TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA INAMORI KAZUO
Câu chuyện mang tên Inamori Kazuo
Từ khi còn trẻ, tôi đã có tư duy mang tính triết học về con người, về giới kinh doanh. Ngoài sách chuyên ngành, những cuốn sách gối đầu giường của tôi chủ yếu là về Phật giáo và Triết học. Tôi thường xếp chúng ở trên giường và mở ra nghiền ngẫm trước khi đi ngủ. Rồi cuộc đời sẽ đi về đâu? Sinh vật gọi là loài người phải có cách sống như thế nào? Tôi luôn trăn trở về những vấn đề mang tính triết học như vậy ngay từ nhỏ.
Inamori Kazuo Nếu sinh ra muộn hơn 20 năm thì có lẽ tuổi trẻ của tôi sẽ được sống trong một xã hội ổn định hơn, nền kinh tế cũng có những bước phát triển vững chắc nhất định. Thế nhưng, trong suốt quá trình trưởng thành, tôi đã tự tìm kiếm cho mình những chân lý mang tính triết học, tự xây dựng nên nhân sinh quan, giá trị quan, và tôi muốn nhân viên của mình làm việc với những tư tưởng mang tính triết học đó. Cũng có lúc tôi than vãn: “Sao mình phải tự làm khổ mình thế này?”, nhưng đến nay, khi ngẫm lại, tôi muốn cảm ơn cuộc đời đã mang lại cho mình những nghịch cảnh tuyệt vời đến vậy.
Nếu gặp phải khó khăn, đừng chạy trốn, hãy đón nhận bằng cách đối mặt trực diện với nó, và đó chính là hạt giống giúp bạn trưởng thành. Tùy theo cách bạn tiếp nhận khó khăn, kết quả bạn nhận được có thể là tích cực hay tiêu cực. Nếu những doanh nhân bị ảnh hưởng bởi những thông tin bên ngoài rằng nền kinh tế đang có chuyển biến xấu và nghĩ “môi trường kinh tế không tốt”, thì chính họ là nguyên nhân khiến việc kinh doanh của công ty trì trệ.
Điều hành một công ty giống như lái chiếc xe đạp gắn cánh quạt và có thể bay lượn trên bầu trời. Nếu không thể lái tốt, xe có thể vì trọng lực mà rơi xuống giữa chừng. Môi trường xấu giống như bàn tay vô hình đẩy chiếc xe đạp đang bay rơi xuống đất. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những chiếc xe đạp vẫn còn mờ mịt về con đường sẽ đi, chỉ bay là là trên mặt đất một chút; bay cao hơn là doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn. Nếu những doanh nghiệp nhỏ và vừa nghĩ rằng “Ở chỗ này thôi cũng được rồi”, họ sẽ giậm chân tại đó.
Nếu muốn kế hoạch mới của mình mang lại thành quả nhất định, hãy cố gắng hết sức có thể, đừng để bóng ma nản chí vây quanh, cản đường bạn tiến về phía trước. Nếu không làm được như vậy, bất kỳ việc gì, dù có thể thực hiện được chăng nữa, cũng đều là không tưởng. Khi tiếp quản Japan Airlines (JAL), tôi cũng nhắc lại điều này. Tôi muốn nhân viên của mình, cũng như chính bản thân tôi, hiểu rằng nếu muốn tái sinh Hãng thì phải quyết tâm làm, phải làm bất cứ điều gì.
Không phải người đứng đầu hay doanh nhân nào của doanh nghiệp lớn cũng có ý chí đó. Họ đổ lỗi vì nền kinh tế suy thoái, vì công ty của họ không có một kỹ thuật nào đó. Quả thực, quãng thời gian mờ mịt của Nhật Bản xuất phát từ những người lãnh đạo dẫn dắt công ty, nhân viên mình bước đi trên thương trường nhưng lại thiếu ý chí mạnh mẽ.
Nếu gặp phải khó khăn, đừng chạy trốn, hãy đón nhận bằng cách đối mặt trực diện với nó, và đó chính là hạt giống giúp bạn trưởng thành.
