Sự Khác Biệt Giữa Gỗ Mun Sừng Và Gỗ Mun Hoa

Cây Gỗ Mun là loại cây có thân gỗ màu đen có chất đặc và dễ chìm trong nước. Trung bình một cây Gỗ Mun có thể cao từ khoảng 10-20m và có đường kính lên đến 45cm, lớp vỏ của cây có màu nâu nhạt và bị nứt nẻ khá nhiều. Gỗ sinh trưởng khá chậm vì vậy có thể sống lâu năm, độ cứng của gỗ thuộc dạng tốt khi có thể sánh ngang với Gỗ Trắc, tuy nhiên gỗ lại hơi giòn tương tự như than đá. Gỗ Mun sinh trưởng rất nhiều ở khu vực phía Bắc Việt Nam như: Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hòa Bình,... Một số nơi ở Nam Trung Bộ từ Bình Thuận đến Khánh Hoà cũng có mặt loại cây này. Ngoài ra chúng còn xuất hiện rải rác ở Lào và Campuchia.

Mun Gỗ Mun cũng có nhiều loại khác nhau, trong số đó nổi bật nhất vẫn là Mun Sừng và Mun Hoa. Hai loại này có giá trị kinh tế lẫn chất lượng hoàn toàn đối lập nhau nhưng lại hay dễ bị nhầm lẫn. Vậy nên tôi xin chia sẻ với bạn cách để phân biệt Gỗ Mun Sừng và Gỗ Mun Hoa để tránh mua phải hàng kém chất lượng nhé!

Cách phân biệt Gỗ Mun Sừng và Gỗ Mun Hoa

Gỗ Mun Sừng

Một số chuyên gia đồ gỗ chia sẻ rằng Gỗ Mun Sừng khi được trồng trong những mảnh đất màu mỡ thì chất gỗ sẽ tệ hơn so với những đất nghèo. Lúc này gỗ sẽ có nhiều giác tiêu tâm nhiều, lõi gỗ nhỏ và vân cũng sẽ không được đẹp. Thực tế Gỗ Mun Sừng khi vừa được đốn hạ sẽ có màu xanh sẫm, trải qua một thời gian tiếp xúc với không khí mới đổi thành đen tuyền. Cũng vì lí do này mà các đường vân của gỗ cũng biến mất gần như hoàn toàn chỉ để lại một đoạn gỗ nhìn tương tự như than.

Gỗ Mun Hoa

Gỗ Mun Hoa so với Gỗ Mun Sừng thì đẹp hơn nhiều khi pha trộn giữa hai sắc vàng và đen, các vân gỗ hiện rõ vô cùng nổi bật như một điểm nhấn đặc biệt cho loại Gỗ Mun này. Mun Hoa có độ giòn, cứng và nặng, thuộc nhóm gỗ loại 1 của Việt Nam, thế nên đòi hỏi phải là những người thợ có tay nghề cao và thận trọng thì mới có thể tạo ra được những sản phẩm hoàn mỹ nhất.

Những loại đồ nội thất và thủ công mỹ nghệ từ Gỗ Mun Hoa luôn có giá thành cao vì chất lượng lẫn tính thẩm mỹ đều cao, mang lại một không gian sang trọng cho nơi bày trí chúng. Tuy nhiên hiện nay Gỗ Mun Hoa gần như đã tuyệt chủng tại Việt Nam, những sản phẩm trên thị trường đa phần đều có tuổi đời lâu năm hoặc chắp ghép từ những gỗ vụn.


Những loại Gỗ Mun khác

Bên cạnh hai loại trên gia đình nhà Gỗ Mun vẫn còn một loại khác là Gỗ Mun Sọc và Gỗ Mun Đuôi Công. Nếu so về giá thành thì Mun Sọc sẽ rẻ hơn Mun Sừng nhưng lại có đường vân sọc sắc và đẹp nhất trong số tất cả những loại Gỗ Mun, chất gỗ nặng, có độ bền tốt nên rất được ưa chuộng. Cùng với Gỗ Mun Hoa, Gỗ Mun Sọc cũng là nhóm gỗ cần được bảo tồn do bị khai thác quá nhiều. Trong khi đó thì Gỗ Mun Đuôi Công lại sinh trưởng khá nhiều và thường được dùng làm vật liệu xây dựng cho các công trình lớn. Ngoài đường vân gỗ có hình đuôi công khá lạ mắt ra thì dòng Gỗ Mun này không được đánh giá cao vì gỗ xốp, mềm, dễ nứt nẻ lại có nhiều mùn khi sản xuất.

Phân biệt Gỗ Mun thật và giả

Gỗ Mun có một số đặc điểm có thể dùng để phân biệt hàng thật và giả. Nhờ vào các đường vân và màu sắc đặc trưng nên rất khó có thể làm giả được Gỗ Mun, những loại hàng “fake” không thể đạt được độ bóng và tự nhiên như Gỗ Mun thật. Đối với Mun Sừng sau một thời gian sử dụng đường vân sẽ càng bị mờ dần. Ngoài ra nếu có thể trực tiếp sờ vào gỗ, bạn sẽ cảm nhận độ giòn cứng, nặng và chắc chắn của gỗ mà các loại gỗ giả không thể có được.

Gỗ Mun khi được chế tạo thành phẩm sẽ có tính thẩm mỹ rất cao, thế nên không ít những cơ sở kém chất lượng đã vịn vào việc khách hàng không thật sự am hiểu về Gỗ Mun mà chế tạo ra hàng giả nhằm chuộc lợi. Trên thực tế Gỗ Mun không khó phân biệt vì các đường vân của chúng đều có những đặc điểm riêng. Để có thể tìm mua được sản phẩm tốt nhất, tôi khuyên bạn nên tìm những cơ sở thật sự uy tín để có được trải nghiệm tốt nhất nhé!

Uống Trà Thôi
(Sưu tầm)
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết