Gỗ Hoàng Đàn là gỗ gì?
Với hương thơm đặc biệt, sau hàng trăm năm vẫn giữ được mùi thơm quý phái, Hoàng Đàn được tôn sùng là gỗ của thánh thần. Không chỉ là một loại gỗ tơ, bền, dễ đục đẽo mà giá trị của Hoàng Đàn được biểu hiện ở hương thơm vô cùng quyến rũ và đặc biệt. Hoàng Đàn được giới đồ gỗ biết đến là thứ gỗ làm Đồ Mỹ Nghệ cực đẹp và không hề bị mối mọt, cong vênh. Một nguyên nhân nữa làm nên giá trị của những món đồ làm từ loại gỗ này là sau một thời gian chúng được phủ một lớp bụi mỏng trắng như tuyết do chứa một hàm lượng tinh dầu lớn.
Tên gọi : Hoàng Đàn còn được gọi là Tùng có ngấn.
Tên khoa học : Có tên khoa học là Cupressus torulosa.
Thuộc họ : Cây gỗ thuộc họ Trắc Bách Diệp (Cupressaceae).
Chi : Cây gỗ thuộc chi Hoàng đàn (Cupressus).
Cây Hoàng Đàn Là loại cây thuộc họ thông trong tự nhiên có dáng hình tháp. Cái tên Hoàng Đàn đã phần nào nói lên sự quý giá của nó trong các loại gỗ. Trước đây, Hoàng Đàn thường được vua, chúa dùng làm đồ tế tự, làm bài vị thánh thần,... Trong lõi của gỗ Hoàng Đàn có khá nhiều dầu ngoài việc chống mối và cong vênh thì khi gặp không khí dầu sẽ trở thành một lớp tuyết. Đẳng cấp của Hoàng Đàn không chỉ thể hiện ở độ bền, tốt mà nó được thể hiện thông qua mùi hương vô cùng đặc biệt.
Gỗ Hoàng Đàn thuộc nhóm mấy :
Cây Hoàng Đàn thuộc nguồn gen quý hiếm. Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1996, 2007) và Danh mục Động thực vật rừng nguy cấp quý hiếm nhóm I trong bảng phân loại nhóm gỗ Việt Nam
Đặc điểm nhận dạng :
Lá cây gỗ thuộc họ thông trong tự nhiên, có hình tháp đẹp mắt. Hoàng Đàn cao khoảng 15 – 20m, đường kính thân khoảng 0,5m. Nếu thân cây có đường kình 0,8 – 1m thì có tuổi thọ cao lên đến hàng trăm năm. Vỏ Hoàng Đàn màu xám nâu và nứt dọc. Trong lớp vỏ là thịt màu trắng, lõi màu vàng và có mùi thơm đặc trưng.
Lá có hình vảy dài từ 2 – 6mm, sắp xếp thành các cặp mọc đối, chéo hình chữ thập. Có thể tồn tại từ 3 – 5 năm. Cây non 1 – 2 năm tuổi có lá hình kim,dài từ 5 – 15mm.
Quả Hoàng Đàn hình cầu hoặc hình trứng, nón quả dài 8 – 40mm, có 4 – 14 vảy xếp thành những cặp đôi mọc đối, chéo hình chữ thập tương tự lá. Hạt nhỏ, dài từ 4 – 7mm, với 2 hàng cánh hẹp và dọc theo hai bên hạt.
Đặc điểm sinh học hình thái :
Cây có khả năng thích nghi với các vụ cháy rừng, chúng giữ hạt trong các nón khép kín nhiều năm cho đến khi cây cha mẹ bị lửa thiêu cháy. Sau đó, hạt được giải phóng để sinh trưởng và phát triển trên vùng đất trần trụi vừa bị lửa thiêu sạch. Là loại cây có sức sống rất mãnh liệt trên núi đảo, nơi mà rất ít loại cây có thể tồn tại. Chỉ cần một kẽ nứt nhỏ, Hoàng Đàn sẽ nhú mầm mà vươn lên.
Phân bố :
Hoàng Đàn phân bố hẹp ở các dải núi đá vôi cao chót vót từ Hữu Lũng, Chi Lăng, Văn Quan đến Bắc Sơn (Lạng Sơn). Ngoài ra, Hoàng Đàn còn có ở Thạch An (Cao Bằng), Na Hang (Tuyên Quang). Nhưng Hoàng Đàn tập trung lớn nhất và có lượng tinh dầu nhiều nhất là gỗ Hoàng Đàn Lạng Sơn.
Đặc điểm, màu sắc và vân gỗ :
Gỗ Hoàng Đàn là một loại gỗ tốt và mịn đẹp, không bị mối mọt, có mùi thơm thoảng nhẹ kiểu hương trầm.
Phân loại :
Gỗ Hoàng Đàn vàng : Loại gỗ này có màu vàng nhạt, lõi gỗ lại có màu sẫm hơn. Chất lượng gỗ được đánh giá cao lại rất bền nên được sử dụng để chế tác rất nhiều vật dụng. Gỗ có mùi thơm nên cũng có thể sử dụng để làm nhan đốt hoặc là lấy tinh dầu.
Gỗ Hoàng Đàn trắng : Loại gỗ này có lớp thịt dày hơn, màu sắc nhạt hơn và hoa văn cũng mảnh hơn không được sắc nét so với Hoàng Đàn đỏ. Chính vì vậy mà giá trị và độ phổ biến của Hoàng Đàn trắng so với Hoàng Đàn đỏ có phần kém hơn.
Gỗ Hoàng Đàn đỏ : So với các loại gỗ ở nước ta loại gỗ này có màu sắc rất đặc biệt, hoa văn trên gỗ uốn lượn tự nhiên, phần thịt gỗ bên ngoài có màu cam nhạt, mỏng, chắc, láng mịn, lõi gỗ to cứng màu nâu nhạt. Hoàng Đàn đỏ có mùi hương rất đặc biệt và giữ được rất lâu, không sợ mối mọt. Chính vì có rất nhiều ưu điểm nên loại gỗ này luôn được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn, bên cạnh đó giá trị của Hoàng Đàn đỏ cũng rất là cao.
Gỗ Hoàng Đàn tuyết ( gỗ Hoàng Đàn lên tuyết) : Một số sản phẩm làm từ gỗ Hoàng Đàn lên tuyết Đây là loại gỗ có lớp tuyết mịn như nhung bám trên bề mặt gỗ. Chính vì sự khác lạ này mà nó đã tạo nên một sức hút huyền bí, kì lạ và cũng dược rất nhiều người yêu thích. Loại gỗ này được khai thác nhiều vì có lớp nhựa ( tinh dầu ) rất thơm, mùi thơm tự nhiên và giữ được mãi mãi. Khi lớp nhựa này hết mùi gỗ chỉ nhẹ đi chứ không bị mất. Các vật dụng làm bằng loại gỗ này khi gặp thời tiết lạnh, độ ẩm cao sẽ xuất hiện một lớp tuyết vì vậy có nhiều người hay gọi là Hoàng Đàn lên tuyết.
Cách nhận biết :
Để phân biệt gỗ Hoàng Đàn chúng ta có thể sử dụng một số cách như sau :
Dùng dao cắt một mẫu gỗ thành lát mỏng, sau đó đem ngâm vào nước ấm. Khi đó trên bề mặt nước sẽ xuất hiện một lớp màng mỏng như lớp dầu.
Vì loại gỗ này có mùi thơm nên chúng ta cũng có thể đưa lên mũi ngửi
Tỉ trọng của gỗ Hoàng Đàn nhẹ hơn gỗ Cẩm Lai, gỗ Lim, gỗ Trắc,... và nặng hơn gỗ Xoan, gỗ Dỗi. Khi đốt cháy thì Hoàng Đàn vẫn có mùi thơm và tàn tro có màu trắng
Ứng dụng :
Vòng tay gỗ Hoàng Đàn được xem là vòng tay may mắn và phong thủy đem lại bình an, may mắn cho người đeo.
Thân và rễ, nhất là rễ có chứa rất nhiều tinh dầu có thể dùng để chữa bong gân, sưng tấy, có tác dụng sát trùng khi bôi lên vết thương hơn nữa tinh dầu Hoàng Đàn còn được dùng để sản xuất nước hoa cao cấp, tinh dầu thơm hay là xà phòng thơm. Rễ còn được dùng để làm hương đốt, hương trầm cao cấp. Hương thơm gỗ Hoàng Đàn có tác dụng giúp thư giản, hoạt huyết, tốt cho người bị cao huyết áp, tim mạch.
Được dùng làm đồ gỗ Mỹ Nghệ Cao Cấp như tượng gỗ, đồ nội thất, vật dụng trong gia đình.
Tình trạng nguồn tài nguyên gỗ Hoàng Đàn hiện nay:
Gỗ Hoàng Đàn là một loại gỗ có chất lượng và độ bền đẹp không thể phủ nhận. Do có rất nhiều lợi ích và giá trị kinh tế rất cao nên thời gian qua Hoàng Đàn bị khai thác một cách tận diệt. Hơn thế nữa Hoàng Đàn có tốc độ sinh trưởng chậm nên tính đến thời điểm hiện tại nguồn gỗ Hoàng Đàn gần như bị cạn kiệt. Thực trạng khai thác một cách bừa bãi cũng càng làm cho loại gỗ này trở nên quý hiếm. Chính vì vậy Hoàng Đàn đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và danh mục Động, thực vật rừng nguy cấp , quý hiếm nhóm I
Giá thành :
Gỗ Hoàng Đàn là một trong những loại gỗ quý hiếm chính vì vậy giá của nó cũng rất cao so với các loại gỗ khác.
Giá Hoàng Đàn nguyên phách từ 18- 30 triệu/kg, giá chênh lệch tùy vào tuổi gỗ và phách gỗ lớn, dày, mỏng khác nhau. Nếu Hoàng Đàn non tuổi, cụ thể từ 10 – 20 năm thì được gọi là gỗ tươi. Gỗ màu đỏ đen có giá cao nhất.
Mặc khác, giá của loại gỗ này cũng khác nhau tùy theo chất lượng gỗ và độ tuổi.
Tuy nhiên, mức giá có thể chênh lệch khác nhau tùy từng thời điểm khai thác.
Biện pháp bảo vệ:
Cần chấn chỉnh công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ươm giống cây trồng, phân bổ trồng các vùng miền
Tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm và cấp ủy, chính quyền các địa phương trên địa bàn có rừng.
Xử lí nghiêm minh các đối tượng tham gia phá rừng.
Loại gỗ này được xếp vào danh sách gỗ quý hiếm không được khai thác tận diệt. Chính vì vậy chúng ta cần phải khai thác một cách hợp lí không những vậy còn phải có ý thức bảo vệ để nguồn gen quý hiếm này không bị biến mất.
Uống Trà Thôi
(Sưu tầm internet)
Tên gọi : Hoàng Đàn còn được gọi là Tùng có ngấn.
Tên khoa học : Có tên khoa học là Cupressus torulosa.
Thuộc họ : Cây gỗ thuộc họ Trắc Bách Diệp (Cupressaceae).
Chi : Cây gỗ thuộc chi Hoàng đàn (Cupressus).
Cây Hoàng Đàn Là loại cây thuộc họ thông trong tự nhiên có dáng hình tháp. Cái tên Hoàng Đàn đã phần nào nói lên sự quý giá của nó trong các loại gỗ. Trước đây, Hoàng Đàn thường được vua, chúa dùng làm đồ tế tự, làm bài vị thánh thần,... Trong lõi của gỗ Hoàng Đàn có khá nhiều dầu ngoài việc chống mối và cong vênh thì khi gặp không khí dầu sẽ trở thành một lớp tuyết. Đẳng cấp của Hoàng Đàn không chỉ thể hiện ở độ bền, tốt mà nó được thể hiện thông qua mùi hương vô cùng đặc biệt.
Gỗ Hoàng Đàn thuộc nhóm mấy :
Cây Hoàng Đàn thuộc nguồn gen quý hiếm. Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1996, 2007) và Danh mục Động thực vật rừng nguy cấp quý hiếm nhóm I trong bảng phân loại nhóm gỗ Việt Nam
Đặc điểm nhận dạng :
Lá cây gỗ thuộc họ thông trong tự nhiên, có hình tháp đẹp mắt. Hoàng Đàn cao khoảng 15 – 20m, đường kính thân khoảng 0,5m. Nếu thân cây có đường kình 0,8 – 1m thì có tuổi thọ cao lên đến hàng trăm năm. Vỏ Hoàng Đàn màu xám nâu và nứt dọc. Trong lớp vỏ là thịt màu trắng, lõi màu vàng và có mùi thơm đặc trưng.
Lá có hình vảy dài từ 2 – 6mm, sắp xếp thành các cặp mọc đối, chéo hình chữ thập. Có thể tồn tại từ 3 – 5 năm. Cây non 1 – 2 năm tuổi có lá hình kim,dài từ 5 – 15mm.
Quả Hoàng Đàn hình cầu hoặc hình trứng, nón quả dài 8 – 40mm, có 4 – 14 vảy xếp thành những cặp đôi mọc đối, chéo hình chữ thập tương tự lá. Hạt nhỏ, dài từ 4 – 7mm, với 2 hàng cánh hẹp và dọc theo hai bên hạt.
Đặc điểm sinh học hình thái :
Cây có khả năng thích nghi với các vụ cháy rừng, chúng giữ hạt trong các nón khép kín nhiều năm cho đến khi cây cha mẹ bị lửa thiêu cháy. Sau đó, hạt được giải phóng để sinh trưởng và phát triển trên vùng đất trần trụi vừa bị lửa thiêu sạch. Là loại cây có sức sống rất mãnh liệt trên núi đảo, nơi mà rất ít loại cây có thể tồn tại. Chỉ cần một kẽ nứt nhỏ, Hoàng Đàn sẽ nhú mầm mà vươn lên.
Phân bố :
Hoàng Đàn phân bố hẹp ở các dải núi đá vôi cao chót vót từ Hữu Lũng, Chi Lăng, Văn Quan đến Bắc Sơn (Lạng Sơn). Ngoài ra, Hoàng Đàn còn có ở Thạch An (Cao Bằng), Na Hang (Tuyên Quang). Nhưng Hoàng Đàn tập trung lớn nhất và có lượng tinh dầu nhiều nhất là gỗ Hoàng Đàn Lạng Sơn.
Đặc điểm, màu sắc và vân gỗ :
Gỗ Hoàng Đàn là một loại gỗ tốt và mịn đẹp, không bị mối mọt, có mùi thơm thoảng nhẹ kiểu hương trầm.
Phân loại :
Gỗ Hoàng Đàn vàng : Loại gỗ này có màu vàng nhạt, lõi gỗ lại có màu sẫm hơn. Chất lượng gỗ được đánh giá cao lại rất bền nên được sử dụng để chế tác rất nhiều vật dụng. Gỗ có mùi thơm nên cũng có thể sử dụng để làm nhan đốt hoặc là lấy tinh dầu.
Gỗ Hoàng Đàn trắng : Loại gỗ này có lớp thịt dày hơn, màu sắc nhạt hơn và hoa văn cũng mảnh hơn không được sắc nét so với Hoàng Đàn đỏ. Chính vì vậy mà giá trị và độ phổ biến của Hoàng Đàn trắng so với Hoàng Đàn đỏ có phần kém hơn.
Gỗ Hoàng Đàn đỏ : So với các loại gỗ ở nước ta loại gỗ này có màu sắc rất đặc biệt, hoa văn trên gỗ uốn lượn tự nhiên, phần thịt gỗ bên ngoài có màu cam nhạt, mỏng, chắc, láng mịn, lõi gỗ to cứng màu nâu nhạt. Hoàng Đàn đỏ có mùi hương rất đặc biệt và giữ được rất lâu, không sợ mối mọt. Chính vì có rất nhiều ưu điểm nên loại gỗ này luôn được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn, bên cạnh đó giá trị của Hoàng Đàn đỏ cũng rất là cao.
Gỗ Hoàng Đàn tuyết ( gỗ Hoàng Đàn lên tuyết) : Một số sản phẩm làm từ gỗ Hoàng Đàn lên tuyết Đây là loại gỗ có lớp tuyết mịn như nhung bám trên bề mặt gỗ. Chính vì sự khác lạ này mà nó đã tạo nên một sức hút huyền bí, kì lạ và cũng dược rất nhiều người yêu thích. Loại gỗ này được khai thác nhiều vì có lớp nhựa ( tinh dầu ) rất thơm, mùi thơm tự nhiên và giữ được mãi mãi. Khi lớp nhựa này hết mùi gỗ chỉ nhẹ đi chứ không bị mất. Các vật dụng làm bằng loại gỗ này khi gặp thời tiết lạnh, độ ẩm cao sẽ xuất hiện một lớp tuyết vì vậy có nhiều người hay gọi là Hoàng Đàn lên tuyết.
Cách nhận biết :
Để phân biệt gỗ Hoàng Đàn chúng ta có thể sử dụng một số cách như sau :
Dùng dao cắt một mẫu gỗ thành lát mỏng, sau đó đem ngâm vào nước ấm. Khi đó trên bề mặt nước sẽ xuất hiện một lớp màng mỏng như lớp dầu.
Vì loại gỗ này có mùi thơm nên chúng ta cũng có thể đưa lên mũi ngửi
Tỉ trọng của gỗ Hoàng Đàn nhẹ hơn gỗ Cẩm Lai, gỗ Lim, gỗ Trắc,... và nặng hơn gỗ Xoan, gỗ Dỗi. Khi đốt cháy thì Hoàng Đàn vẫn có mùi thơm và tàn tro có màu trắng
Ứng dụng :
Vòng tay gỗ Hoàng Đàn được xem là vòng tay may mắn và phong thủy đem lại bình an, may mắn cho người đeo.
Thân và rễ, nhất là rễ có chứa rất nhiều tinh dầu có thể dùng để chữa bong gân, sưng tấy, có tác dụng sát trùng khi bôi lên vết thương hơn nữa tinh dầu Hoàng Đàn còn được dùng để sản xuất nước hoa cao cấp, tinh dầu thơm hay là xà phòng thơm. Rễ còn được dùng để làm hương đốt, hương trầm cao cấp. Hương thơm gỗ Hoàng Đàn có tác dụng giúp thư giản, hoạt huyết, tốt cho người bị cao huyết áp, tim mạch.
Được dùng làm đồ gỗ Mỹ Nghệ Cao Cấp như tượng gỗ, đồ nội thất, vật dụng trong gia đình.
Tình trạng nguồn tài nguyên gỗ Hoàng Đàn hiện nay:
Gỗ Hoàng Đàn là một loại gỗ có chất lượng và độ bền đẹp không thể phủ nhận. Do có rất nhiều lợi ích và giá trị kinh tế rất cao nên thời gian qua Hoàng Đàn bị khai thác một cách tận diệt. Hơn thế nữa Hoàng Đàn có tốc độ sinh trưởng chậm nên tính đến thời điểm hiện tại nguồn gỗ Hoàng Đàn gần như bị cạn kiệt. Thực trạng khai thác một cách bừa bãi cũng càng làm cho loại gỗ này trở nên quý hiếm. Chính vì vậy Hoàng Đàn đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và danh mục Động, thực vật rừng nguy cấp , quý hiếm nhóm I
Giá thành :
Gỗ Hoàng Đàn là một trong những loại gỗ quý hiếm chính vì vậy giá của nó cũng rất cao so với các loại gỗ khác.
Giá Hoàng Đàn nguyên phách từ 18- 30 triệu/kg, giá chênh lệch tùy vào tuổi gỗ và phách gỗ lớn, dày, mỏng khác nhau. Nếu Hoàng Đàn non tuổi, cụ thể từ 10 – 20 năm thì được gọi là gỗ tươi. Gỗ màu đỏ đen có giá cao nhất.
Mặc khác, giá của loại gỗ này cũng khác nhau tùy theo chất lượng gỗ và độ tuổi.
Tuy nhiên, mức giá có thể chênh lệch khác nhau tùy từng thời điểm khai thác.
Biện pháp bảo vệ:
Cần chấn chỉnh công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ươm giống cây trồng, phân bổ trồng các vùng miền
Tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm và cấp ủy, chính quyền các địa phương trên địa bàn có rừng.
Xử lí nghiêm minh các đối tượng tham gia phá rừng.
Loại gỗ này được xếp vào danh sách gỗ quý hiếm không được khai thác tận diệt. Chính vì vậy chúng ta cần phải khai thác một cách hợp lí không những vậy còn phải có ý thức bảo vệ để nguồn gen quý hiếm này không bị biến mất.
Uống Trà Thôi
(Sưu tầm internet)