Gỗ Du (Gỗ ELM) Là Gỗ Gì?

Bạn đã từng nghe đến gỗ Du (gỗ ELM) chưa? Chúng ta thường quen thuộc hơn với các loại gỗ như gỗ hương, gỗ xà cừ hay gõ đỏ nhưng lại ít nhắc đến cái tên gỗ Du. Tuy nhiên gỗ Du được ứng dụng khác phổ biến trong cuộc sồng như: làm bàn ghế, tủ gỗ, đôn gỗ,....Bởi lẽ đây là loại gỗ hiện nay khá hiếm có ở nước ta khi chúng có nguồn gốc từ nước ngoài. Nhưng gỗ Du (gỗ ELM) đã mang lại những giá trị và tầm quan trọng trong thị trường gỗ. Vì thế, nếu muốn biết thêm về loại gỗ này, hãy cùng đọc hết bài viết sau đây nhé!

- Gỗ Du (gỗ ELM)

Tên gọi: tin thông thường được biết đến là gỗ Du (gỗ ELM), cây gỗ Du Sam hay gỗ ELM (từ các từ tiếng Celtic).
Tên khoa học: Ulmus Rubra hay Keteleeria davidiana/ Pseudotsuga davidiana/ Keteleeria calcarea.
Thuộc họ: Họ Du (danh pháp khoa học: Ulmaceae), hay còn được gọi là họ Đu.
Bộ: Rosales.
Lớp (nhóm): thuộc nhóm I trong bảng xếp hạng gỗ tại Việt Nam.

- Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ Du (gỗ ELM) là cây gỗ lớn, chiều cao cây trưởng thành có thể đạt đến khoảng 35m đến 50m, với đường kính thân cây khoảng 175 cm. Tùy vào loài và giống cây trồng, chiều ngang của tán cây có thể đạt đến 9 đến 18 m. Thân cây Du thường có dạng phân nhánh, có thể chia làm hai hoặc nhiều nhánh mọc lên cao. Nếu nhìn thấy cây nào chỉ có một thân liền đứng thẳng thì đó sẽ không phải là cây Du. Còn đối với vỏ thân gỗ du thì sần sùi, thô ráp với nhiều rãnh giao nhau và có các rãnh sâu. Vỏ có màu từ xám nhạt đến nâu xám đậm.

Lá cây gỗ Du (gỗ ELM) mọc so le dọc hai bên cuống. Lá có hình oval và nhọn ở chóp lá. Viền lá hình răng cưa, trên mặt lá có gân nổi lên. Lá của một số giống gỗ du có mặt trên nhẵn, còn mặt dưới xù xì. Quả cây này có hình quả trứng ngược, dài khoảng 16cm đến 19cm.

Lõi bên trong gỗ Du (gỗ ELM) thường có màu vàng nhạt, thớ mịn và có hương thơm đặc trưng nhẹ dịu mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu. Chính vì điều này, loại gỗ này được dân chơi gỗ sành rất ưa chuộng.

- Đặc điểm sinh học, sinh thái:

Cây gỗ Du (gỗ ELM) có tính chất cứng nhưng dẻo dai. Khối lượng riêng khá nặng và bố cục tương đối thô. Khả năng khi sẽ bị biến dạng thấp nhưng dễ gia công, đẽo gọt. Còn cường độ chịu lực trung bình tuy nhiên độ đàn hồi tốt. Khả năng chịu ẩm của gỗ Du (gỗ ELM) khá cao nên khó mục rữa. Vì vậy, các sản phẩm làm bằng gỗ Du (gỗ ELM) thường có thời gian sử dụng rất cao.

Loại gỗ này bám đinh ốc và dính keo rất tốt. Có thể dễ dàng chà nhám, nhuộm màu và đánh bóng để tạo thành thành phẩm tốt. Vì gỗ nặng, có tính chắc cứng và chắc nên khả năng chịu va đập cao và rất khó nứt vì thớ gỗ có cấu tạo đan cài với nhau.

- Phân bố:

Cây gỗ Du (gỗ ELM) sinh trưởng chủ yếu ở các dãy núi đá vôi cao từ 200 đến 1000 m, có nguồn gốc xuất phát từ Đài Loan và Trung Quốc. Tại Việt Nam cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bắc Kạn (Na Rì), Cao Bằng (Hạ Lang),…

- Hiện nay trên thị trường gỗ Du (gỗ ELM) có mấy loại:

Hầu hết gỗ Du (gỗ ELM) đều có màu vàng nhạt và ít phân thành nhiều loại. Nếu phân loại thì chỉ có thể phân loại gỗ Du (gỗ ELM) được trồng trong nước hay gỗ nhập khẩu từ nước khác.

- Đặc điểm chung của tất các các loại gỗ Du (gỗ ELM):

Dù có trong nước hay gỗ nhập thì gỗ Du (gỗ ELM) vẫn có những đặc điểm chung về màu sắc là màu vàng nhạt, vân gỗ đều và thớ gỗ mịn. Bên cạnh đó là tính năng độ bền cao tuổi thọ có thể lên đến hàng chục năm nếu biết các bảo vệ tốt. Gỗ Du (gỗ ELM) còn có mùi hương đặc trưng và điều này cũng làm nhiều người cảm thấy thích thú khi sử dụng sản phẩm từ nó.

- Giá trị của cây gỗ Du (gỗ ELM)

Gỗ du (gỗ ELM) sam có nhiều ứng dụng trong đời sống, ứng dụng trong xây dựng và nội thất. Là loại gỗ quý hiếm, lại có màu sắc đẹp mắt cùng độ bền cao vì thế thường được sử dụng để làm đồ nội thất trong nhà như: Bàn ghế, tủ bếp, kệ tivi, giường ngủ, ốp trần nhà, tượng gỗ trang trí, đồ phong thuỷ, tranh trang trí,...

Ngoài những sản phẩm liệt kê trên, gỗ Du (gỗ ELM) còn được ứng dụng vào làm đẹp. Khi tinh dầu của gỗ có tác dụng chống côn trùng đốt và có tác dụng giúp da dẻ đẹp hơn. Đối với những đồ dùng nội thất, thì giúp bảo vệ và kéo dài thời gian sử dụng. Bởi tinh chất đặc biệt này chống lại sự phá hoại của sâu mọt.

- Tình trạng nguồn tài nguyên gỗ Du (gỗ ELM)

Hiện nay, thực chất gỗ Du (gỗ ELM) là một trong những dòng gỗ quý và đang dần có nguy cơ tuyệt chủng cao. Bởi gỗ Du (gỗ ELM) có nguồn gốc từ Đài Loan, Trung Quốc, sau đó được du nhập vào Việt Nam. Một số tỉnh thành có cây Du như Bắc Kạn, Cao Bằng,… thì số lượng các cây hiện ngày càng rất ít và hiếm dần.

- Biện pháp bảo vệ tài nguyên gỗ Du (gỗ ELM)

Đối với người tiêu dùng, có thể góp một phần nhỏ trong việc bảo vệ tài nguyên gỗ Du (gỗ ELM) là khi mua bạn nên đặt ra một số câu đối với người bán hàng như Sản phẩm này làm từ loại gỗ nào? Đó có phải là gỗ quý hay không? Nếu là gỗ quý hiếm như gỗ Du (gỗ ELM), người bán hàng đã có cơ quan có thẩm quyền cấp phép kinh doanh? Gỗ tạo ra những sản phẩm này có phải là gỗ hợp pháp? Có bằng chứng gì cho biết là gỗ hợp pháp? Đó cũng được xem như là một biện pháp hiệu quả và dễ áp dụng.

Như những thông tin trên, có thể thấy gỗ Du (gỗ ELM) là loại gỗ không chỉ tốt về chất lượng mà nó còn quy tụ hết những nhu cầu mà một người sành gỗ mong muốn. Từ màu sắc, đường vân gỗ đến cả mùi hương đặc trưng sẽ khiến người sở hữu nó sẽ rất hài lòng.

Uống Trà Thôi
(Sưu tầm)
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết