Dốc hết trái tim là hồi ký của CEO Howard Schultz
Dốc hết trái tim và câu chuyện bén duyên cùng Starbucks của Howard Schultz
Team Uống Trà Thôi giới thiệu
Dốc hết trái tim là hồi ký của CEO Howard Schultz về hành trình đưa Starbucks trở thành một gã khổng lồ, một thương hiệu toàn cầu tiếng tăm mà không ai không biết.
Thực ra thì Dốc hết trái tim không đơn thuần chỉ là một cuốn hồi ký. Nhưng cũng tương tự như những bài học về thành công khác mà các doanh nhân thành đạt thường hay kể lại, cuộc sống bần hàn cơ cực thuở nghèo đói đã xây dựng nên một CEO Starbucks bản lĩnh như ngày hôm nay. Và dĩ nhiên là trong cuốn sách này, tác giả tỉ mỉ kể lại hết những đắng cay ngọt ngào mà ông đã từng chiêm nghiệm.
Nghèo đói, kiếm tiền và…mất phương hướng
Howard không ngần ngại kể lại về quãng thời gian có thể xem là khốn khó nhất của ông, giai đoạn sau khi tốt nghiệp, đánh dấu một bước trưởng thành của một con người.
Tác giả cũng thổ lộ rất chân thật “sau khi tốt nghiệp năm 1975, gần như tôi không biết tiếp theo mình phải làm gì, như nhiều sinh viên trẻ khác”. Nghe thật giống với các sinh viên thời nay, ra trường và vô vàn bỡ ngỡ, rồi thất nghiệp, khủng hoảng…Tự dưng lại nhớ đến những diễn giả tung hô về sự thành đạt, nào là “tôi đã vạch kế hoạch để kiếm đủ triệu đô năm 26 tuổi ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường…” rồi “tôi sẽ thành đạt và thịnh vượng trước tuổi 30…” và đối chiếu với trường hợp của Howard, thấy thật mỉa mai, mắc cười.
Gia đình ông khốn khó, một động lực lớn để làm giàu, và dĩ nhiên đó là lý do để chỉ mới 28 tuổi ông đã có một người yêu xinh đẹp cùng một công việc với mức lương đáng mơ ước đủ khiến cho bao kẻ phải ngưỡng mộ. Có thể với những người khác, như vậy là đủ để tạm hài lòng, nhưng với riêng Howard, anh chàng trẻ tuổi này lại không cảm thấy như thế. Anh vẫn cảm giác “thiếu một cái gì đó không thể gọi tên”. Và rồi vào thời điểm ấy, một cửa hàng nhỏ lẻ rang xay cafe xuất hiện, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của ông.
Từ một kẻ mất phương hướng ngay khi tốt nghiệp, ông lao vào kiếm tiền với vai trò một nhân viên kinh doanh xuất sắc, kế đến là một giám đốc bán hàng khu vực tài giỏi. Nhưng chừng đó vẫn khiến ông mô tả mình vẫn là một kẻ “mất phương hướng với cuộc đời”. Dường như đôi lúc tiền không phải là tất cả. Với Howard thì thành công như vậy thực sự không có ý nghĩa gì.
“Cho đến lúc tìm ra Starbucks tôi mới biết được cảm giác khi công việc thực sự chiếm trọn cả trái tim và tâm trí ta là như thế nào”
Có lẽ những lời văn xúc động và truyền cảm hứng cho những nhà khởi nghiệp trẻ nhất chính là giai đoạn lúc tác giả còn nghèo khó và lúc bước vào hành trình gian nan không biết ngày mai cùng Starbucks. Làm sao một cửa hàng nhỏ bé ít người biết đến trên một khu phố không mấy nổi tiếng lại có thể trở thành một gã khổng lồ trong tương lai.
Đến với cafe cùng con tim chân thành nhất, có lẽ đó là trọn vẹn tâm ý mà Howard muốn gửi gắm. Tình yêu và sự thành đạt chỉ có được khi ta biết cho đi, một cách không toan tính nhất. Gia đình ông sửng sốt khi ông bỏ một công việc tuyệt vời (họ cho là vậy) để đi theo tiếng gọi nơi hoang dã.
Với nhiều người cafe chỉ đơn giản là một đồ uống, không hơn không kém. Với Howard, nó là niềm say mê, là một nền văn hóa mê đắm cần được khám phá và giới thiệu cho toàn cầu.
Cửa hàng Starbucks khai trương, rất nhiều hương vị và sự khác lạ. Trên hết vẫn là chất lượng. Thứ chất lượng mà mãi nhiều năm sau này, Howard Schultz vẫn tự hào tuyên bố trong cuốn sách của mình :”Chúng tôi có thể sáng tạo, chúng tôi có thể tái phát minh gần như mọi khía cạnh của kinh doanh ngoại trừ một điều duy nhất: Starbucks sẽ luôn mang lại cho khách hàng loại cà phê nguyên hạt rang đậm màu với chất lượng cao nhất. Đó là di sản của chúng tôi.”
Và hình như lúc khởi đầu, bao giờ người ta cũng khăng khăng như thế.
Thành công, sự chia ly của nhiều công thần và những bài học xương máu trong kinh doanh
Có lẽ điều hay nhất của cuốn sách này là những câu chuyện. Câu chuyện về nghèo khó của tuổi thơ và ý chí thay đổi cuộc sống. Và giờ là câu chuyện về bài học đầu tư.
Thành công của Starbucks bắt đầu vang dội cũng là lúc được các nhà đầu tư tìm đến.
Điều đáng nói là hồi mới khởi đầu khi ông gõ cửa từng nhà đầu tư, rất nhiều người từ chối. Những kẻ cả nể mà đồng ý đều được ông khắc cốt ghi tâm. “Họ đầu tư không phải vì nhìn thấy tiềm năng từ Starbucks, mà vì họ tin ở Howard”. Chính vì niềm tin ấy, sau này những nhà đầu tư vàng vào thời điểm ấy đã kiếm được một khoản kếch sù. Cho đi sẽ nhận lại nhiều hơn là thế.
Còn khi đã có tiếng vang trên thị trường, thì ngược lại một cách buồn cười với những điều kể trên, bây giờ việc xua đuổi nhà đầu tư lại là bài toán khó. Một số gã khổng lồ thậm chí còn có ý định táo tợn hơn, nuốt chửng Starbucks.
Câu chuyện đáng nhớ tiếp theo có lẽ là khi Howard phải giành giật Starbucks về với mình. Ngay từ lúc khởi đầu, ông đã không còn được quyền quản trị, vì thực ra thương hiệu này đã được khai sinh trước đó. Đến lúc nó bắt đầu phát triển, sự nhòm ngó của các nhà đầu tư muốn nuốt trọn miếng mồi béo bở này không ít lần đã làm cho Howard, kẻ đam mê thực sự với việc gây dựng thương hiệu cafe, phải toát mồ hôi vì lo lắng. Chuyện giành quyền sở hữu không còn mới lạ gì trong giới kinh doanh. Nhưng với Starbucks, cứ tưởng tượng nếu ngày đó Howard Schultz không thành công với sự trở lại trên cương vị CEO của mình, chắc giờ đây sẽ có một tác giả khác viết cuốn sách kể về câu chuyện đầu tư thành công bằng việc hô biến từ một cửa hàng cafe nhỏ con trở thành một gã khổng lồ có doanh thu hàng triệu đô la.
Kế đến là câu chuyện về sự chia ly của nhiều công thần. Không cần quá nhắc nhiều đến vấn đề này. Ngay cả CEO đương nhiệm của Starbucks cũng khởi đầu một cách khá tế nhị. Những lời lẽ bộc bạch ông viết trong sách về việc giữ chân nhân tài, thật sự là bài học rất đáng cho những doanh nhân trẻ đang tìm cách phát triển đội ngũ nhân sự cho doanh nghiệp của mình.
Viết về con đường thành công của Starbucks, Howard dành 2/3 cuốn sách để kể về quá trình ông tái định vị thương hiệu. Có rất nhiều bài học được kể ra, nhưng không áp dụng được cho bất kỳ trường hợp nào. Như ông khẳng định, nó đúng và chỉ đúng cho một mình Starbucks mà thôi.
Về những bài học kinh doanh, hiếm có doanh nhân nào kiệm lời như Howard. Kiệm lời ở đây là những chân lý. Chúng ta ai cũng nghe đến những câu nói để đời của các doanh nhân thành đạt. Với Jack Ma, Steven Job, với Bill Gates…Nhiều người nghe những câu nói này, và mỉm cười “người thành công họ nói gì mà chẳng đúng”. Chính xác. Khi thành công, điều gì rồi cũng thành chân lý cả.
Howard có thể hơi khác biệt với những ông lớn “chân lý” ấy. Tác giả viết cuốn sách này khi Starbucks đã gặt hái được những thành công bước đầu. Ngay thời điểm hiện tại, khi thương hiêu Starbucks đã nổi tiếng toàn cầu, vẫn chưa thấy một chân lý kinh điển nào được ông đưa ra. Thứ duy nhất kết nối Howard và bạn đọc vẫn chỉ là những cuốn sách.
Vậy nên để hiểu và ngẫm được những chân lý mà ông đúc kết, hãy trải nghiệm cuốn sách tâm huyết này của ông, ngấu nghiến, nghiền ngẫm nó và rồi bạn trẻ biết đâu sẽ may mắn tìm ra được thứ mà mình cần. Giống như Howard đã nói “may mắn là cái còn lại cuối cùng của nỗ lực”.
Team Uống Trà Thôi giới thiệu
Link sách nói: https://www.youtube.com/watch?v=I-94Ynz4n6Q
Link đọc sách online: https://online.fliphtml5.com/ukxdq/vmug/
Mua sách ủng hộ tác giả tại: https://shope.ee/3Ak4KIJqwi
Team Uống Trà Thôi giới thiệu
Dốc hết trái tim là hồi ký của CEO Howard Schultz về hành trình đưa Starbucks trở thành một gã khổng lồ, một thương hiệu toàn cầu tiếng tăm mà không ai không biết.
Thực ra thì Dốc hết trái tim không đơn thuần chỉ là một cuốn hồi ký. Nhưng cũng tương tự như những bài học về thành công khác mà các doanh nhân thành đạt thường hay kể lại, cuộc sống bần hàn cơ cực thuở nghèo đói đã xây dựng nên một CEO Starbucks bản lĩnh như ngày hôm nay. Và dĩ nhiên là trong cuốn sách này, tác giả tỉ mỉ kể lại hết những đắng cay ngọt ngào mà ông đã từng chiêm nghiệm.
Nghèo đói, kiếm tiền và…mất phương hướng
Howard không ngần ngại kể lại về quãng thời gian có thể xem là khốn khó nhất của ông, giai đoạn sau khi tốt nghiệp, đánh dấu một bước trưởng thành của một con người.
Tác giả cũng thổ lộ rất chân thật “sau khi tốt nghiệp năm 1975, gần như tôi không biết tiếp theo mình phải làm gì, như nhiều sinh viên trẻ khác”. Nghe thật giống với các sinh viên thời nay, ra trường và vô vàn bỡ ngỡ, rồi thất nghiệp, khủng hoảng…Tự dưng lại nhớ đến những diễn giả tung hô về sự thành đạt, nào là “tôi đã vạch kế hoạch để kiếm đủ triệu đô năm 26 tuổi ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường…” rồi “tôi sẽ thành đạt và thịnh vượng trước tuổi 30…” và đối chiếu với trường hợp của Howard, thấy thật mỉa mai, mắc cười.
Gia đình ông khốn khó, một động lực lớn để làm giàu, và dĩ nhiên đó là lý do để chỉ mới 28 tuổi ông đã có một người yêu xinh đẹp cùng một công việc với mức lương đáng mơ ước đủ khiến cho bao kẻ phải ngưỡng mộ. Có thể với những người khác, như vậy là đủ để tạm hài lòng, nhưng với riêng Howard, anh chàng trẻ tuổi này lại không cảm thấy như thế. Anh vẫn cảm giác “thiếu một cái gì đó không thể gọi tên”. Và rồi vào thời điểm ấy, một cửa hàng nhỏ lẻ rang xay cafe xuất hiện, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của ông.
Từ một kẻ mất phương hướng ngay khi tốt nghiệp, ông lao vào kiếm tiền với vai trò một nhân viên kinh doanh xuất sắc, kế đến là một giám đốc bán hàng khu vực tài giỏi. Nhưng chừng đó vẫn khiến ông mô tả mình vẫn là một kẻ “mất phương hướng với cuộc đời”. Dường như đôi lúc tiền không phải là tất cả. Với Howard thì thành công như vậy thực sự không có ý nghĩa gì.
“Cho đến lúc tìm ra Starbucks tôi mới biết được cảm giác khi công việc thực sự chiếm trọn cả trái tim và tâm trí ta là như thế nào”
Có lẽ những lời văn xúc động và truyền cảm hứng cho những nhà khởi nghiệp trẻ nhất chính là giai đoạn lúc tác giả còn nghèo khó và lúc bước vào hành trình gian nan không biết ngày mai cùng Starbucks. Làm sao một cửa hàng nhỏ bé ít người biết đến trên một khu phố không mấy nổi tiếng lại có thể trở thành một gã khổng lồ trong tương lai.
Đến với cafe cùng con tim chân thành nhất, có lẽ đó là trọn vẹn tâm ý mà Howard muốn gửi gắm. Tình yêu và sự thành đạt chỉ có được khi ta biết cho đi, một cách không toan tính nhất. Gia đình ông sửng sốt khi ông bỏ một công việc tuyệt vời (họ cho là vậy) để đi theo tiếng gọi nơi hoang dã.
Với nhiều người cafe chỉ đơn giản là một đồ uống, không hơn không kém. Với Howard, nó là niềm say mê, là một nền văn hóa mê đắm cần được khám phá và giới thiệu cho toàn cầu.
Cửa hàng Starbucks khai trương, rất nhiều hương vị và sự khác lạ. Trên hết vẫn là chất lượng. Thứ chất lượng mà mãi nhiều năm sau này, Howard Schultz vẫn tự hào tuyên bố trong cuốn sách của mình :”Chúng tôi có thể sáng tạo, chúng tôi có thể tái phát minh gần như mọi khía cạnh của kinh doanh ngoại trừ một điều duy nhất: Starbucks sẽ luôn mang lại cho khách hàng loại cà phê nguyên hạt rang đậm màu với chất lượng cao nhất. Đó là di sản của chúng tôi.”
Và hình như lúc khởi đầu, bao giờ người ta cũng khăng khăng như thế.
Thành công, sự chia ly của nhiều công thần và những bài học xương máu trong kinh doanh
Có lẽ điều hay nhất của cuốn sách này là những câu chuyện. Câu chuyện về nghèo khó của tuổi thơ và ý chí thay đổi cuộc sống. Và giờ là câu chuyện về bài học đầu tư.
Thành công của Starbucks bắt đầu vang dội cũng là lúc được các nhà đầu tư tìm đến.
Điều đáng nói là hồi mới khởi đầu khi ông gõ cửa từng nhà đầu tư, rất nhiều người từ chối. Những kẻ cả nể mà đồng ý đều được ông khắc cốt ghi tâm. “Họ đầu tư không phải vì nhìn thấy tiềm năng từ Starbucks, mà vì họ tin ở Howard”. Chính vì niềm tin ấy, sau này những nhà đầu tư vàng vào thời điểm ấy đã kiếm được một khoản kếch sù. Cho đi sẽ nhận lại nhiều hơn là thế.
Còn khi đã có tiếng vang trên thị trường, thì ngược lại một cách buồn cười với những điều kể trên, bây giờ việc xua đuổi nhà đầu tư lại là bài toán khó. Một số gã khổng lồ thậm chí còn có ý định táo tợn hơn, nuốt chửng Starbucks.
Câu chuyện đáng nhớ tiếp theo có lẽ là khi Howard phải giành giật Starbucks về với mình. Ngay từ lúc khởi đầu, ông đã không còn được quyền quản trị, vì thực ra thương hiệu này đã được khai sinh trước đó. Đến lúc nó bắt đầu phát triển, sự nhòm ngó của các nhà đầu tư muốn nuốt trọn miếng mồi béo bở này không ít lần đã làm cho Howard, kẻ đam mê thực sự với việc gây dựng thương hiệu cafe, phải toát mồ hôi vì lo lắng. Chuyện giành quyền sở hữu không còn mới lạ gì trong giới kinh doanh. Nhưng với Starbucks, cứ tưởng tượng nếu ngày đó Howard Schultz không thành công với sự trở lại trên cương vị CEO của mình, chắc giờ đây sẽ có một tác giả khác viết cuốn sách kể về câu chuyện đầu tư thành công bằng việc hô biến từ một cửa hàng cafe nhỏ con trở thành một gã khổng lồ có doanh thu hàng triệu đô la.
Kế đến là câu chuyện về sự chia ly của nhiều công thần. Không cần quá nhắc nhiều đến vấn đề này. Ngay cả CEO đương nhiệm của Starbucks cũng khởi đầu một cách khá tế nhị. Những lời lẽ bộc bạch ông viết trong sách về việc giữ chân nhân tài, thật sự là bài học rất đáng cho những doanh nhân trẻ đang tìm cách phát triển đội ngũ nhân sự cho doanh nghiệp của mình.
Viết về con đường thành công của Starbucks, Howard dành 2/3 cuốn sách để kể về quá trình ông tái định vị thương hiệu. Có rất nhiều bài học được kể ra, nhưng không áp dụng được cho bất kỳ trường hợp nào. Như ông khẳng định, nó đúng và chỉ đúng cho một mình Starbucks mà thôi.
Về những bài học kinh doanh, hiếm có doanh nhân nào kiệm lời như Howard. Kiệm lời ở đây là những chân lý. Chúng ta ai cũng nghe đến những câu nói để đời của các doanh nhân thành đạt. Với Jack Ma, Steven Job, với Bill Gates…Nhiều người nghe những câu nói này, và mỉm cười “người thành công họ nói gì mà chẳng đúng”. Chính xác. Khi thành công, điều gì rồi cũng thành chân lý cả.
Howard có thể hơi khác biệt với những ông lớn “chân lý” ấy. Tác giả viết cuốn sách này khi Starbucks đã gặt hái được những thành công bước đầu. Ngay thời điểm hiện tại, khi thương hiêu Starbucks đã nổi tiếng toàn cầu, vẫn chưa thấy một chân lý kinh điển nào được ông đưa ra. Thứ duy nhất kết nối Howard và bạn đọc vẫn chỉ là những cuốn sách.
Vậy nên để hiểu và ngẫm được những chân lý mà ông đúc kết, hãy trải nghiệm cuốn sách tâm huyết này của ông, ngấu nghiến, nghiền ngẫm nó và rồi bạn trẻ biết đâu sẽ may mắn tìm ra được thứ mà mình cần. Giống như Howard đã nói “may mắn là cái còn lại cuối cùng của nỗ lực”.
Team Uống Trà Thôi giới thiệu
Link sách nói: https://www.youtube.com/watch?v=I-94Ynz4n6Q
Link đọc sách online: https://online.fliphtml5.com/ukxdq/vmug/
Mua sách ủng hộ tác giả tại: https://shope.ee/3Ak4KIJqwi