CÁCH CHỌN ẤM TỬ SA NGHI HƯNG
Một trong những vấn đề liên quan đến Tử sa được quan tâm nhất là làm sao để chọn một ấm Tử sa vừa ý. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại ấm tử sa, thật - giả lẫn lộn vì vậy việc chọn ấm tử sa chất lượng là đề tài ngày càng được nhiều người quan tâm. Bài viết này nhằm cung cấp một số kinh nghiệm ttrong việc chọn và sử dụng ấm sao cho phù hợp được chắc lọc sau nhiều năm sử dụng.
Mỗi khi nhắc lại lời của sư phụ Lâm Bình Tường nói về dụng cụ uống trà – ‘Bắt buộc phải là ấm tử sa, không có lựa chọn khác’ – đồng nghĩa với việc tôi sẽ thấy người nghe sẽ phản ứng mạnh mẽ như thế nào: họ mở to mắt, nhíu mày, nhìn chăm chăm và giật mình như hỏi lại ‘Thật sao?!’. Thường thì trong Đạo gia và Phật gia không bao giờ khẳng định cái gì một cách tuyệt đối. Lão Tử nói: ‘người biết thì thường không nói, còn người nói thường chẳng biết gì’. Đức Phật thì thường dùng phương pháp ám chỉ ẩn dụ để đề cập một vấn đề cụ thể nào đó vì cách hiểu của đệ tử vẫn còn ở trong ranh giới nhị nguyên đúng - sai và từ ngữ khái niệm chỉ có thể diễn tả bề nổi của vấn đề đang đề cập đến mặc dù chính nó là phương tiện cần thiết để đi đến cái tuyệt đối. Hơn nữa, cái thấy biết (tạo nên lập trường) cộng thêm việc dính mắc vào ngôn ngữ dẫn đến việc tranh luận vì tư tưởng bất đồng. Đó là ranh giới tri kiến để người ta biện minh cho chấp ngã của mình. Nhiều người tìm đến muốn tranh luận với Như Lai, hoặc hỏi về những quy luật bất biến, Người sẽ trả lời bằng sự im lặng, khẽ cười và trường trụ. Tuy nhiên - không phải đến từ sự bảo thủ trong tư tưởng, chúng ta đều phải thừa nhận rằng ấm tử sa là thứ phù hợp với trà nhất so với tất cả các loại ấm trà khác. Trên thực tế, nhận định này không nhằm để gây tranh cãi, sở dĩ có nhận định trên thực ra là có cái lí của nó. Nhưng hơn hết, nhận định như một câu đố, một món ăn dọn sẵn, mời người trải nghiệm; còn hơn là bị ý tưởng ‘không có loại ấm nào có thể thay thế sau khi dùng ấm tử sa’ dập tắt. Hãy xem nhận định trên như một khung trời mới, một cơ hội để khám phá và nếm trải ấm tử sa được chế tác từ nguồn nguyên liệu chuẩn, kết hợp với loại trà bạn yêu thích. Vì vậy, một lần nữa, tôi vẫn đưa ra nhận định như lời thách thức, nếu bạn hỏi loại ấm nào tốt để thưởng trà, tôi sẽ trả lời với nụ cười tinh quái rằng: ‘Bắt buộc phải là ấm tử sa, không có lựa chọn khác’.
Với tất cả chân thành, hy vọng rằng đề tài này sẽ truyền cảm hứng cho các bạn đi sâu khám phá thế giới của tử sa, trân trọng nghề gốm thủ công truyền thống và thưởng thức nét đẹp được gìn giữ và phát huy bởi các bậc nghệ nhân tử sa danh tiếng qua nhiều thế kỷ. Và cũng hy vọng đề tài sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khác hơn với đường nét đơn giản, sắc xảo của ấm và màu sắc thuần mịn tinh tế của loại đất sét danh giá này. Và khi thử chế tác một vật nào đó bằng sét tử sa và chuẩn bị các công đoạn để nung, chúng ta sẽ thấy được ma lực và ngạc nhiên trước sự ảnh hưởng của tử sa đối với trà. Đây là nguyên do chính để gọi ‘Tử sa là tri kỷ của trà’. Điều này tạo nên sức lôi cuốn rất lớn trên bước đường thưởng trà, làm cho chúng ta ngày càng yêu mến tử sa nhiều hơn. Phải thú nhận rằng, đôi khi ta chọn loại trà để uống không phù hợp với thời tiết, ngày lễ,… mà chỉ dựa vào cảm hứng muốn vuốt ve cái ấm mà mình yêu thích. Những cái ấm tử sa giờ đã thành tri kỷ. Và đôi lúc ngẫu nhiên, chúng ta sẽ nhớ đến nó.
Bài viết này sẽ đề cập đến ba chủ đề chính được đặt ra khi bạn bước vào thế giới của ấm tử sa.
Thứ nhất – Chọn một chiếc ấm tử sa như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại khoáng tử sa và tại sao chúng lại được xem trọng, cũng như hình dạng kết cấu của ấm và tử sa sẽ ảnh hưởng đến việc pha trà như thế nào.
Thứ hai - Sử dụng loại ấm nào cho thể loại trà nào. Bài viết sẽ đề cập đến việc làm thế nào để sử dụng một ấm duy nhất cho tất cả các loại trà; và cần bao nhiêu cái hay loại ấm tử sa nào cần thiết để pha bất kỳ hay là tất cả các loại trà theo phong cách Trà Kungfu – Công phu Trà.
Thứ ba - Khảo cứu về tử sa sẽ đưa chúng ta ngược dòng quá khứ, đến với những ấm trà tử sa cổ để biết tại sao trà pha trong ấm cổ lại ngon hơn trong ấm được làm ở thời hiện đại.
CÁCH CHỌN MỘT CHIẾC ẤM TỬ SA
Trong mỗi cuộc thảo luận về Trà Kungfu hay Tử sa Nghi Hưng, người ta luôn hỏi về cách để chọn một cái ấm tử sa phù hợp. Khi đề cập đến chủ đề nào đó, chúng ta luôn phải đi từng bước, từ thô đến tế, từ tổng quát đến cụ thể. Chúng ta nên lựa chọn chủ đề thảo luận sao cho càng rộng thoáng càng tốt. Dĩ nhiên ta sẽ bắt đầu từ một câu chuyện và một vài thứ có liên quan đến việc chọn ấm sau này. Phỏng theo cách nói truyền thống ‘người tìm phận số, số phận chọn người’, chúng ta cũng có thể nói rằng ‘ta đi tìm ấm, ấm lại chọn ta’. Những chiếc ấm tốt là những chiếc đã trải qua mưa nắng, gắn kết và khoáng đạt; gặp gỡ nghệ nhân tạo ra nó hay câu chuyện đằng sau nó phần nào làm cho chiếc ấm thêm ý nghĩa và lôi cuốn hơn.
Khi một trà nhân học cách kết nối lại với tự nhiên, khi càng dung nhập vào thế giới xung quanh thì tâm hồn người đó càng trở nên điềm nhiên và thuần hậu, tưới tắm cho thế giới vô cảm đầy ô trược, giúp cuộc sống trở lại tươi xanh. Khi đó, không gian xung quanh trà nhân như sống động trở lại, hay tâm hồn cằn cỗi sẽ trở lại hồn nhiên như thời thơ ấu. Và chúng ta cũng thế, nếu để trà dung nhập vào cuộc sống, vào trái tim mình, trà sẽ giúp ta thấy lại thế giới chân thật như khi ta nhìn vào đồ ăn, ta thấy vòng tuần hoàn của trời đất, thấy được giá trị sức lao động của người nông dân; hay nhìn vào tấm kính ta thấy bờ biển với những cơn sóng vỗ tạo ra bờ cát trắng mịn qua nhiều thế kỷ. Tương tự như thế, khi ta nhìn vào bộ ấm chén nào đó, ta nghe nó đang kể về cuộc đời từ những mảng quặng được hình thành cách đây hàng triệu năm, được khai thác, nghiền nhỏ, sàng lọc, phong hóa, tạo hình khắc dáng và nung chín để được như ngày hôm nay. Khi nhìn lại ta mới thật sự nhận ra rằng phải mất hàng triệu năm tạo tác của trời đất cùng tâm ý của nghệ nhân mới hình thành một chiếc ấm trên tay. Tất cả đều là kỳ quan của tạo hóa.
NGUYÊN TẮC THẨM MỸ
Xét về khía cạnh tổng quan và tự nhiên của nguyên liệu hình thành, người ta thường bắt đầu xác định qua một số nguyên tắc thẩm mỹ. Tuy nhiên, nét đẹp của ấm trà lại thiên về góc độ chủ quan nên hơi khó để thảo luận. Ví dụ về ấm Cự Luân Châu với đường nét đơn giản, mới mẻ mà mộc mạc. Đây là dòng ấm được cố ý chế tác mộc: bề mặt trong thô nhám, nắp hơi lỏng lẻo và để lại các vết thủ công chế tác, tạo cho nó cảm giác chưa hoàn thiện bên cạnh các loại ấm đẹp mắt, đường nét thanh lịch và duyên dáng lại làm người ta mê mẩn. Nhưng cốt để tạo nên nét hài hòa cho từng dáng ấm là nằm ở sự cân đối giữa tạo hình và chức năng, giữa cái đẹp và tính hữu dụng.
Từ góc độ đánh giá chung, nguyên tắc thẩm mỹ chi phối tất cả quá trình pha trà, từ lúc trồng cây trà đến khâu chế biến và cả không quan thưởng trà. Đây là sự hài hòa đồng điệu. Chính sự hài hòa và đồng điệu sẽ tạo nên một chiếc ấm hoàn mỹ, bao gồm tỷ lệ giữa núm nắp (được gọi là châu), quai và vòi ấm. Tất cả điều này tạo nên sự hài hòa tổng thể cho hình dạng của ấm, nghe như âm hưởng vang vọng từ Lão Tử hồi về: ‘cái dụng của nó nằm ở sự trống trải bên trong.’ Trà thông trong ấm, giống như Đạo thông trong ta khi ta hồn nhiên và thuần hậu. Và rồi, ta thưởng tách trà thuộc về mình, thưởng hương thơm và hậu vị của nó hay là trà đang tưởng thưởng chúng ta?! Đây là sự gắn kết mật thiết giữa trà và ấm, hay chính xác hơn là ta và trà, hay là cả ba? Do sự kết hợp các yếu tố này mà ấm tử sa đã tạo nên di sản cho riêng mình, một vị thế thiết yếu trong trà và các câu chuyện về nó xung quanh trong đời sống thường nhật.
Nếu ấm vòi thanh mảnh mềm mại thì quai cầm sẽ nhỏ, ngược lại, khi vòi được chế tác khỏe và lực thì quai ấm cần nhô hơn và to bằng với vòi để tạo ra cân bằng tổng thể. Sư phụ Lâm thường so sánh mức độ thẩm mỹ, hài hoà của ấm trà tựa như một con ngựa: vòi là phần đầu còn quai cầm là mã lực của nó; vì vậy, nếu con ngựa đang phấn khích và phi nước đại thì lực kéo cần phải đủ mạnh để ghìm cương. Ngược lại, nếu ngựa đang kiệu nhẹ nhàng, dây cương chỉ cần buông lỏng, ngựa vẫn tự nhiên dừng. Khi nhấc ấm lên, cần có sự cân đối hài hòa giữa vòi và quai ấm, không chỉ đơn thuần vì nét thẩm mĩ, sự hài hòa này còn ảnh hưởng lớn đến độ nghiêng khi rót nước. Viên châu cũng phải có tỉ lệ và hình dạng hài hòa với vòi và quai ấm, được chế tác sao cho tạo được thế cân bằng đối xứng và được đắp trên đỉnh giữa thân ấm. Tỷ lệ của vòi và quai ấm được xác định dựa vào tỷ lệ thân ấm sao cho cân đối, cho nên, thân ấm phải được chế tác trước. Nếu có lần thấy qua các kiểu ấm cổ điển trên các tạp chí, ta sẽ thấy rằng các nghệ nhân tài ba đã tạo ra những dáng kinh điển dựa trên đường nét hài hòa và duyên dáng.
Ấm tử sa không được chế tác bằng bàn xoay mà được chế tác trên mặt phẳng như mặt bàn... Ấm được tạo hình ra bằng cách gõ đập, dựng hình và khắc họa tiết từ đôi tay khéo léo của nghệ nhân. Các công đoạn chế tác có thể kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí qua nhiều tuần mới tạo nên một cái ấm hoàn chỉnh, do vậy đòi hỏi kỹ năng và độ thẩm mỹ rất lớn trong toàn bộ quá trình, và những người đã cống hiến hết mình cho trường phái thủ công này thực sự là những người nghệ nhân cao cấp nhất. Điều đó nói lên, ngoài việc là một tác phẩm nghệ thuật thuần túy, ấm tử sa còn có chức năng rất lớn, là sự hài hòa tổng thể giữa thẩm mỹ và công năng, vừa trang trí, vừa nâng niu, vừa sử dụng. Và quan trọng nhất của tử sa là giúp nâng cao phẩm vị của trà, mang đến sự hòa quyện dịu dàng của trà, ấm, và con người.
Đối với những người thưởng trà thuần túy, những cái ấm đẹp nhất phải là cái vừa có nét trang nhã cân đối, vừa là những ấm được thiết kế để tiện cho việc pha các loại trà hảo hạng, như chiếc cự luân đầu đời nhà Thanh (1644 - 1911) này. Các đường nét khắc họa trên thân ấm, các mảnh dăm bên trong và cả vết tích của nước suối mùa xuân,… tất cả đã làm thay đổi chiếc ấm qua nhiều thế kỷ. Nó tỏa sáng từ trong cốt cách, tinh tế nho nhã bởi bàn tay của người yêu trà, tạo nên từng nét thẩm mỹ đặc trưng qua thời gian.
Nghệ thuật thủ công truyền thống của tử sa vẫn tiếp tục được bảo tồn và phát huy ở thời hiện đại với những đường nét thiết kế khéo léo, làm mới nghệ thuật theo thời gian. Những tác phẩm ấm tử sa nghệ thuật được các nhà sưu tầm chào đón đều là những ấm có đường nét phá cách sáng tạo. Nghệ thuật không nhất thiết phải đi kèm với công năng, kể cả ấm tử sa. Giá trị của một tác phẩm hội họa hay điêu khắc không nhất thiết phải chế tác cho giống, cải cách hay hoàn toàn khác với truyền thống mà giá trị của nó nằm ở phương diện cảm tác và truyền cảm hứng cho những ai nhìn ngắm nó. Nhưng điều đang buồn là hiện nay, con đường thành công của nghệ thuật thủ công tử sa đã làm mất đi nhiều sự liên kết gắn bó giữa ấm và trà – là điểm cốt lỗi nhất khởi sinh nghệ thuật ấm tử sa. Ngày nay, hầu như nghệ thuật đều được đánh giá thông qua hình thức bề ngoài, làm cho mối quan hệ mật thiết giữa Ấm - Trà - Kungfu Trà, và ngay cả Khoáng tử sa và Trà bị mai một không ít. Hay nói đơn giản hơn, ngày nay khó mà tìm thấy một cái ấm đơn giản tao nhã về hình thức và tinh tế về công năng. Đây chính là giá trị cốt lỗi của ấm tử sa, là điểm cân bằng giữa nghệ thuật và chức năng, cân bằng giữa hình thức xã hội và nội hàm của nghệ nhân và cả người thưởng phẩm.
Mặc dù đánh giá cao tính thẩm mỹ của tử sa, nhưng công năng của ấm lại phù hợp với đại đa số người yêu trà hoặc người muốn trở thành trà nhân. Vì vậy ở đây sẽ thảo luận tính thẫm mỹ đi kèm với công năng, và là trọng tâm trong quyết định lựa chọn ấm tử sa cho riêng mỗi người.
Thứ nhất, ấm trơn sẽ giúp các loại trà pha ngon nhất. Bất kỳ hình khắc hoặc trang trí nào cũng đều ảnh hưởng đến độ giữ nhiệt bên trong ấm. Các hình thức chạm khắc hoặc đắp nổi sẽ chiếm nhiều diện tích trên bề mặt ấm, làm mất đi một số lỗ khí (khí khổng), ảnh hưởng đến việc thở của ấm tử sa. Điều này làm cho hương hậu vị không ổn định và nhiệt độ trong ấm không đồng nhất. Hãy nhớ rằng, tính đồng nhất là chìa khóa trong trường phái Trà Kungfu. Nếu nhiệt độ bên trong ấm được giữ ổn định và thao tác của trà nhân nhẹ nhàng uyển chuyển thì trà trở nên thuần, hậu vị mềm và sánh mịn. Giống như cây trà tự nhiên sẽ phát triển tốt ở vùng khí hậu mát mẻ, ổn định với nhiệt độ và độ ẩm tương thích. Vì vậy trà nên pha dựa theo lối sống của nó ở ngoài tự nhiên.
Trà kinh viết: ‘Trà cốt ở chỗ thanh đạm mà tiêu sái’ – Lục Vũ đã thể hiện quan điểm của trà nhân và đồng cảm với trà. Trà là một phong thái tao nhã mà bình dị. Cho nên sự kết hợp lý tưởng nhất với trà cũng nên mộc mạc, khiêm tốn mà hào sảng. Chính vì vậy, nét đẹp thanh danh của tử sa sẽ bộc lộ hoàn toàn trong những dáng ấm đơn giản với đường nét tinh tế, giúp giây phút thưởng trà của chúng ta được thăng hoa, làm cho mỗi khoảnh khắc bình thường trong cuộc sống trở nên sống động. Đây cũng là sự đồng cảm và tri ân đối với vạn vật xung quanh.
Một ấm trà tốt phải là ấm có cảm giác cân đối trong lòng bàn tay. Khi nhấc ấm lên, bàn tay và ấm như một thể gắn kết, như thể nó được làm riêng cho lòng bàn tay mình, nâng lên nhẹ nhàng uyển chuyển, ấm sống động trong tay, tay thanh thoát hơn nhờ ấm. Tất cả như ngầm ăn ý với nhau. Những chiếc ấm tốt là những chiếc ấm có sự cân bằng tối ưu, nhờ đó mà dòng nước khi rót rất nhẹ nhàng, êm tai và liền mạch duyên dáng. Trọng tâm cân bằng của ấm nằm ở sự hài hòa giữa vòi và tay nắm, làm động tác khi rót được tiêu sái và ung dung. Có nhiều yếu tố trong sự tinh tế của ấm thủ công thích hợp với loại trà hảo hạng, nhưng tách biệt công năng ra khỏi nét đẹp tổng thể của ấm, tiêu chí này tạm gọi là ‘thiết kế.’
Cự luân châu là một trong những dáng ấm được đại đa số yêu thích. Tỷ lệ chiếc vòi như khẩu thần công này tạo nên sự kiểm soát tối đa đối với khoảng cách và độ nhanh mạnh của dòng nước. Phần nắp ấm có thể hơi khó một chút so với đại đa số các dáng ấm khác nhưng khi quen với độ cân đối tổng thể, nắp sẽ không còn là trở ngại khi sử dụng ấm nữa. Với phong cách đơn giản mộc mạc, cự luân châu là một trong những ấm thích hợp với phong thái của trà: khiêm tốn, tiết tháo, giản dị và thuần hậu.
VỀ THIẾT KẾ
Thiết kế của một cái ấm là hướng đến hình dạng, vòi ấm và dòng nước, cũng như các chi tiết ít rối rắm kèm theo với độ thẩm mỹ và công năng thuần túy. Hay nói cách khác, một vài họa trí trên ấm sẽ giúp cho ấm hoàn thiện hơn nếu nó được chế tác thoáng, tỉ mỉ và đơn giản trong phong cách thẩm mỹ mà không mất đi tính tiện dụng. Những điều được đề cập dưới đây liên quan đến vấn đề ‘thiết kế’ bên ngoài của ấm với tiêu chí công năng được đánh giá nghiêm ngặt hơn để ấm thực sự là một chiếc ấm pha trà hàng ngày.
Khía cạnh thiết kế đầu tiên phải tính đến đó là nét thẩm mỹ của ấm như đã đề cập ở trên: một cái ấm tốt là một cái ấm có tính hài hòa cân đối. Một cái ấm cân đối, dòng nước khi rót sẽ liền lạc và uyển chuyển, giúp cho hậu trà được mềm vị hơn. Vấn đề thứ hai để đánh giá một cái ấm đẹp thường đối lập với sự khéo léo và khuynh hướng nghệ sĩ của nghệ nhân cũng như các nhà sưu tầm ấm. Một cái ấm tốt thường là ấm có nắp đậy khít và đều đặn, và khi các nghệ nhân chế tác hay cái nhà sưu tầm thẩm định, độ khít hoàn hảo vẫn là tiêu chí đầu tiên được xét đến. Nhưng có một sự thật là các ấm cổ thường ít có ấm nào lại thực sự khít đến vậy trong khi tài năng và kỹ năng của các nghệ nhân thời xưa được đánh giá vượt xa kỹ năng của thời hiện đại, điều này khiến không ít người băng khoăn tìm hiểu. Qua thời gian dài sử dụng các trà nhân mới dần nhận ra rằng khi nắp quá khít sẽ ảnh hưởng đến việc rót, đặc biệt là với những dòng trà lên men như phổ nhĩ sống trong khi bạn muốn gạn dòng nước càng nhanh càng tốt. Kể từ khi tiêu chí của những cái ấm hiện đại là độ khít của nắp, những người dùng trà lâu năm tự nhiên nhận ra việc nghiêng nắp ở cuối lần rót lại giúp cho dòng trà chảy mạnh hơn. Từ đó, kỹ thuật này cũng được các nghệ nhân sử dụng phổ biến hơn. Thế nhưng đối với những ấm cổ vì thiết kế nắp đậy gần như đạt đến sự thông khí tối đa nên giúp dòng nước được kiểm soát tốt nhất. Nhiều người cho rằng độ khít của ấm cổ liên quan đến nhiệt độ do lò nung dùng lửa từ gỗ và đột co ngót của tử sa, nhưng điều này chỉ đúng một phần trong một số trường hợp còn hầu hết ấm cổ được thiết kế với nắp có độ khít vừa phải.
Một điểm quan trọng khác trong thiết kế chi tiết là phần thân ấm hơi tròn phải được nở ra ở phần giữa, tạo không gian thông thoáng cho lá trà nở khi pha chế. Bên cạnh đó, việc nở hông cũng làm cho dòng nước thêm mịn và giữ cho trà được lắng trong quá trình pha chế. Một chiếc ấm càng tròn thon ở phần giữa như hình bầu dục càng thích hợp cho việc pha chế nhiều loại trà, từ phổ nhĩ đến oloong sợi trong khi các dạng ấm khác hầu như chỉ phù hợp với một số loại trà nhất định.
Trong hình 3 là cận cảnh của một cái ấm tử sa nguyên khoáng và ấm sử dụng nguyên liệu từ các nguồn khác nhau được thêm vào oxit sắt để làm màu sắc ấm đỏ rực hơn. Quan sát kĩ sẽ giúp ta hiểu ra một vài điều như tại sao chúng ta lại gọi nó là ‘tử sa – cát tím’ vì bên bề mặt ấm có những hạt cát trong suốt. Khi xét ở phương diện này, có lẽ chúng ta bắt đầu hiểu tại sao tử sa lại tri kỷ với trà đến thế. Những chiếc ấm tử sa được làm từ đất sét bột đá sần sùi, trái ngược hoàn toàn với đất sét bùn, và được chế tác hoàn toàn bằng thủ công thay vì được tạo hình trên bàn xoay. Cho nên, một chiếc ấm hoàn thiện gần gũi với nguyên tố Đất như những chiếc bình gốm thô. Nói cách khác, ấm tử sa không khác với đất thô là mấy. Sự thô-đất của ấm giúp cho lá trà được pha gần gũi như môi trường phát triển tự nhiên của nó, thúc đẩy hậu vị và hương thơm, tạo nguồn năng lượng thuần túy. Điều này cũng giải thích tại sao những chiếc ấm cổ lại tinh túy hài hòa hơn những chiếc ấm ở hiện đại. Sự khác biệt này xuất phát từ việc biến hành thổ sang hành hỏa, và khi ấm càng có tuổi theo thời gian (lò nung là bào thai của ấm), nó càng quay về với hình dạng gốm như khi nó còn là quặng ở trong lòng đất. Điều thứ hai ta có thể dễ nhận ra là tử sa có nhiều hạt trên bề mặt ấm hơn bởi vì nó vốn là quặng nguyên khoáng được khai thác rồi phong hóa trở thành đất sét. Và cuối cùng, độ co ngót của ấm tử sa với nguyên liệu phối không lớn đủ để tạo lỗ khí, cho nên ta thấy hồng nê nhẵn mịn thế nào vì nó được làm từ nguyên liệu phối nên ấm được thở ít hơn, thời gian giữ nhiệt ngắn hơn. Đây là hai yếu tố không phù hợp thể thưởng vị trà tinh tế. Hồng nê phối tuy bóng bẩy nhưng kém phần tự nhiên hơn tử sa nguyên khoáng. Các đốm đen trên bề mặt ấm nguyên khoáng là các mảnh sắt tự nhiên nóng chảy trong quá trình nung.
Tất nhiên, vòi ấm cũng chiếm một phần quan trọng trong quá trình pha trà. Các ấm có lưới lọc tổ ong hoặc hoa mai làm cho phần trong ấm đẹp hơn nhưng độc khổng lại làm cho dòng nước mềm mịn và sáng trà hơn. Điều này có nghĩa là bộ lọc làm phá vỡ kết cấu của ấm. Ngoài ra, bạn cũng cần tham khảo thêm cách để cho các mẩu trà vào trong ấm làm sao để các mảnh được giữ lại bên trong khi bạn bạn rót nước (các mẩu trà rất quan trọng vì chúng giúp tạo tính nhất quán trong những lần châm nước, đặt biệt là ở những lần rót đầu tiên khi các mẩu lá lớn chưa kịp nở bung). Đơn giản là bạn chỉ việc kẹp các mẩu nhỏ ở giữa các mảnh lá lớn. Kiểu dáng của vòi cũng không kém phần quan trọng vì nó trực tiếp ảnh đến tốc lực cũng như phạm vi khoảng cách của dòng chảy. Kiểu vòi tương tự như cự châu luân có khả năng kiểm soát dòng nước rất tốt về khoảng cách cũng như tốc lực của dòng nước. Các vòi khác có phần hạn chế hơn ở hai điểm này.
Và đây là một vài ưu điểm thiết kế đặc trưng của những chiếc ấm tốt. Để thẩm định khâu thiết kế của ấm, ta chỉ cần cho một ít nước vào trong ấm bạn đang kiểm tra về mức độ cân bằng tổng thể, quan sát dòng nước chảy khi bạn rót ra để xem tốc lực và phạm vi của dòng chảy. Nếu có thể, hãy nếm thử vị nước được rót ra đó. Nếu nước có vị mềm hậu hơn nguồn nước bên ngoài theo các tiêu chuẩn đánh giá như trong thảo luận về trà hảo hạng thì ấm đang thẩm định có thể xem là một cái ấm tốt. Tuy nhiên, đa phần các yếu tố liên quan đến hậu mềm tròn mịn của nước đều bắt nguồn từ nguồn nguyên liệu tạo thành.
CHẤT LƯỢNG KHOÁNG TỬ SA
Khoáng tử sa có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của một chiếc ấm. Khi chọn mua một chiếc ấm cổ, những người sành trà thường bỏ qua những sai sót về thiết kế và vấn đề thẩm mỹ, thậm chí có nhiều ấm bị nứt mẻ là vì họ mua chất đất của ấm vì những chiếc ấm cổ được làm từ nguồn khoáng tốt hơn rất nhiều. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của chất lượng khoáng tử sa trong ngành chế tạo ấm tử sa. Khoáng tử sa hơn tất cả các yếu tố khác, ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc và chất lượng của trà.
Có ba họ khoáng tử sa lớn: TỬ NÊ (đồ gốm tử sa có màu tím) - HỒNG NÊ (đồ gốm có màu hồng - đỏ) và ĐOẠN NÊ (đoàn nê là đồ gốm có màu vàng hoặc ngả xám xanh). Trong đó, Tử nê được dùng làm ấm trà từ nhiều thế kỷ trước, nó nổi tiếng đến mức làm cho thành phố Giang Tô trở thành thành phố Tử sa và Tử sa đã trở thành tên gọi chung cho tất cả các loại ấm trà được làm từ quặng khoáng khác nhau. Ưu điểm của khoáng tử nê so với hồng nê và đoạn nê là trà pha trong ấm tử sa có nước sáng và mịn hơn. Một ấm Đoàn nê tốt có thể thích hợp cho các loại Lục trà, Bạch trà và Hoàng trà. Ấm Hồng nê thường thích hợp cho các loại trà oloong được oxi hóa nhẹ do hàm lượng sắc trong hồng nê khá cao. Còn Tử nê lại phù hợp hầu hết với các loại trà hiện nay, là tri kỷ của trà.
Chính vì mức độ tri kỷ đó mà thời trước mà chỉ có tử nê mới được dùng làm nguyên liệu để chế tác các loại ấm. Vào thời nhà Minh (1368 - 1644), các loại ấm trà hầu hết đều có dung tích rất lớn nhưng khoáng hồng nê lại không phù hợp để làm những dòng ấm to như vậy vì đất sét sẽ bị biến dạng khi nung ở nhiệt độ cao. Do đó, chỉ có khoáng tử nê mới phù hợp để chế tác đa dạng các loại ấm bởi quặng hồng nê và đoạn đều thiếu một số khoáng hợp chất vốn có trong quặng tử nê.
Nhưng ở thời điểm hiện tại, đánh giá chất lượng khoáng là việc khó nhất trong chọn mua hoặc thẩm định ấm tử sa. Vào cuối những năm 90, các mỏ tử sa ở Giang Tô đều bị đóng cữa cho nên hầu hết các quặng khoáng để sản xuất đất sét tử sa đều được khai thác ở mỏ quặng ở núi Hoàng Long hoặc Thanh Long. Tất cả các nguồn mỏ khác đều bị cấm khai thác cho đến ngày nay và cửa vào được chốt bởi một tấm gỗ nguyên khối rất lớn. Do đó, quặng tử sa nguyên khoáng Giang Tô trở nên khan hiếm và đắt đỏ. Khi bạn đặt vấn đề về nguồn nguyên liệu với những người thợ lành nghề ở Giang Tô nhưng lại làm mất đi mối liên kết mật thiết giữa trà và ấm là bạn đang gặp rắc rối với những người yêu trà chân chính. Ở thời kinh tế thị trường, những người thợ ấm ngày càng đi sâu vào kỹ thuật để tạo ra những chiếc ấm độc đáo mới mẻ nhưng lại ít quan tâm đến công năng đặc trưng của ấm tử sa, họ bắt đầu tìm kiếm những nguồn khoáng thay thế từ các nơi khác ở Giang Tô, thậm chí là ở An Huy để chế tác những chiếc ấm phục vụ cho thị trường. Đối với họ, ấm tử sa là kỹ thuật tử sa hơn là chất lượng khoáng; theo đó, điều tạo nên một ấm tử sa là cách để chế tác sản phẩm, tương tự như kiểu dáng và hình dạng bên ngoài, miễn là ấm có màu sắc tương tự như ấm được làm từ quặng nguyên khoáng truyền thống, cho nên đa phần họ đều thêm oxit sắt vào nguyên liệu chế tác. Đây là vấn đề lớn đối với những người yêu trà và Trà nhân đang tìm kiếm một ấm nguyên khoáng để pha loại trà hảo hạng, là vấn đề cơ bản liên quan đến thành phần, thiết kế cũng như về kỹ thuật chế tác.
Hầu hết các loại ấm được bán trên thị trường hiện nay với tên gọi ấm tử sa đều không phải quặng tử sa Giang Tô thật sự, điều này chiếm đến hơn 90% số lượng ấm đang lưu hành. Nếu có cơ hội, bạn nên thử trải nghiệm một lần để biết nguyên nhân làm cho ấm tử sa nguyên khoáng nổi tiếng hơn năm thế kỷ, sau đó so sánh với trà được pha từ tử sa phối khoáng. Đây mới là danh tiếng của dòng ấm tử sa suốt hàng trăm năm qua, đưa tử sa lên vị thế đứng đầu, trở thành tri kỷ của trà. Dĩ nhiên, đối với những người mới bước chân vào địa hạt này, họ thường nghi vấn rằng liệu chúng ta có đang thổi phồng danh tiếng quá mức hay không. Họ thường dùng các ấm sứ hoặc các loại ấm bằng gốm khác, sau đó họ lại mua các loại ấm tử sa được rao bán trên thị trường hoặc mua trong những chuyến du lịch đến Trung quốc; và rồi họ thử vị trà trong đó và kết luận rằng trà không khác gì hay thậm chí còn không ngon bằng khi so sánh với những cái ấm được sử dụng trước kia. Điều này có thể đúng khi họ sử dụng những chiếc ấm với nguồn khoáng chất lượng rất kém. Nhưng với Tử sa chính hiệu là vậy! Nó đã được thẩm định suốt hàng trăm năm qua.
Hy vọng bài viết này làm nổi bật tầm quan trọng của việc tìm kiếm một cái ấm tử sa nguyên bản được khai thác trước khi các mỏ chính ở Giang Tô bị đóng cữa, hay chí ít là tìm được ấm từ nguồn khoáng đạt tiêu chuẩn cao vì chính điều này sẽ tạo nên sự khác biệt trong giây phút thưởng trà của bạn. Nói đến nguồn khoáng tử sa, ngoài tầm quan trọng của nguồn gốc xuất xứ và lựa chọn loại khoáng để phù hợp với các loại trà thì thời gian phong hóa (lên men đất sét) cũng là một yếu tố quan trọng. Nguyên liệu được phong hóa càng lâu càng già thì hậu hương càng thuần vị. Một số thợ làm ấm đã tìm hiểu nguyên nhân nhưng thực sự chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng. Điều này có vẻ vô lý vì tất cả các chất hữu cơ khi phong hóa đều bị phân hủy trong quá trình nung ấm ở nhiệt độ cao. Theo những người thợ làm ấm thì sét được phong hóa càng lâu thì việc chế tác thủ công càng dễ, điều này là đúng. Nhiều thợ ở Giang Tô đều khẳng định rằng đất sét càng già sẽ càng mịn và tinh. Độ già của sét giúp cho lòng bàn tay cảm giác tốt hơn, tạo ra sự kết nối dẫn đến chế tác đường nét tinh xảo. Điều bí ẩn này đến nay vẫn không có một câu trả lời chuẩn xác về việc tại sao những cái ấm tử sa lại giúp trà đánh thức tinh khoáng. Việc già hóa đất sét có ảnh hưởng đến trà đã được kiểm nghiệm ở các độ tuổi đất sét khác nhau, và độ trà thức ngộ càng cao với những ấm có nguyên liệu tuổi phong hóa càng lớn. Trên thực tế, một số khối đất sét từ thời Thanh (1644 - 1911) được đưa ra bán đấu giá vào cuối những năm 80 thế kỷ trước có giá trị rất cao được một nhà sưu tập ấm người Malaysia mua về để chế tác những chiếc ấm tử sa kí kiểu. Và những chiếc ấm này pha trà quả thật rất hoàn mỹ, được những người yêu trà đánh giá rất cao. Khối đất này bị lãng quên và được phát hiện hơn một trăm năm sau đó. Trong khi, với sự phong phú của khoáng và đất sét hiện này đã làm cho khối đất sét vừa được phong hóa năm trước trông giống như được phong hoá trong thời gian khá lâu nhưng thực chất nó khá là khác với đất sét được phong hóa trong quãng thời gian dài. Cũng chính vì vậy mà chất lượng trà trong hai loại phong hóa là hoàn toàn khác biệt. Rõ ràng rằng chúng ta thấy các bậc thầy thời trước thường lưu trữ nguồn sét của họ không phải vì nó quá nhiều mà là vì để tạo ra nguồn nguyên sét hoàn hảo nhất cho hương vị dịu dàng khi pha trà, khác xa với đại đa số ấm ‘chất lượng’ được bày bán hiện nay.
Những loại đất sét tử sa được xem là tốt nhất hiện nay là loại sét không bị pha trộn, được gọi là Thanh Thủy Nê. Loại sét này chỉ sử dụng một loại quặng từ một mạch khoáng, được lưu trữ để tạo thành loại đất sét nguyên bản cho ra chất lượng trà ngon hơn. Trong mỗi họ đất sét có rất nhiều loại quặng và các nghệ nhân thời xưa rất giỏi trong việc pha trộn các loại quặng, bên cạnh tạo ra nhiều màu sắc mới mẻ, nó còn mang lại nhiều tác dụng cho các loại trà khác nhau. Tuy nhiên, kỹ năng này đã bị thất truyền nên thành ra đất sét nguyên bản lại trở thành lựa chọn tốt nhất. (Điều này phù hợp với yếu tố đồng nhất bởi độ co ngót đồng đều, giúp nhiệt độ bên trong ấm được giữ lâu và đồng đều ở mọi hướng, đồng thời ấm thở được thoáng hơn)
Tử sa là một môn nghệ thuật tổng quát với kiến thức rộng và sâu sắc, được lưu truyền qua nhiều thế kỷ với truyền thống truyền thừa trực tiếp từ các bậc nghệ nhân xuống đệ tử của mình. Với kiến thức tổng quát rất rộng, kết hợp các mảng từ địa chất, khai khoáng, kỹ thuật phong hóa, đến làm ấm, nung, trang trí thiết kế, đánh giá, và còn nhiều mảng kiến thức liên quan như lịch sử văn hóa,… Quả thật rất chuyên sâu để một người có thể thông thạo hết trong một đời. Vì vậy, một chiếc ấm tử sa nói lên rất nhiều hàm ý so với bề nổi của nó. Nhưng tiếp phần theo sẽ chuyển chủ đề sang câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất. Loại ấm nào thích hợp với dòng trà nào và tại sao?
ẤM TƯƠNG THÍCH VỚI TRÀ
Khi đề cập đến việc sử dụng ấm cho từng loại trà, chúng ta nên đề cập đến một vấn đề hơi sai lầm mà đại đa số người mới bước vào trà Kungfu mắc phải, đó là ‘sử dụng một ấm cho một loại trà.’ Đặc điểm của ấm tử sa là không tráng men và bề mặt ấm có cấu trúc ‘khí khổng kép’. Nghĩa là các lỗ khí của ấm hấp thụ tinh dầu của lá trà, được trà gia vị theo thời gian nên ấm trở nên sáng bóng và đậm hương vị tinh túy của trà. Hay nói cách khác, sau một thời gian dài sử dụng, cùng trải qua năm tháng với hương trà, chiếc ấm có thể áo hương cho nước tinh khiết theo loại trà mà ta thường sử dụng, làm vị nước trong sáng và tròn hậu. Quá trình lên nước và hấp phụ này thật tuyệt diệu và là một trong những niềm vui rất lớn đối với những người yêu thích trà. Có nghĩa là bạn phải dành cho mỗi loại trà một ấm riêng biệt, nhưng điều này không cần thiết lắm mặc dù nhiều người cho rằng khi pha một loại trà thích hợp cho ấm, tắm tưới bên ngoài thường xuyên thì ấm trà sẽ sáng loáng.
Nếu chỉ có một ấm, chúng ta không nhất thiết dành riêng nó cho một loại trà, chúng ta cũng có thể sử dụng nó để pha tất cả các loại trà khác nhau. Nhưng khi sử dụng như vậy, ta cần chú ý đến hai nguyên tắc: một là không nên để lại lá trà bên trong ấm – dù chỉ là một mẩu. Ngay khi uống xong tuần trà, ta nên vệ sinh ấm sạch sẽ (nhưng nếu chỉ dùng ấm cho một loại trà, chúng ta có thể để bã trà trong ấm đến tuần trà tiếp theo, sẽ giúp ấm lưu hương trà). Nguyên tắc thứ hai là chúng ta không nên để ấm lưu hương, tốt nhất là khoảng sáu tháng nên cọ rửa ấm một lần – điều này còn tùy thuộc vào tần suất bạn dùng trà. Sau khi có nhiều ấm hơn, bạn vẫn nên pha mỗi loại trà trong từng ấm nhất định. Ví dụ khi có hai ấm, ta nên phân một ấm cho các loại trà nhạt như oloong oxi hóa nhẹ hoặc phổ sống non (ủ thời gian ngắn) và ấm còn lại cho cho các dòng trà đậm như oloong hoặc phổ chín được chế biến theo kiểu truyền thống.
Chúng ta không nên mua ấm quá nhiều vì có cái sẽ không được dùng đến mà chỉ nằm trên kệ mặc cho gió bụi phủ bám. Những cái ấm bám bụi đó có thể là báu vật đối với những người mới bước vào thế giới tử sa – họ sẽ sẵn sàng nâng niu, trân trọng, giữ gìn và sử dụng chúng hàng ngày. Một cái ấm hoàn mỹ là một chiếc ấm được thường xuyên sử dụng. Cũng giống như cây trà (kể cả sinh trưởng trong hoang dã), chúng sẽ không phát triển tốt nếu không có người đến chăm sóc, tỉa cành. Đối với ấm cũng vậy, nó sẽ không rực rỡ nếu không được người bạn đoái hoài đến và không được kết mối giao cảm với trà. Do đó, tối đa là năm cái ấm. Thực tế những người dùng trà thường có khoảng mười cái, năm cái còn lại để dự phòng khi lượng khách viếng thăm khá nhiều hoặc để dùng trong nhiều trường hợp khác.
Nếu bị phạm trong nguyên tắc ‘mười lăm ấm’, không những ta đang chi tiền cho những cái ấm có thể không được sử dụng đến mà ta còn dành mất cơ hội của những trà nhân khác đang tìm kiếm một cái ấm phù hợp với họ. Nhưng nếu công năng hoặc thẩm mỹ của ấm mới tốt hơn, ta có thể mang nó về nhà và đồng thời hãy tặng cái cũ cho những người thân thiết hoặc bán đi để chi trả cho ấm mới. Như thế, bộ sưu tập tử sa của chúng ta sẽ ngày càng hoàn thiện tinh tế hơn.
NGUYÊN TẮC MƯỜI LĂM ẤM - TRÀ KUNGFU
1. Phổ nhĩ sống non
2. Phổ nhĩ chín
3. Phổ nhĩ sống lâu năm
4. Trà đen Lục Bảo
5. Oloong già
6. Oloong oxi hóa nhẹ
7. Oloong được chế biến truyền thống
8. Nham trà Vũ Di
9. Hồng trà Kungfu
10. Trà màu nhạt: Trắng, Xanh lá, Vàng
Ngoài ra còn thêm:
11. Ấm dung tích vừa – lớn để pha loại trà nhạt
12. Ấm dung tích vừa – lớn để pha loại trà đậm
13. Ấm dung tích lớn để pha trà nhạt
14. Ấm dung tích lớn để pha trà đậm
15. Ấm dung tích lớn dùng làm tống
NHỮNG VẦN THƠ VỀ ẤM TỬ SA
What were the untold riches he spoke of?
Does the old rascal watch us now?
Perhaps escaping time
Offered the old codger
A glimpse of all the cups shared,
Friendships toasted,
And loves vowed true.
Maybe he watches us now,
From just past the fuzzy rim
Of an upturned pot,
Grinning ear to ear
With the satisfaction
Of the last few drops.
Giàu ngầm ông không nói
Hay kẻ nhìn tham van?
Lẽ rằng mặc thời gian
Thành ra bị lẩm cẩm
Cốc chỉ nhìn thoáng qua
Nâng ly mừng bạn cũ
Tiền duyên là có thật
Có lẽ nhắm vào ta
Qua khung vành mờ ảo
Của ấm dốc ngược thôi
Nụ cười liền dang mở
Lòng thỏa mãn lắm rồi
Trong vài giọt nhỉ cuối
Earth-polished gems
Bestowed upon the Queen of Trees
In an offering of love beyond time
A Tribute paid in
Clay and Leaf from the same source
Heaven, Earth and the Heart
Đồ gốm sáng như ngọc
Dành riêng nàng hậu trà
Nối truyền qua vạn kiếp
Đất sét quyện cùng lá
Một nguồn đính ước nên
Nối mạch quyện sánh bền
Nên mối duyên trời đất.
The spirit sought a home,
A body to hold the sacred waters:
An earthen home,
Made of the same elements
From which She grew,
To Shine in Her glory.
Just as She called to the shamans,
Long before there was a pot,
Offering to guide the human soul home,
So did She appear before these,
In the guise of an old immortal,
Offering untold riches in the hills,
Creating the way for the
Earthen sand to become
A teapot-shaped altar,
Beginning an unending stream of joy
That leads over the horizon
And back to this very cup.
Tinh túy tìm đến
Hình hài chứa nước linh
Một căn nhà đất mộc
Chung một nguồn thiêng minh
Trong dáng hình khôn lớn
Để rạng rỡ hào quang
Nàng triệu hồi tư tế
Để thành hình, rất lâu
Điển truyền hồn người linh
Chân thể nàng sớm nhất
Trong lớp vỏ trường tồn
Dâng trên đồi trù phú
Bày cho luyện đất tinh
Đất sét tạo nên hình
Ấm ngôi đền từ đấy
Bất tận một nguồn vui
Như bay tận chân trời
Mà nằm trong lòng cốc.
NÓI THÊM VỀ DÁNG ẤM PHÙ HỢP VỚI TRÀ
Lựa chọn ấm cho trà, ngoài chất đất, hình dáng của ấm cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Tuy nhiên đây lại là một chủ đề chuyên sâu, nên trong bài viết chỉ đề cập đôi nét giới thiệu. Ấm có rất nhiều kiểu dạng nhưng quan trọng hơn hết là chất khoáng và độ tinh khiết của nó là nhân tố ảnh hưởng đến trà nhiều nhất và là yếu tố đầu tiên khi lựa chọn ấm. Như đã đề cập ở trên, ấm có dáng bầu dục nở phần giữa thân sẽ phù hợp với hầu hết các loại trà, cho nên nếu định sử dụng một loại ấm để uống trà hoặc không chắc về hình dáng nào, ta nên chọn ấm có thân tròn bầu, nở hông.
Nhìn chung, phổ nhĩ sống non phù hợp trong ấm rộng với nắp phẳng. Với loại trà nén thành bánh hoặc khối, ta nên sử dụng ấm lớn để không gian nở của trà tối đa nhất. Không hạn chế hình dáng vòi vì phổ nhĩ là loại trà cần rót nước nhanh vì nếu ngâm thời gian dài, trà sẽ đắng chát hoặc sánh nước.
Trà oloong se tròn phù hợp với ấm hình cầu tròn đều vì lá cần không gian để nở bung trong những lần pha đầu tiên để lá không bị lăn vào trong vòi và tránh trường hợp các viên lá nở không đều. Ấm tròn đều giúp cho tất cả các viên lá cùng nở bung, tạo sự đồng điệu của cả hương lẫn khí. Vì vậy những cái ấm hình cầu, tròn đều trên dưới và lựa chọn tối ưu cho lá nở đều.
Ngược lại, trà oloong sợi – như loại trà Vũ Di (Wuyi Cliff) là thích hợp cho những ấm đế bằng, rộng và có miệng ấm lớn. Đây là loại lá to giòn nên cần miệng to để tiện hơn trong việc cho trà vào ấm mà không làm gãy lá. Dáng ấm rộng phẳng giúp lá nở đều và ít bị dịch chuyển.
Các loại hồng trà lại tương thích với dáng cao và thành ấm dày. Trà đỏ thường thời gian hãm lâu hơn nên dáng cao dày giúp bình giữ nhiệt tốt hơn, làm cho lá nổi bồng bềnh nên mặt nước tạo ra một loại trà men sáng và mịn ngọt.
Khi pha các loại trà nhẹ như bạch trà, lục trà hoặc hoàng trà thì nên sử dụng những chiếc ấm đoàn nê phẳng nhỏ. Trà nhẹ thiên về hương và được pha ở nhiệt độ thấp vừa cho nên giữ nhiệt hay độ sánh mịn của trà ít được quan tâm hơn. Một chiếc hồng nê mỏng, tinh xảo khoáng tốt cũng phù hợp với oloong nhẹ, dáng phù hợp phải là ấm dạng tròn cầu, rộng phẳng miệng lớn là phù hợp với Bao chủng trà.
Như dáng cự luân châu đề cập ở trên, sẽ phù hợp với hầu hết các loại trà vì ấm có dáng tròn, thành dày, vòi thẳng hướng lên sẽ kiểm soát tốt tốc lực và khoảng cách khi rót. Những chiếc ấm dạng này đôi khi là lựa chọn lý tưởng vì công năng, thẩm mỹ, mang lại nét mộc mạc hoài cổ.
Ngoài ra còn có ấm tư đình phù hợp với trà oloong, đặc biệt là loại được oxi hóa nhẹ, hoặc một cái thủy bình cầu cho các loại trà Vũ Di vì nó bằng phẳng và có miệng lớn.
ẤM TỬ SA CỔ
Có nhiều bài viết đề cập đến nguyên nhân người ta thường thích uống trà trong những chiếc ấm chén cổ. Đối với người mới uống trà, mối quan tâm của họ chỉ mối quan hệ giữa khoáng và trà, nhưng đa số những người thợ chế tạo ra những cái ấm họ mua thường không thiêng về uống trà. Điều này có nghĩa là nếu muốn mua đồ trà cổ, ta phải chi trả nhiều hơn giá trị thực nhưng lại không thể chọn hình dáng ấm hay chất khoáng và thường sẽ gặp hàng giả. Phải mất rất nhiều thời gian chúng ta mới phân biệt được hàng thật giả nhờ việc tận tay cảm nhận qua vô số ấm.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt trong những chiếc ấm cổ. Các nghệ nhân tử sa thời đó đã dành cả cuộc đời họ để tạo ra những chiếc ấm, họ đa phần đều có đời sống đơn giản và dành nhiều thời gian tập trung vào công việc chế tác, ít bị cuộc sống bên ngoài ảnh hưởng. Nghề ấm tử sa vẫn được duy trì, thế nhưng các thợ ấm thời nay lại không thể lãnh ngộ hết tinh túy truyền thống của nghệ thuật tử sa, điều nhận thấy rõ nhất là ở mối liên hệ mật thiết giữa trà và ấm hầu hết đã bị phá vỡ. Những nghệ nhân thời xưa có lối sống thanh cao và tận tâm suốt đời với tử sa, chính vì vậy từng cái ấm làm ra đều có nét độc đáo riêng biệt. Nhiều người đặt câu hỏi là chất lượng những cái ấm thời xưa có tốt như ấm hiện giờ hay chỉ những cái ấm cổ còn lưu lại mới là những cái chất lượng? Và liệu những ấm cổ đang trưng bày kia có phải là cái ấm tốt nhất thời đó hay không? Trên thực tế, những cái ấm tử sa tốt nhất do các nghệ nhân đỉnh cao làm ra thường có giá rất đắt và hầu như đều nằm trong bộ sưu tập của các nhà sưu tầm ấm tử sa. Hầu hết trà nhân đều thích ấm cổ và hầu hết đều thích những chiếc ấm được sử dụng hàng ngày – có ấm còn được sử dụng cho đến hôm nay, và thường là những dáng ấm mộc mạc, giản dị. Trà nhân cũng thích những món đồ gốm được ít người để ý vì nó thường là những sản phẩm có chút thiếu sót hoặc là vì nó bình thường, ít hấp dẫn người mua. Những chiếc ấm cổ đơn giản, thường có chút tì vết trên nắp, thân hoặc vòi vì được sử dụng hàng ngày, nó thường rẻ hơn những loại ấm cổ trưng bày nhưng lại pha ra trà ngon hơn. Ngoài ra, có một cái ấm được các trà nhân truyền lại là một vinh hạnh rất lớn, và hơn hết, trà khí trong những bảo vật này được hun đúc từ trà và nước, quyện xoắn vào nhau tạo nên sự bóng bẩy ẩn tàng. Một chiếc ấm được yêu thích sử dụng, được nâng niu chăm sóc qua thời gian, tự nó hào quang chính nó.
Ấm trà là nguyên tố đất trong trà giả kim. Tuy nhiên, trong quá trình nung, ấm hoàn toàn chuyển sang nguyên tốt hỏa – các nguyên tử của ấm chuyển động cọ xát trong nhiệt độ cao của lò nung. Do vậy, cái ấm càng lâu đời, càng có tuổi kể từ khi được sinh ra từ nung nóng bỏng thì nó càng được trở về với nguyên tố đất; càng được lắng đọng qua trà nước, nó lại càng quay về với nguyên bản ban đầu. Do được làm hoàn toàn từ thủ công nên cấu trúc tổng thể nó là tĩnh – gần giống với đặc tính của quặng trước khi khai thác. Đó là nguyên nhân tại sao thợ ấm không sử dụng bàn quay trong quá trình chế tác.
Lý do cuối cùng tại sao những chiếc ấm cổ lại tốt hơn nhiều so với những cái ấm hiện giờ, nguyên nhân chính là do quặng đất sét. Khi thợ ấm tiến sâu hơn vào nghệ thuật chế tác và lơi đi mối quan hệ giữa quặng (đất sét) với trà thì nghệ thuật tử sa đã bị mai một rất nhiều. Kể từ khi các mỏ khai thác chính ở Giang Tô đóng cữa thì kỹ năng chọn quặng và khai thác đã dứt đoạn. Ngoài ra, quá trình phong hóa và bí quyết chế tạo, tinh luyện đất sét qua hàng trăm năm cũng bị thất truyền, hoặc chỉ được lưu truyền trong gia tộc, không được phổ biến rộng rãi. Cuối cùng là kỹ thuật nung, những vị thầy trong việc chế tạo và đốt lò long diêu – còn gọi là lò rồng, đã không còn mấy khi những người thợ thủ công dần chuyển sang sử dụng khí đốt hoặc đốt điện để nung. Ngày nay người ta đã quay lại sử dụng lò long diêu nhưng kỹ thuật đốt lò còn hạn chế, hy vọng rằng kỹ năng này sẽ dần được cải thiện trong tương lai.
Với tất cả những lý do trên và còn nhiều nguyên do khác đã làm cho chiếc ấm cổ luôn tốt hơn những cái ấm thời hiện đại. Tuy nhiên, tất cả đều có ngoại lệ. Nếu quan tâm đến việc tìm một ấm tử sa cổ, ta nên cẩn thận và phải chấp nhận trả học phí nếu không có sự hướng dẫn của chuyên gia. Nhưng khi sở hữu được một chiếc ấm cổ đúng với tên gọi của nó, đây là một kho tàng cho niềm vui bất tận và là thành quả cho nỗ lực của mình.
Bên dưới cùng là vài chiếc ấm cổ giữa thời Thanh (1644 - 1911). Đất sét cổ là những quặng chuẩn được khai thác từ mỏ tốt. Vào thời đó, quặng rất nhiều và rẻ, vì vậy những người làm ấm có thể lựa chọn quặng từ những đường vân tinh khiết và tốt nhất. Sau đó, quặng được nghiền thủ công thành bột. Nếu không tin sản phẩm thủ công tạo nên sự khác biệt, hãy thử xay một số loại gia vị trong cối xay hoặc nghiền nhỏ bằng chày. Tất nhiên, những người làm ra những chiếc ấm này đều là những người yêu trà, thông thạo quá trong pha chế cho nên họ luôn hướng đến việc tạo ra những chiếc ấm tốt để có những giây phút tột đỉnh bên trà. Đây là yếu tốt then chốt để chế tác nên những cái ấm hoàn mỹ cũng như việc hàng ngàn thế kỷ trước, lửa đã quay về mang những mảnh quặng này cho đất.
TTĐĐ, 31/08/2021
Ẩn Hạc
(dịch từ bài viết của Wu De - Global Tea Hut)
Mỗi khi nhắc lại lời của sư phụ Lâm Bình Tường nói về dụng cụ uống trà – ‘Bắt buộc phải là ấm tử sa, không có lựa chọn khác’ – đồng nghĩa với việc tôi sẽ thấy người nghe sẽ phản ứng mạnh mẽ như thế nào: họ mở to mắt, nhíu mày, nhìn chăm chăm và giật mình như hỏi lại ‘Thật sao?!’. Thường thì trong Đạo gia và Phật gia không bao giờ khẳng định cái gì một cách tuyệt đối. Lão Tử nói: ‘người biết thì thường không nói, còn người nói thường chẳng biết gì’. Đức Phật thì thường dùng phương pháp ám chỉ ẩn dụ để đề cập một vấn đề cụ thể nào đó vì cách hiểu của đệ tử vẫn còn ở trong ranh giới nhị nguyên đúng - sai và từ ngữ khái niệm chỉ có thể diễn tả bề nổi của vấn đề đang đề cập đến mặc dù chính nó là phương tiện cần thiết để đi đến cái tuyệt đối. Hơn nữa, cái thấy biết (tạo nên lập trường) cộng thêm việc dính mắc vào ngôn ngữ dẫn đến việc tranh luận vì tư tưởng bất đồng. Đó là ranh giới tri kiến để người ta biện minh cho chấp ngã của mình. Nhiều người tìm đến muốn tranh luận với Như Lai, hoặc hỏi về những quy luật bất biến, Người sẽ trả lời bằng sự im lặng, khẽ cười và trường trụ. Tuy nhiên - không phải đến từ sự bảo thủ trong tư tưởng, chúng ta đều phải thừa nhận rằng ấm tử sa là thứ phù hợp với trà nhất so với tất cả các loại ấm trà khác. Trên thực tế, nhận định này không nhằm để gây tranh cãi, sở dĩ có nhận định trên thực ra là có cái lí của nó. Nhưng hơn hết, nhận định như một câu đố, một món ăn dọn sẵn, mời người trải nghiệm; còn hơn là bị ý tưởng ‘không có loại ấm nào có thể thay thế sau khi dùng ấm tử sa’ dập tắt. Hãy xem nhận định trên như một khung trời mới, một cơ hội để khám phá và nếm trải ấm tử sa được chế tác từ nguồn nguyên liệu chuẩn, kết hợp với loại trà bạn yêu thích. Vì vậy, một lần nữa, tôi vẫn đưa ra nhận định như lời thách thức, nếu bạn hỏi loại ấm nào tốt để thưởng trà, tôi sẽ trả lời với nụ cười tinh quái rằng: ‘Bắt buộc phải là ấm tử sa, không có lựa chọn khác’.
Với tất cả chân thành, hy vọng rằng đề tài này sẽ truyền cảm hứng cho các bạn đi sâu khám phá thế giới của tử sa, trân trọng nghề gốm thủ công truyền thống và thưởng thức nét đẹp được gìn giữ và phát huy bởi các bậc nghệ nhân tử sa danh tiếng qua nhiều thế kỷ. Và cũng hy vọng đề tài sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khác hơn với đường nét đơn giản, sắc xảo của ấm và màu sắc thuần mịn tinh tế của loại đất sét danh giá này. Và khi thử chế tác một vật nào đó bằng sét tử sa và chuẩn bị các công đoạn để nung, chúng ta sẽ thấy được ma lực và ngạc nhiên trước sự ảnh hưởng của tử sa đối với trà. Đây là nguyên do chính để gọi ‘Tử sa là tri kỷ của trà’. Điều này tạo nên sức lôi cuốn rất lớn trên bước đường thưởng trà, làm cho chúng ta ngày càng yêu mến tử sa nhiều hơn. Phải thú nhận rằng, đôi khi ta chọn loại trà để uống không phù hợp với thời tiết, ngày lễ,… mà chỉ dựa vào cảm hứng muốn vuốt ve cái ấm mà mình yêu thích. Những cái ấm tử sa giờ đã thành tri kỷ. Và đôi lúc ngẫu nhiên, chúng ta sẽ nhớ đến nó.
Bài viết này sẽ đề cập đến ba chủ đề chính được đặt ra khi bạn bước vào thế giới của ấm tử sa.
Thứ nhất – Chọn một chiếc ấm tử sa như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại khoáng tử sa và tại sao chúng lại được xem trọng, cũng như hình dạng kết cấu của ấm và tử sa sẽ ảnh hưởng đến việc pha trà như thế nào.
Thứ hai - Sử dụng loại ấm nào cho thể loại trà nào. Bài viết sẽ đề cập đến việc làm thế nào để sử dụng một ấm duy nhất cho tất cả các loại trà; và cần bao nhiêu cái hay loại ấm tử sa nào cần thiết để pha bất kỳ hay là tất cả các loại trà theo phong cách Trà Kungfu – Công phu Trà.
Thứ ba - Khảo cứu về tử sa sẽ đưa chúng ta ngược dòng quá khứ, đến với những ấm trà tử sa cổ để biết tại sao trà pha trong ấm cổ lại ngon hơn trong ấm được làm ở thời hiện đại.
CÁCH CHỌN MỘT CHIẾC ẤM TỬ SA
Trong mỗi cuộc thảo luận về Trà Kungfu hay Tử sa Nghi Hưng, người ta luôn hỏi về cách để chọn một cái ấm tử sa phù hợp. Khi đề cập đến chủ đề nào đó, chúng ta luôn phải đi từng bước, từ thô đến tế, từ tổng quát đến cụ thể. Chúng ta nên lựa chọn chủ đề thảo luận sao cho càng rộng thoáng càng tốt. Dĩ nhiên ta sẽ bắt đầu từ một câu chuyện và một vài thứ có liên quan đến việc chọn ấm sau này. Phỏng theo cách nói truyền thống ‘người tìm phận số, số phận chọn người’, chúng ta cũng có thể nói rằng ‘ta đi tìm ấm, ấm lại chọn ta’. Những chiếc ấm tốt là những chiếc đã trải qua mưa nắng, gắn kết và khoáng đạt; gặp gỡ nghệ nhân tạo ra nó hay câu chuyện đằng sau nó phần nào làm cho chiếc ấm thêm ý nghĩa và lôi cuốn hơn.
Khi một trà nhân học cách kết nối lại với tự nhiên, khi càng dung nhập vào thế giới xung quanh thì tâm hồn người đó càng trở nên điềm nhiên và thuần hậu, tưới tắm cho thế giới vô cảm đầy ô trược, giúp cuộc sống trở lại tươi xanh. Khi đó, không gian xung quanh trà nhân như sống động trở lại, hay tâm hồn cằn cỗi sẽ trở lại hồn nhiên như thời thơ ấu. Và chúng ta cũng thế, nếu để trà dung nhập vào cuộc sống, vào trái tim mình, trà sẽ giúp ta thấy lại thế giới chân thật như khi ta nhìn vào đồ ăn, ta thấy vòng tuần hoàn của trời đất, thấy được giá trị sức lao động của người nông dân; hay nhìn vào tấm kính ta thấy bờ biển với những cơn sóng vỗ tạo ra bờ cát trắng mịn qua nhiều thế kỷ. Tương tự như thế, khi ta nhìn vào bộ ấm chén nào đó, ta nghe nó đang kể về cuộc đời từ những mảng quặng được hình thành cách đây hàng triệu năm, được khai thác, nghiền nhỏ, sàng lọc, phong hóa, tạo hình khắc dáng và nung chín để được như ngày hôm nay. Khi nhìn lại ta mới thật sự nhận ra rằng phải mất hàng triệu năm tạo tác của trời đất cùng tâm ý của nghệ nhân mới hình thành một chiếc ấm trên tay. Tất cả đều là kỳ quan của tạo hóa.
NGUYÊN TẮC THẨM MỸ
Xét về khía cạnh tổng quan và tự nhiên của nguyên liệu hình thành, người ta thường bắt đầu xác định qua một số nguyên tắc thẩm mỹ. Tuy nhiên, nét đẹp của ấm trà lại thiên về góc độ chủ quan nên hơi khó để thảo luận. Ví dụ về ấm Cự Luân Châu với đường nét đơn giản, mới mẻ mà mộc mạc. Đây là dòng ấm được cố ý chế tác mộc: bề mặt trong thô nhám, nắp hơi lỏng lẻo và để lại các vết thủ công chế tác, tạo cho nó cảm giác chưa hoàn thiện bên cạnh các loại ấm đẹp mắt, đường nét thanh lịch và duyên dáng lại làm người ta mê mẩn. Nhưng cốt để tạo nên nét hài hòa cho từng dáng ấm là nằm ở sự cân đối giữa tạo hình và chức năng, giữa cái đẹp và tính hữu dụng.
Từ góc độ đánh giá chung, nguyên tắc thẩm mỹ chi phối tất cả quá trình pha trà, từ lúc trồng cây trà đến khâu chế biến và cả không quan thưởng trà. Đây là sự hài hòa đồng điệu. Chính sự hài hòa và đồng điệu sẽ tạo nên một chiếc ấm hoàn mỹ, bao gồm tỷ lệ giữa núm nắp (được gọi là châu), quai và vòi ấm. Tất cả điều này tạo nên sự hài hòa tổng thể cho hình dạng của ấm, nghe như âm hưởng vang vọng từ Lão Tử hồi về: ‘cái dụng của nó nằm ở sự trống trải bên trong.’ Trà thông trong ấm, giống như Đạo thông trong ta khi ta hồn nhiên và thuần hậu. Và rồi, ta thưởng tách trà thuộc về mình, thưởng hương thơm và hậu vị của nó hay là trà đang tưởng thưởng chúng ta?! Đây là sự gắn kết mật thiết giữa trà và ấm, hay chính xác hơn là ta và trà, hay là cả ba? Do sự kết hợp các yếu tố này mà ấm tử sa đã tạo nên di sản cho riêng mình, một vị thế thiết yếu trong trà và các câu chuyện về nó xung quanh trong đời sống thường nhật.
Nếu ấm vòi thanh mảnh mềm mại thì quai cầm sẽ nhỏ, ngược lại, khi vòi được chế tác khỏe và lực thì quai ấm cần nhô hơn và to bằng với vòi để tạo ra cân bằng tổng thể. Sư phụ Lâm thường so sánh mức độ thẩm mỹ, hài hoà của ấm trà tựa như một con ngựa: vòi là phần đầu còn quai cầm là mã lực của nó; vì vậy, nếu con ngựa đang phấn khích và phi nước đại thì lực kéo cần phải đủ mạnh để ghìm cương. Ngược lại, nếu ngựa đang kiệu nhẹ nhàng, dây cương chỉ cần buông lỏng, ngựa vẫn tự nhiên dừng. Khi nhấc ấm lên, cần có sự cân đối hài hòa giữa vòi và quai ấm, không chỉ đơn thuần vì nét thẩm mĩ, sự hài hòa này còn ảnh hưởng lớn đến độ nghiêng khi rót nước. Viên châu cũng phải có tỉ lệ và hình dạng hài hòa với vòi và quai ấm, được chế tác sao cho tạo được thế cân bằng đối xứng và được đắp trên đỉnh giữa thân ấm. Tỷ lệ của vòi và quai ấm được xác định dựa vào tỷ lệ thân ấm sao cho cân đối, cho nên, thân ấm phải được chế tác trước. Nếu có lần thấy qua các kiểu ấm cổ điển trên các tạp chí, ta sẽ thấy rằng các nghệ nhân tài ba đã tạo ra những dáng kinh điển dựa trên đường nét hài hòa và duyên dáng.
Ấm tử sa không được chế tác bằng bàn xoay mà được chế tác trên mặt phẳng như mặt bàn... Ấm được tạo hình ra bằng cách gõ đập, dựng hình và khắc họa tiết từ đôi tay khéo léo của nghệ nhân. Các công đoạn chế tác có thể kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí qua nhiều tuần mới tạo nên một cái ấm hoàn chỉnh, do vậy đòi hỏi kỹ năng và độ thẩm mỹ rất lớn trong toàn bộ quá trình, và những người đã cống hiến hết mình cho trường phái thủ công này thực sự là những người nghệ nhân cao cấp nhất. Điều đó nói lên, ngoài việc là một tác phẩm nghệ thuật thuần túy, ấm tử sa còn có chức năng rất lớn, là sự hài hòa tổng thể giữa thẩm mỹ và công năng, vừa trang trí, vừa nâng niu, vừa sử dụng. Và quan trọng nhất của tử sa là giúp nâng cao phẩm vị của trà, mang đến sự hòa quyện dịu dàng của trà, ấm, và con người.
Đối với những người thưởng trà thuần túy, những cái ấm đẹp nhất phải là cái vừa có nét trang nhã cân đối, vừa là những ấm được thiết kế để tiện cho việc pha các loại trà hảo hạng, như chiếc cự luân đầu đời nhà Thanh (1644 - 1911) này. Các đường nét khắc họa trên thân ấm, các mảnh dăm bên trong và cả vết tích của nước suối mùa xuân,… tất cả đã làm thay đổi chiếc ấm qua nhiều thế kỷ. Nó tỏa sáng từ trong cốt cách, tinh tế nho nhã bởi bàn tay của người yêu trà, tạo nên từng nét thẩm mỹ đặc trưng qua thời gian.
Nghệ thuật thủ công truyền thống của tử sa vẫn tiếp tục được bảo tồn và phát huy ở thời hiện đại với những đường nét thiết kế khéo léo, làm mới nghệ thuật theo thời gian. Những tác phẩm ấm tử sa nghệ thuật được các nhà sưu tầm chào đón đều là những ấm có đường nét phá cách sáng tạo. Nghệ thuật không nhất thiết phải đi kèm với công năng, kể cả ấm tử sa. Giá trị của một tác phẩm hội họa hay điêu khắc không nhất thiết phải chế tác cho giống, cải cách hay hoàn toàn khác với truyền thống mà giá trị của nó nằm ở phương diện cảm tác và truyền cảm hứng cho những ai nhìn ngắm nó. Nhưng điều đang buồn là hiện nay, con đường thành công của nghệ thuật thủ công tử sa đã làm mất đi nhiều sự liên kết gắn bó giữa ấm và trà – là điểm cốt lỗi nhất khởi sinh nghệ thuật ấm tử sa. Ngày nay, hầu như nghệ thuật đều được đánh giá thông qua hình thức bề ngoài, làm cho mối quan hệ mật thiết giữa Ấm - Trà - Kungfu Trà, và ngay cả Khoáng tử sa và Trà bị mai một không ít. Hay nói đơn giản hơn, ngày nay khó mà tìm thấy một cái ấm đơn giản tao nhã về hình thức và tinh tế về công năng. Đây chính là giá trị cốt lỗi của ấm tử sa, là điểm cân bằng giữa nghệ thuật và chức năng, cân bằng giữa hình thức xã hội và nội hàm của nghệ nhân và cả người thưởng phẩm.
Mặc dù đánh giá cao tính thẩm mỹ của tử sa, nhưng công năng của ấm lại phù hợp với đại đa số người yêu trà hoặc người muốn trở thành trà nhân. Vì vậy ở đây sẽ thảo luận tính thẫm mỹ đi kèm với công năng, và là trọng tâm trong quyết định lựa chọn ấm tử sa cho riêng mỗi người.
Thứ nhất, ấm trơn sẽ giúp các loại trà pha ngon nhất. Bất kỳ hình khắc hoặc trang trí nào cũng đều ảnh hưởng đến độ giữ nhiệt bên trong ấm. Các hình thức chạm khắc hoặc đắp nổi sẽ chiếm nhiều diện tích trên bề mặt ấm, làm mất đi một số lỗ khí (khí khổng), ảnh hưởng đến việc thở của ấm tử sa. Điều này làm cho hương hậu vị không ổn định và nhiệt độ trong ấm không đồng nhất. Hãy nhớ rằng, tính đồng nhất là chìa khóa trong trường phái Trà Kungfu. Nếu nhiệt độ bên trong ấm được giữ ổn định và thao tác của trà nhân nhẹ nhàng uyển chuyển thì trà trở nên thuần, hậu vị mềm và sánh mịn. Giống như cây trà tự nhiên sẽ phát triển tốt ở vùng khí hậu mát mẻ, ổn định với nhiệt độ và độ ẩm tương thích. Vì vậy trà nên pha dựa theo lối sống của nó ở ngoài tự nhiên.
Trà kinh viết: ‘Trà cốt ở chỗ thanh đạm mà tiêu sái’ – Lục Vũ đã thể hiện quan điểm của trà nhân và đồng cảm với trà. Trà là một phong thái tao nhã mà bình dị. Cho nên sự kết hợp lý tưởng nhất với trà cũng nên mộc mạc, khiêm tốn mà hào sảng. Chính vì vậy, nét đẹp thanh danh của tử sa sẽ bộc lộ hoàn toàn trong những dáng ấm đơn giản với đường nét tinh tế, giúp giây phút thưởng trà của chúng ta được thăng hoa, làm cho mỗi khoảnh khắc bình thường trong cuộc sống trở nên sống động. Đây cũng là sự đồng cảm và tri ân đối với vạn vật xung quanh.
Một ấm trà tốt phải là ấm có cảm giác cân đối trong lòng bàn tay. Khi nhấc ấm lên, bàn tay và ấm như một thể gắn kết, như thể nó được làm riêng cho lòng bàn tay mình, nâng lên nhẹ nhàng uyển chuyển, ấm sống động trong tay, tay thanh thoát hơn nhờ ấm. Tất cả như ngầm ăn ý với nhau. Những chiếc ấm tốt là những chiếc ấm có sự cân bằng tối ưu, nhờ đó mà dòng nước khi rót rất nhẹ nhàng, êm tai và liền mạch duyên dáng. Trọng tâm cân bằng của ấm nằm ở sự hài hòa giữa vòi và tay nắm, làm động tác khi rót được tiêu sái và ung dung. Có nhiều yếu tố trong sự tinh tế của ấm thủ công thích hợp với loại trà hảo hạng, nhưng tách biệt công năng ra khỏi nét đẹp tổng thể của ấm, tiêu chí này tạm gọi là ‘thiết kế.’
Cự luân châu là một trong những dáng ấm được đại đa số yêu thích. Tỷ lệ chiếc vòi như khẩu thần công này tạo nên sự kiểm soát tối đa đối với khoảng cách và độ nhanh mạnh của dòng nước. Phần nắp ấm có thể hơi khó một chút so với đại đa số các dáng ấm khác nhưng khi quen với độ cân đối tổng thể, nắp sẽ không còn là trở ngại khi sử dụng ấm nữa. Với phong cách đơn giản mộc mạc, cự luân châu là một trong những ấm thích hợp với phong thái của trà: khiêm tốn, tiết tháo, giản dị và thuần hậu.
VỀ THIẾT KẾ
Thiết kế của một cái ấm là hướng đến hình dạng, vòi ấm và dòng nước, cũng như các chi tiết ít rối rắm kèm theo với độ thẩm mỹ và công năng thuần túy. Hay nói cách khác, một vài họa trí trên ấm sẽ giúp cho ấm hoàn thiện hơn nếu nó được chế tác thoáng, tỉ mỉ và đơn giản trong phong cách thẩm mỹ mà không mất đi tính tiện dụng. Những điều được đề cập dưới đây liên quan đến vấn đề ‘thiết kế’ bên ngoài của ấm với tiêu chí công năng được đánh giá nghiêm ngặt hơn để ấm thực sự là một chiếc ấm pha trà hàng ngày.
Khía cạnh thiết kế đầu tiên phải tính đến đó là nét thẩm mỹ của ấm như đã đề cập ở trên: một cái ấm tốt là một cái ấm có tính hài hòa cân đối. Một cái ấm cân đối, dòng nước khi rót sẽ liền lạc và uyển chuyển, giúp cho hậu trà được mềm vị hơn. Vấn đề thứ hai để đánh giá một cái ấm đẹp thường đối lập với sự khéo léo và khuynh hướng nghệ sĩ của nghệ nhân cũng như các nhà sưu tầm ấm. Một cái ấm tốt thường là ấm có nắp đậy khít và đều đặn, và khi các nghệ nhân chế tác hay cái nhà sưu tầm thẩm định, độ khít hoàn hảo vẫn là tiêu chí đầu tiên được xét đến. Nhưng có một sự thật là các ấm cổ thường ít có ấm nào lại thực sự khít đến vậy trong khi tài năng và kỹ năng của các nghệ nhân thời xưa được đánh giá vượt xa kỹ năng của thời hiện đại, điều này khiến không ít người băng khoăn tìm hiểu. Qua thời gian dài sử dụng các trà nhân mới dần nhận ra rằng khi nắp quá khít sẽ ảnh hưởng đến việc rót, đặc biệt là với những dòng trà lên men như phổ nhĩ sống trong khi bạn muốn gạn dòng nước càng nhanh càng tốt. Kể từ khi tiêu chí của những cái ấm hiện đại là độ khít của nắp, những người dùng trà lâu năm tự nhiên nhận ra việc nghiêng nắp ở cuối lần rót lại giúp cho dòng trà chảy mạnh hơn. Từ đó, kỹ thuật này cũng được các nghệ nhân sử dụng phổ biến hơn. Thế nhưng đối với những ấm cổ vì thiết kế nắp đậy gần như đạt đến sự thông khí tối đa nên giúp dòng nước được kiểm soát tốt nhất. Nhiều người cho rằng độ khít của ấm cổ liên quan đến nhiệt độ do lò nung dùng lửa từ gỗ và đột co ngót của tử sa, nhưng điều này chỉ đúng một phần trong một số trường hợp còn hầu hết ấm cổ được thiết kế với nắp có độ khít vừa phải.
Một điểm quan trọng khác trong thiết kế chi tiết là phần thân ấm hơi tròn phải được nở ra ở phần giữa, tạo không gian thông thoáng cho lá trà nở khi pha chế. Bên cạnh đó, việc nở hông cũng làm cho dòng nước thêm mịn và giữ cho trà được lắng trong quá trình pha chế. Một chiếc ấm càng tròn thon ở phần giữa như hình bầu dục càng thích hợp cho việc pha chế nhiều loại trà, từ phổ nhĩ đến oloong sợi trong khi các dạng ấm khác hầu như chỉ phù hợp với một số loại trà nhất định.
Trong hình 3 là cận cảnh của một cái ấm tử sa nguyên khoáng và ấm sử dụng nguyên liệu từ các nguồn khác nhau được thêm vào oxit sắt để làm màu sắc ấm đỏ rực hơn. Quan sát kĩ sẽ giúp ta hiểu ra một vài điều như tại sao chúng ta lại gọi nó là ‘tử sa – cát tím’ vì bên bề mặt ấm có những hạt cát trong suốt. Khi xét ở phương diện này, có lẽ chúng ta bắt đầu hiểu tại sao tử sa lại tri kỷ với trà đến thế. Những chiếc ấm tử sa được làm từ đất sét bột đá sần sùi, trái ngược hoàn toàn với đất sét bùn, và được chế tác hoàn toàn bằng thủ công thay vì được tạo hình trên bàn xoay. Cho nên, một chiếc ấm hoàn thiện gần gũi với nguyên tố Đất như những chiếc bình gốm thô. Nói cách khác, ấm tử sa không khác với đất thô là mấy. Sự thô-đất của ấm giúp cho lá trà được pha gần gũi như môi trường phát triển tự nhiên của nó, thúc đẩy hậu vị và hương thơm, tạo nguồn năng lượng thuần túy. Điều này cũng giải thích tại sao những chiếc ấm cổ lại tinh túy hài hòa hơn những chiếc ấm ở hiện đại. Sự khác biệt này xuất phát từ việc biến hành thổ sang hành hỏa, và khi ấm càng có tuổi theo thời gian (lò nung là bào thai của ấm), nó càng quay về với hình dạng gốm như khi nó còn là quặng ở trong lòng đất. Điều thứ hai ta có thể dễ nhận ra là tử sa có nhiều hạt trên bề mặt ấm hơn bởi vì nó vốn là quặng nguyên khoáng được khai thác rồi phong hóa trở thành đất sét. Và cuối cùng, độ co ngót của ấm tử sa với nguyên liệu phối không lớn đủ để tạo lỗ khí, cho nên ta thấy hồng nê nhẵn mịn thế nào vì nó được làm từ nguyên liệu phối nên ấm được thở ít hơn, thời gian giữ nhiệt ngắn hơn. Đây là hai yếu tố không phù hợp thể thưởng vị trà tinh tế. Hồng nê phối tuy bóng bẩy nhưng kém phần tự nhiên hơn tử sa nguyên khoáng. Các đốm đen trên bề mặt ấm nguyên khoáng là các mảnh sắt tự nhiên nóng chảy trong quá trình nung.
Tất nhiên, vòi ấm cũng chiếm một phần quan trọng trong quá trình pha trà. Các ấm có lưới lọc tổ ong hoặc hoa mai làm cho phần trong ấm đẹp hơn nhưng độc khổng lại làm cho dòng nước mềm mịn và sáng trà hơn. Điều này có nghĩa là bộ lọc làm phá vỡ kết cấu của ấm. Ngoài ra, bạn cũng cần tham khảo thêm cách để cho các mẩu trà vào trong ấm làm sao để các mảnh được giữ lại bên trong khi bạn bạn rót nước (các mẩu trà rất quan trọng vì chúng giúp tạo tính nhất quán trong những lần châm nước, đặt biệt là ở những lần rót đầu tiên khi các mẩu lá lớn chưa kịp nở bung). Đơn giản là bạn chỉ việc kẹp các mẩu nhỏ ở giữa các mảnh lá lớn. Kiểu dáng của vòi cũng không kém phần quan trọng vì nó trực tiếp ảnh đến tốc lực cũng như phạm vi khoảng cách của dòng chảy. Kiểu vòi tương tự như cự châu luân có khả năng kiểm soát dòng nước rất tốt về khoảng cách cũng như tốc lực của dòng nước. Các vòi khác có phần hạn chế hơn ở hai điểm này.
Và đây là một vài ưu điểm thiết kế đặc trưng của những chiếc ấm tốt. Để thẩm định khâu thiết kế của ấm, ta chỉ cần cho một ít nước vào trong ấm bạn đang kiểm tra về mức độ cân bằng tổng thể, quan sát dòng nước chảy khi bạn rót ra để xem tốc lực và phạm vi của dòng chảy. Nếu có thể, hãy nếm thử vị nước được rót ra đó. Nếu nước có vị mềm hậu hơn nguồn nước bên ngoài theo các tiêu chuẩn đánh giá như trong thảo luận về trà hảo hạng thì ấm đang thẩm định có thể xem là một cái ấm tốt. Tuy nhiên, đa phần các yếu tố liên quan đến hậu mềm tròn mịn của nước đều bắt nguồn từ nguồn nguyên liệu tạo thành.
CHẤT LƯỢNG KHOÁNG TỬ SA
Khoáng tử sa có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của một chiếc ấm. Khi chọn mua một chiếc ấm cổ, những người sành trà thường bỏ qua những sai sót về thiết kế và vấn đề thẩm mỹ, thậm chí có nhiều ấm bị nứt mẻ là vì họ mua chất đất của ấm vì những chiếc ấm cổ được làm từ nguồn khoáng tốt hơn rất nhiều. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của chất lượng khoáng tử sa trong ngành chế tạo ấm tử sa. Khoáng tử sa hơn tất cả các yếu tố khác, ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc và chất lượng của trà.
Có ba họ khoáng tử sa lớn: TỬ NÊ (đồ gốm tử sa có màu tím) - HỒNG NÊ (đồ gốm có màu hồng - đỏ) và ĐOẠN NÊ (đoàn nê là đồ gốm có màu vàng hoặc ngả xám xanh). Trong đó, Tử nê được dùng làm ấm trà từ nhiều thế kỷ trước, nó nổi tiếng đến mức làm cho thành phố Giang Tô trở thành thành phố Tử sa và Tử sa đã trở thành tên gọi chung cho tất cả các loại ấm trà được làm từ quặng khoáng khác nhau. Ưu điểm của khoáng tử nê so với hồng nê và đoạn nê là trà pha trong ấm tử sa có nước sáng và mịn hơn. Một ấm Đoàn nê tốt có thể thích hợp cho các loại Lục trà, Bạch trà và Hoàng trà. Ấm Hồng nê thường thích hợp cho các loại trà oloong được oxi hóa nhẹ do hàm lượng sắc trong hồng nê khá cao. Còn Tử nê lại phù hợp hầu hết với các loại trà hiện nay, là tri kỷ của trà.
Chính vì mức độ tri kỷ đó mà thời trước mà chỉ có tử nê mới được dùng làm nguyên liệu để chế tác các loại ấm. Vào thời nhà Minh (1368 - 1644), các loại ấm trà hầu hết đều có dung tích rất lớn nhưng khoáng hồng nê lại không phù hợp để làm những dòng ấm to như vậy vì đất sét sẽ bị biến dạng khi nung ở nhiệt độ cao. Do đó, chỉ có khoáng tử nê mới phù hợp để chế tác đa dạng các loại ấm bởi quặng hồng nê và đoạn đều thiếu một số khoáng hợp chất vốn có trong quặng tử nê.
Nhưng ở thời điểm hiện tại, đánh giá chất lượng khoáng là việc khó nhất trong chọn mua hoặc thẩm định ấm tử sa. Vào cuối những năm 90, các mỏ tử sa ở Giang Tô đều bị đóng cữa cho nên hầu hết các quặng khoáng để sản xuất đất sét tử sa đều được khai thác ở mỏ quặng ở núi Hoàng Long hoặc Thanh Long. Tất cả các nguồn mỏ khác đều bị cấm khai thác cho đến ngày nay và cửa vào được chốt bởi một tấm gỗ nguyên khối rất lớn. Do đó, quặng tử sa nguyên khoáng Giang Tô trở nên khan hiếm và đắt đỏ. Khi bạn đặt vấn đề về nguồn nguyên liệu với những người thợ lành nghề ở Giang Tô nhưng lại làm mất đi mối liên kết mật thiết giữa trà và ấm là bạn đang gặp rắc rối với những người yêu trà chân chính. Ở thời kinh tế thị trường, những người thợ ấm ngày càng đi sâu vào kỹ thuật để tạo ra những chiếc ấm độc đáo mới mẻ nhưng lại ít quan tâm đến công năng đặc trưng của ấm tử sa, họ bắt đầu tìm kiếm những nguồn khoáng thay thế từ các nơi khác ở Giang Tô, thậm chí là ở An Huy để chế tác những chiếc ấm phục vụ cho thị trường. Đối với họ, ấm tử sa là kỹ thuật tử sa hơn là chất lượng khoáng; theo đó, điều tạo nên một ấm tử sa là cách để chế tác sản phẩm, tương tự như kiểu dáng và hình dạng bên ngoài, miễn là ấm có màu sắc tương tự như ấm được làm từ quặng nguyên khoáng truyền thống, cho nên đa phần họ đều thêm oxit sắt vào nguyên liệu chế tác. Đây là vấn đề lớn đối với những người yêu trà và Trà nhân đang tìm kiếm một ấm nguyên khoáng để pha loại trà hảo hạng, là vấn đề cơ bản liên quan đến thành phần, thiết kế cũng như về kỹ thuật chế tác.
Hầu hết các loại ấm được bán trên thị trường hiện nay với tên gọi ấm tử sa đều không phải quặng tử sa Giang Tô thật sự, điều này chiếm đến hơn 90% số lượng ấm đang lưu hành. Nếu có cơ hội, bạn nên thử trải nghiệm một lần để biết nguyên nhân làm cho ấm tử sa nguyên khoáng nổi tiếng hơn năm thế kỷ, sau đó so sánh với trà được pha từ tử sa phối khoáng. Đây mới là danh tiếng của dòng ấm tử sa suốt hàng trăm năm qua, đưa tử sa lên vị thế đứng đầu, trở thành tri kỷ của trà. Dĩ nhiên, đối với những người mới bước chân vào địa hạt này, họ thường nghi vấn rằng liệu chúng ta có đang thổi phồng danh tiếng quá mức hay không. Họ thường dùng các ấm sứ hoặc các loại ấm bằng gốm khác, sau đó họ lại mua các loại ấm tử sa được rao bán trên thị trường hoặc mua trong những chuyến du lịch đến Trung quốc; và rồi họ thử vị trà trong đó và kết luận rằng trà không khác gì hay thậm chí còn không ngon bằng khi so sánh với những cái ấm được sử dụng trước kia. Điều này có thể đúng khi họ sử dụng những chiếc ấm với nguồn khoáng chất lượng rất kém. Nhưng với Tử sa chính hiệu là vậy! Nó đã được thẩm định suốt hàng trăm năm qua.
Hy vọng bài viết này làm nổi bật tầm quan trọng của việc tìm kiếm một cái ấm tử sa nguyên bản được khai thác trước khi các mỏ chính ở Giang Tô bị đóng cữa, hay chí ít là tìm được ấm từ nguồn khoáng đạt tiêu chuẩn cao vì chính điều này sẽ tạo nên sự khác biệt trong giây phút thưởng trà của bạn. Nói đến nguồn khoáng tử sa, ngoài tầm quan trọng của nguồn gốc xuất xứ và lựa chọn loại khoáng để phù hợp với các loại trà thì thời gian phong hóa (lên men đất sét) cũng là một yếu tố quan trọng. Nguyên liệu được phong hóa càng lâu càng già thì hậu hương càng thuần vị. Một số thợ làm ấm đã tìm hiểu nguyên nhân nhưng thực sự chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng. Điều này có vẻ vô lý vì tất cả các chất hữu cơ khi phong hóa đều bị phân hủy trong quá trình nung ấm ở nhiệt độ cao. Theo những người thợ làm ấm thì sét được phong hóa càng lâu thì việc chế tác thủ công càng dễ, điều này là đúng. Nhiều thợ ở Giang Tô đều khẳng định rằng đất sét càng già sẽ càng mịn và tinh. Độ già của sét giúp cho lòng bàn tay cảm giác tốt hơn, tạo ra sự kết nối dẫn đến chế tác đường nét tinh xảo. Điều bí ẩn này đến nay vẫn không có một câu trả lời chuẩn xác về việc tại sao những cái ấm tử sa lại giúp trà đánh thức tinh khoáng. Việc già hóa đất sét có ảnh hưởng đến trà đã được kiểm nghiệm ở các độ tuổi đất sét khác nhau, và độ trà thức ngộ càng cao với những ấm có nguyên liệu tuổi phong hóa càng lớn. Trên thực tế, một số khối đất sét từ thời Thanh (1644 - 1911) được đưa ra bán đấu giá vào cuối những năm 80 thế kỷ trước có giá trị rất cao được một nhà sưu tập ấm người Malaysia mua về để chế tác những chiếc ấm tử sa kí kiểu. Và những chiếc ấm này pha trà quả thật rất hoàn mỹ, được những người yêu trà đánh giá rất cao. Khối đất này bị lãng quên và được phát hiện hơn một trăm năm sau đó. Trong khi, với sự phong phú của khoáng và đất sét hiện này đã làm cho khối đất sét vừa được phong hóa năm trước trông giống như được phong hoá trong thời gian khá lâu nhưng thực chất nó khá là khác với đất sét được phong hóa trong quãng thời gian dài. Cũng chính vì vậy mà chất lượng trà trong hai loại phong hóa là hoàn toàn khác biệt. Rõ ràng rằng chúng ta thấy các bậc thầy thời trước thường lưu trữ nguồn sét của họ không phải vì nó quá nhiều mà là vì để tạo ra nguồn nguyên sét hoàn hảo nhất cho hương vị dịu dàng khi pha trà, khác xa với đại đa số ấm ‘chất lượng’ được bày bán hiện nay.
Những loại đất sét tử sa được xem là tốt nhất hiện nay là loại sét không bị pha trộn, được gọi là Thanh Thủy Nê. Loại sét này chỉ sử dụng một loại quặng từ một mạch khoáng, được lưu trữ để tạo thành loại đất sét nguyên bản cho ra chất lượng trà ngon hơn. Trong mỗi họ đất sét có rất nhiều loại quặng và các nghệ nhân thời xưa rất giỏi trong việc pha trộn các loại quặng, bên cạnh tạo ra nhiều màu sắc mới mẻ, nó còn mang lại nhiều tác dụng cho các loại trà khác nhau. Tuy nhiên, kỹ năng này đã bị thất truyền nên thành ra đất sét nguyên bản lại trở thành lựa chọn tốt nhất. (Điều này phù hợp với yếu tố đồng nhất bởi độ co ngót đồng đều, giúp nhiệt độ bên trong ấm được giữ lâu và đồng đều ở mọi hướng, đồng thời ấm thở được thoáng hơn)
Tử sa là một môn nghệ thuật tổng quát với kiến thức rộng và sâu sắc, được lưu truyền qua nhiều thế kỷ với truyền thống truyền thừa trực tiếp từ các bậc nghệ nhân xuống đệ tử của mình. Với kiến thức tổng quát rất rộng, kết hợp các mảng từ địa chất, khai khoáng, kỹ thuật phong hóa, đến làm ấm, nung, trang trí thiết kế, đánh giá, và còn nhiều mảng kiến thức liên quan như lịch sử văn hóa,… Quả thật rất chuyên sâu để một người có thể thông thạo hết trong một đời. Vì vậy, một chiếc ấm tử sa nói lên rất nhiều hàm ý so với bề nổi của nó. Nhưng tiếp phần theo sẽ chuyển chủ đề sang câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất. Loại ấm nào thích hợp với dòng trà nào và tại sao?
ẤM TƯƠNG THÍCH VỚI TRÀ
Khi đề cập đến việc sử dụng ấm cho từng loại trà, chúng ta nên đề cập đến một vấn đề hơi sai lầm mà đại đa số người mới bước vào trà Kungfu mắc phải, đó là ‘sử dụng một ấm cho một loại trà.’ Đặc điểm của ấm tử sa là không tráng men và bề mặt ấm có cấu trúc ‘khí khổng kép’. Nghĩa là các lỗ khí của ấm hấp thụ tinh dầu của lá trà, được trà gia vị theo thời gian nên ấm trở nên sáng bóng và đậm hương vị tinh túy của trà. Hay nói cách khác, sau một thời gian dài sử dụng, cùng trải qua năm tháng với hương trà, chiếc ấm có thể áo hương cho nước tinh khiết theo loại trà mà ta thường sử dụng, làm vị nước trong sáng và tròn hậu. Quá trình lên nước và hấp phụ này thật tuyệt diệu và là một trong những niềm vui rất lớn đối với những người yêu thích trà. Có nghĩa là bạn phải dành cho mỗi loại trà một ấm riêng biệt, nhưng điều này không cần thiết lắm mặc dù nhiều người cho rằng khi pha một loại trà thích hợp cho ấm, tắm tưới bên ngoài thường xuyên thì ấm trà sẽ sáng loáng.
Nếu chỉ có một ấm, chúng ta không nhất thiết dành riêng nó cho một loại trà, chúng ta cũng có thể sử dụng nó để pha tất cả các loại trà khác nhau. Nhưng khi sử dụng như vậy, ta cần chú ý đến hai nguyên tắc: một là không nên để lại lá trà bên trong ấm – dù chỉ là một mẩu. Ngay khi uống xong tuần trà, ta nên vệ sinh ấm sạch sẽ (nhưng nếu chỉ dùng ấm cho một loại trà, chúng ta có thể để bã trà trong ấm đến tuần trà tiếp theo, sẽ giúp ấm lưu hương trà). Nguyên tắc thứ hai là chúng ta không nên để ấm lưu hương, tốt nhất là khoảng sáu tháng nên cọ rửa ấm một lần – điều này còn tùy thuộc vào tần suất bạn dùng trà. Sau khi có nhiều ấm hơn, bạn vẫn nên pha mỗi loại trà trong từng ấm nhất định. Ví dụ khi có hai ấm, ta nên phân một ấm cho các loại trà nhạt như oloong oxi hóa nhẹ hoặc phổ sống non (ủ thời gian ngắn) và ấm còn lại cho cho các dòng trà đậm như oloong hoặc phổ chín được chế biến theo kiểu truyền thống.
Chúng ta không nên mua ấm quá nhiều vì có cái sẽ không được dùng đến mà chỉ nằm trên kệ mặc cho gió bụi phủ bám. Những cái ấm bám bụi đó có thể là báu vật đối với những người mới bước vào thế giới tử sa – họ sẽ sẵn sàng nâng niu, trân trọng, giữ gìn và sử dụng chúng hàng ngày. Một cái ấm hoàn mỹ là một chiếc ấm được thường xuyên sử dụng. Cũng giống như cây trà (kể cả sinh trưởng trong hoang dã), chúng sẽ không phát triển tốt nếu không có người đến chăm sóc, tỉa cành. Đối với ấm cũng vậy, nó sẽ không rực rỡ nếu không được người bạn đoái hoài đến và không được kết mối giao cảm với trà. Do đó, tối đa là năm cái ấm. Thực tế những người dùng trà thường có khoảng mười cái, năm cái còn lại để dự phòng khi lượng khách viếng thăm khá nhiều hoặc để dùng trong nhiều trường hợp khác.
Nếu bị phạm trong nguyên tắc ‘mười lăm ấm’, không những ta đang chi tiền cho những cái ấm có thể không được sử dụng đến mà ta còn dành mất cơ hội của những trà nhân khác đang tìm kiếm một cái ấm phù hợp với họ. Nhưng nếu công năng hoặc thẩm mỹ của ấm mới tốt hơn, ta có thể mang nó về nhà và đồng thời hãy tặng cái cũ cho những người thân thiết hoặc bán đi để chi trả cho ấm mới. Như thế, bộ sưu tập tử sa của chúng ta sẽ ngày càng hoàn thiện tinh tế hơn.
NGUYÊN TẮC MƯỜI LĂM ẤM - TRÀ KUNGFU
1. Phổ nhĩ sống non
2. Phổ nhĩ chín
3. Phổ nhĩ sống lâu năm
4. Trà đen Lục Bảo
5. Oloong già
6. Oloong oxi hóa nhẹ
7. Oloong được chế biến truyền thống
8. Nham trà Vũ Di
9. Hồng trà Kungfu
10. Trà màu nhạt: Trắng, Xanh lá, Vàng
Ngoài ra còn thêm:
11. Ấm dung tích vừa – lớn để pha loại trà nhạt
12. Ấm dung tích vừa – lớn để pha loại trà đậm
13. Ấm dung tích lớn để pha trà nhạt
14. Ấm dung tích lớn để pha trà đậm
15. Ấm dung tích lớn dùng làm tống
NHỮNG VẦN THƠ VỀ ẤM TỬ SA
What were the untold riches he spoke of?
Does the old rascal watch us now?
Perhaps escaping time
Offered the old codger
A glimpse of all the cups shared,
Friendships toasted,
And loves vowed true.
Maybe he watches us now,
From just past the fuzzy rim
Of an upturned pot,
Grinning ear to ear
With the satisfaction
Of the last few drops.
Giàu ngầm ông không nói
Hay kẻ nhìn tham van?
Lẽ rằng mặc thời gian
Thành ra bị lẩm cẩm
Cốc chỉ nhìn thoáng qua
Nâng ly mừng bạn cũ
Tiền duyên là có thật
Có lẽ nhắm vào ta
Qua khung vành mờ ảo
Của ấm dốc ngược thôi
Nụ cười liền dang mở
Lòng thỏa mãn lắm rồi
Trong vài giọt nhỉ cuối
Earth-polished gems
Bestowed upon the Queen of Trees
In an offering of love beyond time
A Tribute paid in
Clay and Leaf from the same source
Heaven, Earth and the Heart
Đồ gốm sáng như ngọc
Dành riêng nàng hậu trà
Nối truyền qua vạn kiếp
Đất sét quyện cùng lá
Một nguồn đính ước nên
Nối mạch quyện sánh bền
Nên mối duyên trời đất.
The spirit sought a home,
A body to hold the sacred waters:
An earthen home,
Made of the same elements
From which She grew,
To Shine in Her glory.
Just as She called to the shamans,
Long before there was a pot,
Offering to guide the human soul home,
So did She appear before these,
In the guise of an old immortal,
Offering untold riches in the hills,
Creating the way for the
Earthen sand to become
A teapot-shaped altar,
Beginning an unending stream of joy
That leads over the horizon
And back to this very cup.
Tinh túy tìm đến
Hình hài chứa nước linh
Một căn nhà đất mộc
Chung một nguồn thiêng minh
Trong dáng hình khôn lớn
Để rạng rỡ hào quang
Nàng triệu hồi tư tế
Để thành hình, rất lâu
Điển truyền hồn người linh
Chân thể nàng sớm nhất
Trong lớp vỏ trường tồn
Dâng trên đồi trù phú
Bày cho luyện đất tinh
Đất sét tạo nên hình
Ấm ngôi đền từ đấy
Bất tận một nguồn vui
Như bay tận chân trời
Mà nằm trong lòng cốc.
NÓI THÊM VỀ DÁNG ẤM PHÙ HỢP VỚI TRÀ
Lựa chọn ấm cho trà, ngoài chất đất, hình dáng của ấm cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Tuy nhiên đây lại là một chủ đề chuyên sâu, nên trong bài viết chỉ đề cập đôi nét giới thiệu. Ấm có rất nhiều kiểu dạng nhưng quan trọng hơn hết là chất khoáng và độ tinh khiết của nó là nhân tố ảnh hưởng đến trà nhiều nhất và là yếu tố đầu tiên khi lựa chọn ấm. Như đã đề cập ở trên, ấm có dáng bầu dục nở phần giữa thân sẽ phù hợp với hầu hết các loại trà, cho nên nếu định sử dụng một loại ấm để uống trà hoặc không chắc về hình dáng nào, ta nên chọn ấm có thân tròn bầu, nở hông.
Nhìn chung, phổ nhĩ sống non phù hợp trong ấm rộng với nắp phẳng. Với loại trà nén thành bánh hoặc khối, ta nên sử dụng ấm lớn để không gian nở của trà tối đa nhất. Không hạn chế hình dáng vòi vì phổ nhĩ là loại trà cần rót nước nhanh vì nếu ngâm thời gian dài, trà sẽ đắng chát hoặc sánh nước.
Trà oloong se tròn phù hợp với ấm hình cầu tròn đều vì lá cần không gian để nở bung trong những lần pha đầu tiên để lá không bị lăn vào trong vòi và tránh trường hợp các viên lá nở không đều. Ấm tròn đều giúp cho tất cả các viên lá cùng nở bung, tạo sự đồng điệu của cả hương lẫn khí. Vì vậy những cái ấm hình cầu, tròn đều trên dưới và lựa chọn tối ưu cho lá nở đều.
Ngược lại, trà oloong sợi – như loại trà Vũ Di (Wuyi Cliff) là thích hợp cho những ấm đế bằng, rộng và có miệng ấm lớn. Đây là loại lá to giòn nên cần miệng to để tiện hơn trong việc cho trà vào ấm mà không làm gãy lá. Dáng ấm rộng phẳng giúp lá nở đều và ít bị dịch chuyển.
Các loại hồng trà lại tương thích với dáng cao và thành ấm dày. Trà đỏ thường thời gian hãm lâu hơn nên dáng cao dày giúp bình giữ nhiệt tốt hơn, làm cho lá nổi bồng bềnh nên mặt nước tạo ra một loại trà men sáng và mịn ngọt.
Khi pha các loại trà nhẹ như bạch trà, lục trà hoặc hoàng trà thì nên sử dụng những chiếc ấm đoàn nê phẳng nhỏ. Trà nhẹ thiên về hương và được pha ở nhiệt độ thấp vừa cho nên giữ nhiệt hay độ sánh mịn của trà ít được quan tâm hơn. Một chiếc hồng nê mỏng, tinh xảo khoáng tốt cũng phù hợp với oloong nhẹ, dáng phù hợp phải là ấm dạng tròn cầu, rộng phẳng miệng lớn là phù hợp với Bao chủng trà.
Như dáng cự luân châu đề cập ở trên, sẽ phù hợp với hầu hết các loại trà vì ấm có dáng tròn, thành dày, vòi thẳng hướng lên sẽ kiểm soát tốt tốc lực và khoảng cách khi rót. Những chiếc ấm dạng này đôi khi là lựa chọn lý tưởng vì công năng, thẩm mỹ, mang lại nét mộc mạc hoài cổ.
Ngoài ra còn có ấm tư đình phù hợp với trà oloong, đặc biệt là loại được oxi hóa nhẹ, hoặc một cái thủy bình cầu cho các loại trà Vũ Di vì nó bằng phẳng và có miệng lớn.
ẤM TỬ SA CỔ
Có nhiều bài viết đề cập đến nguyên nhân người ta thường thích uống trà trong những chiếc ấm chén cổ. Đối với người mới uống trà, mối quan tâm của họ chỉ mối quan hệ giữa khoáng và trà, nhưng đa số những người thợ chế tạo ra những cái ấm họ mua thường không thiêng về uống trà. Điều này có nghĩa là nếu muốn mua đồ trà cổ, ta phải chi trả nhiều hơn giá trị thực nhưng lại không thể chọn hình dáng ấm hay chất khoáng và thường sẽ gặp hàng giả. Phải mất rất nhiều thời gian chúng ta mới phân biệt được hàng thật giả nhờ việc tận tay cảm nhận qua vô số ấm.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt trong những chiếc ấm cổ. Các nghệ nhân tử sa thời đó đã dành cả cuộc đời họ để tạo ra những chiếc ấm, họ đa phần đều có đời sống đơn giản và dành nhiều thời gian tập trung vào công việc chế tác, ít bị cuộc sống bên ngoài ảnh hưởng. Nghề ấm tử sa vẫn được duy trì, thế nhưng các thợ ấm thời nay lại không thể lãnh ngộ hết tinh túy truyền thống của nghệ thuật tử sa, điều nhận thấy rõ nhất là ở mối liên hệ mật thiết giữa trà và ấm hầu hết đã bị phá vỡ. Những nghệ nhân thời xưa có lối sống thanh cao và tận tâm suốt đời với tử sa, chính vì vậy từng cái ấm làm ra đều có nét độc đáo riêng biệt. Nhiều người đặt câu hỏi là chất lượng những cái ấm thời xưa có tốt như ấm hiện giờ hay chỉ những cái ấm cổ còn lưu lại mới là những cái chất lượng? Và liệu những ấm cổ đang trưng bày kia có phải là cái ấm tốt nhất thời đó hay không? Trên thực tế, những cái ấm tử sa tốt nhất do các nghệ nhân đỉnh cao làm ra thường có giá rất đắt và hầu như đều nằm trong bộ sưu tập của các nhà sưu tầm ấm tử sa. Hầu hết trà nhân đều thích ấm cổ và hầu hết đều thích những chiếc ấm được sử dụng hàng ngày – có ấm còn được sử dụng cho đến hôm nay, và thường là những dáng ấm mộc mạc, giản dị. Trà nhân cũng thích những món đồ gốm được ít người để ý vì nó thường là những sản phẩm có chút thiếu sót hoặc là vì nó bình thường, ít hấp dẫn người mua. Những chiếc ấm cổ đơn giản, thường có chút tì vết trên nắp, thân hoặc vòi vì được sử dụng hàng ngày, nó thường rẻ hơn những loại ấm cổ trưng bày nhưng lại pha ra trà ngon hơn. Ngoài ra, có một cái ấm được các trà nhân truyền lại là một vinh hạnh rất lớn, và hơn hết, trà khí trong những bảo vật này được hun đúc từ trà và nước, quyện xoắn vào nhau tạo nên sự bóng bẩy ẩn tàng. Một chiếc ấm được yêu thích sử dụng, được nâng niu chăm sóc qua thời gian, tự nó hào quang chính nó.
Ấm trà là nguyên tố đất trong trà giả kim. Tuy nhiên, trong quá trình nung, ấm hoàn toàn chuyển sang nguyên tốt hỏa – các nguyên tử của ấm chuyển động cọ xát trong nhiệt độ cao của lò nung. Do vậy, cái ấm càng lâu đời, càng có tuổi kể từ khi được sinh ra từ nung nóng bỏng thì nó càng được trở về với nguyên tố đất; càng được lắng đọng qua trà nước, nó lại càng quay về với nguyên bản ban đầu. Do được làm hoàn toàn từ thủ công nên cấu trúc tổng thể nó là tĩnh – gần giống với đặc tính của quặng trước khi khai thác. Đó là nguyên nhân tại sao thợ ấm không sử dụng bàn quay trong quá trình chế tác.
Lý do cuối cùng tại sao những chiếc ấm cổ lại tốt hơn nhiều so với những cái ấm hiện giờ, nguyên nhân chính là do quặng đất sét. Khi thợ ấm tiến sâu hơn vào nghệ thuật chế tác và lơi đi mối quan hệ giữa quặng (đất sét) với trà thì nghệ thuật tử sa đã bị mai một rất nhiều. Kể từ khi các mỏ khai thác chính ở Giang Tô đóng cữa thì kỹ năng chọn quặng và khai thác đã dứt đoạn. Ngoài ra, quá trình phong hóa và bí quyết chế tạo, tinh luyện đất sét qua hàng trăm năm cũng bị thất truyền, hoặc chỉ được lưu truyền trong gia tộc, không được phổ biến rộng rãi. Cuối cùng là kỹ thuật nung, những vị thầy trong việc chế tạo và đốt lò long diêu – còn gọi là lò rồng, đã không còn mấy khi những người thợ thủ công dần chuyển sang sử dụng khí đốt hoặc đốt điện để nung. Ngày nay người ta đã quay lại sử dụng lò long diêu nhưng kỹ thuật đốt lò còn hạn chế, hy vọng rằng kỹ năng này sẽ dần được cải thiện trong tương lai.
Với tất cả những lý do trên và còn nhiều nguyên do khác đã làm cho chiếc ấm cổ luôn tốt hơn những cái ấm thời hiện đại. Tuy nhiên, tất cả đều có ngoại lệ. Nếu quan tâm đến việc tìm một ấm tử sa cổ, ta nên cẩn thận và phải chấp nhận trả học phí nếu không có sự hướng dẫn của chuyên gia. Nhưng khi sở hữu được một chiếc ấm cổ đúng với tên gọi của nó, đây là một kho tàng cho niềm vui bất tận và là thành quả cho nỗ lực của mình.
Bên dưới cùng là vài chiếc ấm cổ giữa thời Thanh (1644 - 1911). Đất sét cổ là những quặng chuẩn được khai thác từ mỏ tốt. Vào thời đó, quặng rất nhiều và rẻ, vì vậy những người làm ấm có thể lựa chọn quặng từ những đường vân tinh khiết và tốt nhất. Sau đó, quặng được nghiền thủ công thành bột. Nếu không tin sản phẩm thủ công tạo nên sự khác biệt, hãy thử xay một số loại gia vị trong cối xay hoặc nghiền nhỏ bằng chày. Tất nhiên, những người làm ra những chiếc ấm này đều là những người yêu trà, thông thạo quá trong pha chế cho nên họ luôn hướng đến việc tạo ra những chiếc ấm tốt để có những giây phút tột đỉnh bên trà. Đây là yếu tốt then chốt để chế tác nên những cái ấm hoàn mỹ cũng như việc hàng ngàn thế kỷ trước, lửa đã quay về mang những mảnh quặng này cho đất.
TTĐĐ, 31/08/2021
Ẩn Hạc
(dịch từ bài viết của Wu De - Global Tea Hut)