Gỗ Gụ là gỗ gì ?

Gỗ Gụ là một trong những loại gỗ thuộc loại tốt Việt Nam. Chính vì quý nên giá thành của gỗ Gụ không hề rẻ, hãy cùng tìm hiểu xem gỗ Gụ là gỗ gì, có tốt không, ứng dụng của gỗ Gụ nhé.

Tên gọi: Thường gọi là Gụ lau, Gõ dầu, Gõ sương, Gụ hương
Tên khoa học: Có tên là Sindora Tonkinensis.
Thuộc họ: Fabaceae
Thuộc bộ: Fabales
Gỗ Gụ thuộc nhóm I trong bảng phân loại gỗ Việt Nam .

Đặc điểm nhận dạng:

Chiều cao cây trưởng thành trung bình 20 - 30m, đường kính của thân 0,6 - 0,8m, có cây phát triển đạt tới 1,2m.

Lá kép lông chim một lần, lá chét 4 - 5 đôi, hình bầu dục, dài 6 - 12 cm, rộng 3,5–6 cm, chất da, nhẵn, cuống lá chét dài khoảng 5mm. Lá bắn hình tam giác, dài 5 - 10mm. Lá đài phủ đầy lông nhung. Cụm hoa hình chùy, dài 10–15 cm, phủ đầy lông nhung màu vàng hung. Hoa có từ 1 - 3 cánh, cánh nạc, dài khoảng 8mm. Bầu có cuống ngắn, phủ đầy lông nhung, vòi cong, dài 10 - 15mm nhẵn, núm hình đầu.

Quả đậu hình gần tròn hay bầu dục rộng, dài khoảng 7 cm, rộng khoảng 4 cm với một mỏ thẳng, không phủ gai, thường có 1 hạt, ít khi 2-3 hạt. Mùa hoa vào tháng 3 - 5, mùa quả chín vào tháng 7 - 9, tái sinh bằng hạt. Gỗ Gụ được lấy từ cây Gụ qua quá trình xử lý gỗ cho ra loại gỗ phù hợp với sản xuất.

Đặc điểm sinh thái, sinh học :

Cây Gụ mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ưa mưa hay mưa mùa ẩm, ở độ cao khoảng 500m, sống phát triên trên đất tốt, có tầng dày và thoát nước. Tái sinh bằng hạt tương đối tốt.

Phân bố:

Phân bố cây gỗ Gụ

Xuất xứ: Chúng có nguồn gốc từ phía Nam Florida cũng như Bahamas và Caribbean. Cây còn có biệt danh là gỗ Gụ Cuba và gỗ Gụ Tây Ấn.

Phân bố tại Campuchia, Việt Nam: Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hòa.

Loại cây này hiện còn lại rất ít, sâu trong rừng già ở Việt Nam, Campuchia, Lào, Nam Phi,….

Đặc điểm màu sắc, vân gỗ :

Màu sắc: Chất gỗ của cây gỗ Gụ sở hữu tone màu nâu đen, cây gỗ Gụ khi mới được xẻ ra thường thì sẽ có màu vàng nâu. Tuy nhiên, sau 1 thời gian ra thành phẩm thì gỗ sẽ xuống màu thẫm hơn tạo được độ bóng mướt nhìn rất thích mắt. Mướt ở đây có nghĩa là đồ nội thất càng để lâu năm, thì màu gỗ càng xuống màu thẫm hơn, đẹp bóng và trở thành món đồ cổ quý. Chính vì thế, giá trị của những dòng gỗ Gụ cổ xưa này không bao giờ bị mất giá như những dòng đồ gỗ hiện đại.

Vân gỗ: Khi cắt ngang thớ gỗ sẽ thấy có vân màu vàng nhạt, mùi gỗ thơm nhẹ , thân cây thẳng, ít có rác gỗ, gỗ Gụ khi ngâm trong nước sẽ làm nước trong biến thành màu vàng đen như màu nước chè. Vân gỗ Gụ thường không liền đoạn, vân vàng trắng và có thêm điểm vân đen ngắn.

Tuy nhiên vân gỗ Gụ có hình dáng như hoa, đa dạng và rất đẹp. Để nhận biết gỗ Gụ ta đưa lên mũi ngửi thấy có mùi chua nhưng không hăng. Khi đánh bóng bằng vecni gỗ Gụ sẽ lên màu nâu đậm, hoặc mầu nâu đỏ.

Gỗ Gụ có 4 loại :

Gỗ Gụ: Là gỗ Gụ truyền thống trong rừng tự nhiên của Việt Nam, gỗ Gụ này rất quý và hiếm do mật độ thấp, gỗ đẹp được phân bố ở nhiều tỉnh của Việt Nam, đặc biệt là ở tỉnh Quảng Bình.

Gỗ Gụ Mật : Đây là một loại gỗ công nghiệp, phổ biến ở Gia Lai và Lào.

Gỗ Gụ Lào: Được trồng ở Lào và nhập khẩu vào Việt Nam thông qua thương mại.

Gỗ Gụ Campuchia : Được trồng ở Campuchia và nhập khẩu vào Việt Nam.

Ứng dụng :

Với những ưu điểm nổi bật về chất lượng, màu sắc gỗ Gụ được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm nội thất sử dụng trong đời sống hàng ngày. Các sản phẩm được làm từ gỗ Gụ đa dạng về kiểu dáng sản phẩm, có thể kể đến như: Phản gỗ, tủ, kệ, bàn trà, sofa,…. Và rất nhiều các sản phẩm Nội Thất gỗ khác.

Ngoài ra gỗ Gụ còn được sử dụng để thiết kế đình chùa, đồ gỗ lối xưa, đóng thuyền bè, mang lại những sản phẩm tuyệt đẹp, bền bỉ với thời gian, đặc biệt là những bức tượng gỗ Gụ luôn đem lại những giá trị rất cao. Khi đưa vào sử dụng gỗ được sấy khô đảm bảo chất lượng không bị mối mọt, co ngót hay cong vênh vì thế mà các gia chủ có thể hoàn toàn yên tâm.

Vỏ cây gỗ Gụ rất giàu Tannin, nên trước đây thường được dùng để nhuộm lưới đánh cá. Hoa của cây gỗ Gụ chính là nguồn mật cực tốt cho ong lấy mật.

Tình trạng nguồn tài nguyên :

Hiện nay, dòng gỗ Gụ đang có nguy cơ cao bị đe dọa do tình trạng khai thác gỗ quá tràn lan trong những năm gần đây. Dòng gỗ Gụ được xếp bậc DD (Data Defficient) thuộc Sách đỏ IUCN, nhưng ở Việt Nam thì dòng gỗ Gụ lại được phân loại là EN A1a,c,d+2d trong Sách đỏ Việt Nam 2007.

Giá thành :

Giá gỗ Gụ thị trường thường có nhiều biến động, không ổn định nên định giá được gỗ là vô cùng khó khăn.Hiện nay, dòng gỗ Gụ mật được trồng tại Gia Lai và Lào có mức giá ổn định giao động từ: 20.000.000 đồng – 24.000.000 đồng/1m3 (Giá chỉ mang tính chất tham khảo).

Biện pháp bảo vệ :

Ưu điểm của dòng gỗ Gụ là không cong vênh, ít mối mọt, mục nát…Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng dòng sản phẩm gỗ Gụ đúng cách, và bảo quản chúng hợp lý thì sản phẩm nội thất dù tốt đến đâu cũng nhanh hỏng hóc. Có câu: “Của bền tại người”. Thế nên, để dòng gỗ Gụ luôn được sáng bóng, và bền theo thời gian bạn đọc nhớ lưu ý:

Tránh va đập những vật nặng, sắc nhọn lên bề mặt gỗ như thế sẽ gây ra tình trạng tróc xước là điều khó tránh khỏi.

Tránh để gỗ nơi ẩm thấp như cạnh nhà phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà bị dột khi mưa. Vì gỗ tự nhiên kị với nước.

Không để gỗ Gụ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng vì như thế sẽ gây ra tình trạng nứt nẻ.

Uống Trà Thôi
(Sưu tầm internet)
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết