TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 8): HỒNG NÊ PHỤC ĐÔNG

"HỒNG NÊ PHỤC ĐÔNG" là loại hồng nê được khai thác tại các mỏ nằm ở phía đông của thị trấn Đinh Thục xưa. Theo ghi chép trong lịch sử, Phục Đông nổi tiếng là nơi sản xuất bạch nê. Trong "Dương Tiện minh hồ hệ" có viết: "Bạch nê, khai thác từ Đại Triều Sơn, được dùng để làm chum vại, ngọn núi này chưa được khai thác nhiều."

Thực tế sử dụng chứng minh rằng "bạch nê Phục Đông" là loại bạch nê chất lượng cao nhất. Tuy nhiên, về chất lượng của "hồng nê Phục Đông" thì không rõ ràng, do đó sẽ có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng của "hồng nê Phục Đông". Vì vậy, Lưu Ngọc Lâm đã đi thực tế các mỏ khai thác hiện tại và những khu vực khai thác ban đầu ở khu vực núi Phục Đông để tìm hiểu về "hồng nê Phục Đông". Kết quả thu thập được là có hai loại "Hồng nê Phục Đông" mà mọi người thường gọi đó là "Tiểu hồng nê Phục Đông" và "Lão hồng nê Phục Đông". Không tìm thấy "nộn hồng nê" hoặc "chu nê" ở đây.

Loại khoáng tìm thấy ở mỏ Hoa Viên Sơn, thôn Đại Cảng được tạo ra ở lớp xen kẽ hoàng thạch (Hình 5-60), không có khoáng tầng rõ ràng và trữ lượng không nhiều. Nó dường như được hình thành từ sự phong hoá bạch nê do sự xâm nhập của nước bề mặt. Quặng thô (hình 5-61) có bề ngoài tương đối tinh khiết màu ngả vàng, với kết cấu dạng bột mịn, dạng vảy và dạng thạch nhũ, phân rã thành dạng mảnh khi tiếp xúc với nước. Nhiệt độ nung tương đối thấp, nhiệt độ nung khoảng 1150°C, tỷ lệ co ngót khi sấy và nung tương đối lớn, khoảng 13,2%. Hiệu suất thiêu kết tốt, gốm sau khi thành hình sẽ có màu đỏ sẫm (như hình 5-62), độ nung kết cao, bóng đẹp, âm thanh vang và rõ, bề mặt mịn và ẩm, dễ pha trà.

Loại thứ hai được tìm thấy ở khu khai thác mỏ gốc cách Tiền Long tiểu phụ đầu, Đại Cảng thôn 300 mét về phía nam, phân bố trong lớp xen giữa đá kết màu nâu sẫm (Hình 5-63). Bề ngoài của quặng ban đầu có màu vàng sẫm (Hình 5-64 ) và phân bố thành từng lớp, kết cấu dạng khối hoặc dạng vảy, trên bề mặt có nhiều vết gỉ sắt, bùn mịn, mịn, cứng như đá, không tan trong nước.

Trong bài viết "Tìm hiểu và nghiên cứu nguyên liệu gốm ở huyện Nghi Hưng" của
"Bộ phận sản xuất của công ty gốm sứ Nghi Hưng năm 1984", có ghi chép về "Hồng nê Phục Đông" như sau: "Khoáng Tiểu phụ đầu hồng nê, mỏ khai thác nằm cách Tiểu phụ đầu 300 mét về phía nam, Đại Cảng thôn ở chân núi, quặng có màu ngả vàng, nâu vàng nhạt, bột kết bauxit dạng bột, khối lượng lớn, chứa nhiều mảnh mica, sau khi nung có màu đỏ. Hiệu suất thiêu kết tốt. Thành phần hóa học chính và hàm lượng phần trăm là: Silicat (SiO2) 61,68 %, nhôm oxit (Al2O3) 20,83%, oxit sắt (Fe2O3) 6,49%, magie oxit (MgO) 0,12%, canxi oxit (CaO) 0,22%, oxy hóa kali (K2O) 4,30%, natri oxit (Na2O) 0,15%, hao hụt khi nung (LOI) 5,22% ”. Theo người dân địa phương, đây là loại khoáng được gọi là "hồng nê Phục Đông". Đất sét có tính chất mịn, tính năng ổn định, hàm lượng oxit kali cao, hiệu suất thiêu kết tốt, độ thiêu kết cao và màu sau nung đẹp. Nhiệt độ thiêu kết là 1170℃, ở nhiệt độ cao hơn màu chuyển từ đỏ sang đỏ sẫm.

Vào những năm 1970 và 1980, khi "hồng nê Triệu Trang" khan hiếm, "hồng nê Phục Đông" đã từng được sử dụng để thay thế, sau khi được điều chế, phối trộn nhân tạo, nó được sử dụng để làm những chiếc thuỷ bình dung tích nhỏ. Trước đây, "hồng nê Phục Đông" được các nhà máy sản xuất gốm sứ lớn ở Đinh Thục trấn yêu thích, chúng thường được điều chế thành đất sét và được sử dụng chế tác cho các sản phẩm cấp thấp, do đó, một số người cho rằng "hồng nê Phục Đông" không thích hợp để chế tác ấm. Ngày nay, những nghệ nhân chế tác địa phương thường chọn những loại khoáng tinh khiết hơn, tự tinh luyên và chế tác những chiếc ấm tử sa.

SG 02/09/2021
Lão Tà - An Nhiên Tịnh Quán
(dịch từ "Dương Tiện minh sa thổ" - Lưu Ngọc Lâm)
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết