đất sét có màu vàng) (hay còn gọi là Hồng nê), lục nê (đất sét có màu xanh lục nhạt) (hay còn gọi là "đoạn nê"), thanh nê (đất sét có màu xanh lam nhạt), bạch nê (đất sét có màu trắng) và các loại đất sét khác. Nó là một thuật ngữ "phiếm" (không chuyên chỉ vào một sự gì nhất định), không dùng để chỉ chính xác một loại đất, với màu sắc cụ thể nhất định mà là một nhóm các loại đất sét có đặc tính độc nhất vô nhị ở Nghi Hưng.
"Tử sa" là một từ ghép; "TỬ" có nghĩa là "màu tím"; "SA" có nghĩa là "cát"; Lý do nó được gọi là "đất tử sa" (tử sa thổ) là do hai đặc điểm:
(1) TỬ - MÀU TÍM: bao gồm màu tím hồng (tử hồng sắc), màu tím lam (tử lam sắc), màu tím nâu (tử cát sắc), màu tím xanh (tử thanh sắc) vv... Sau khi loại quặng thô này được luyện thành đất sét, chế tác và nung thành đồ gốm thì cho màu sắc chủ yếu là màu tía, màu đỏ tía, màu nâu tím, màu nâu đen v.v ... Khi dùng phương pháp khoa học hiện đại để kiểm tra, dùng màu xanh methylen cho các thử nghiệm nhuộm màu thì kết quả thu được là màu tím, xanh tím, nâu vàng, nâu sẫm, v.v.
(2) "SA" - "CÁT": dùng để chỉ cấu trúc dạng hạt kết tụ của đất tử sa. Các khoáng chất chính của đất tử sa Nghi Hưng là thạch anh, đất sét, mica và hematit. Các loại khoáng chất như thạch anh, hematit và mica sẽ tạo thành một số lượng lớn các chất kết tụ, trong quá trình nung những chất kết tụ này không chỉ tạo nên bộ khung của ấm trà tử sa nhờ kết cấu của cát mà còn tạo thành cấu trúc lỗ khí khổng kép của ấm trà tử sa, do đó ấm trà tử sa có khả năng thoát khí tốt. Trong quá trình làm đất hoặc phối trộn nhân tạo, hình thức và màu sắc của "tử sa nê" có thể được thay đổi bằng cách thêm vật liệu tạo màu oxit và kiểm soát nhiệt độ lò nung, nhưng cấu trúc khoáng chất của nó, cái gọi là kết cấu "sa" (cát) thì khó thay đổi hơn.
Ngoài ra, lý do tại sao nó được gọi là "đất tử sa" liên quan đến quá trình phát triển và sử dụng ban đầu, loại "đất tử sa" được phát triển và sử dụng sớm nhất là tử nê và trong suốt quá trình phát triển và sử dụng sau này, tử nê (giáp nê) luộn được sử dụng chủ yếu. Hơn 80% trữ lượng đất sét Nghi Hưng là giáp nê (tử nê), hơn nữa tính chất của tử nê khá ổn định, nói chung là tốt hơn so với các loại đất tử sa khác.
Đất tử sa còn được gọi là “ngũ sắc thổ”. Trong "Dương Tiện minh hồ hệ" của Chu Cao Khởi thời nhà Minh có ghi "Theo truyền thuyết, vào những ngày đầu tiên khi dân làng học làm gốm, có một vị tăng nhân kì lạ đi ngang qua làng và rao lớn: bán đất phú quý đây!!! Đám đông cười lớn và chế giễu vị tăng nhân. Tăng nhân nói: "Đồ quý không muốn mua, sao mua được sự giàu sang?". Sau đó, ông đã hướng dẫn những người già trong làng đến khai thác đất ở một hang động trên núi, đất khi khai thác ra có màu ngũ sắc, giống như gấm vóc". Vì vậy, "đất tử sa" còn được gọi là "ngũ sắc thổ" hay "phú quý thổ".
Trong thuyết Âm-Dương và Ngũ hành, các màu rực rỡ cũng được xếp vào "Ngũ hành", đó là Kim (trắng) - Mộc (lục, lục lam) - Thuỷ (đen) - Hoả (tím, loại đỏ) - Thổ (vàng đất). Nguồn gốc của “ngũ sắc thổ” có thể liên quan đến điều này. Tất nhiên, thuật ngữ “ngũ sắc thổ” không chỉ là năm màu, mà là chỉ sự phong phú của màu sắc của đất.
SG, 08/09/2021
Lão Tà - An Nhiên Tịnh Quán
(dịch từ "Dương Tiện minh sa thổ" - Lưu Ngọc Lâm)
-------------------------------------
Quý trà hữu có thể tải ứng dụng cho thiết bị di động của mình để được update thêm nhiều bài viết hơn từ trang web theo đường link sau:
- iOS: https://apps.apple.com/app/id1577084612
- Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.uongtrathoi.androi