Mục đích ban đầu khiến tôi thành lập Công ty Ceramic Kyoto là muốn công bố kỹ thuật của Inamori Kazuo cho thế giới. Tuy nhiên vài năm sau, khi đã có vài chục nhân viên, họ đã bộc bạch nỗi bất mãn: “Công ty thì mới thành lập, đến phòng ăn cũng không có, liệu công ty như thế thì có tương lai tốt đẹp không?”. Khi đó, tôi bừng tỉnh ngộ. “Giới thiệu kỹ thuật của Inamori cho toàn thế giới” không phải là mục đích, nó là thứ có được sau khi nhân viên của tôi cảm thấy hạnh phúc. Với suy nghĩ như vậy, dù công ty đã kinh doanh được tới năm thứ ba, tôi vẫn quyết định thay đổi phương châm kinh doanh thành “Vì một tương lai hạnh phúc cả về vật chất lẫn tinh thần cho toàn thể nhân viên”.
Ngay cả khi quyết định vực dậy hãng Hàng không Nhật Bản, tôi cũng đã theo đuổi phương châm này.
Nói một cách thẳng thắn nhất, doanh nhân là người mang sứ mệnh bảo vệ, gầy dựng công ty lớn mạnh để mang lại hạnh phúc cho nhân viên mình. Có lẽ, không có cách nói nào đúng đắn hơn thế.
Tôi cho rằng, lý tưởng nhất, đúng đắn nhất là khi có thể dựa trên công lý để vận hành công ty. Tuy nhiên, đáng tiếc là nhiều doanh nhân khi thành lập công ty lại bắt đầu bằng tham vọng và để tham vọng chi phối. Nhưng dù động cơ là gì đi nữa, điểm chung vẫn là phải trả giá bằng cách cố gắng hết sức, hy sinh bản thân. Tôi thường khích lệ học trò: “Khi em nghĩ rằng mình không thể cố gắng hơn nữa, đó mới là lúc công việc bắt đầu”. Bản thân tôi – người từ mình đứng ra thành lập công ty vào những năm 30 tuổi, 40 tuổi, đã không ít lần than vãn. Nhưng khi bước sang tuổi 50, tôi đã không còn than vãn nữa.
Khi đó, Kyocera đã có những bước tiến nhất định trên thị trường, tôi đã lập Quỹ Inamori và mở các khóa học Morikazu. Tôi đã kiêm nhiệm 3 vị trí: Tổng giám đốc Kyocera, Chủ tịch Quỹ Inamori và tham gia giảng dạy các khóa học. Đối với tôi, cả ba công việc đều là nhiệm vụ phải thực hiện vì xã hội, vì con người chứ không phải vì tham vọng. Công lý đã thúc đẩy tôi, khi ấy ở tuổi 50 với bừng bừng nhiệt huyết.
Chuẩn bị bước vào tuổi 80, tôi được thỉnh cầu hãy tái sinh JAL. Ở tuổi đó, tôi không thể dành nhiều thời gian cho công việc như trước. Thậm chí tôi còn không thể đi làm toàn thời gian được mà chỉ làm việc 3 ngày/tuần. Và thế là tôi nhận việc theo kiểu tuyển dụng tạm thời, không cần trả lương và nhận chức Chủ tịch JAL. Tôi cảm nhận đây chính là việc làm giúp ích cho đất nước và người dân Nhật Bản nên sẽ quyết tâm cố gắng hết mình.
Tại Nhật, sau khi trở thành doanh nhân của doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nhân hoàn toàn không có cơ hội được học về kinh doanh mà buộc phải đến những trường đào tạo cấp quản lý. Khắp Nhật Bản lúc đó hầu như không có trường đào tạo cấp quản lý về bản chất của kinh doanh, do đó tôi đã thành lập lớp học Morikazu với 8.000 người đang theo học...
Từ khi còn trẻ, tôi đã có tư duy mang tính triết học về con người, về giới kinh doanh. Ngoài sách chuyên ngành, những cuốn sách gối đầu giường của tôi chủ yếu là về Phật giáo và Triết học. Tôi thường xếp chúng ở trên giường và mở ra nghiền ngẫm trước khi đi ngủ. Rồi cuộc đời sẽ đi về đâu? Sinh vật gọi là loài người phải có cách sống như thế nào? Tôi luôn trăn trở về những vấn đề mang tính triết học như vậy ngay từ nhỏ.
Inamori Kazuo Nếu sinh ra muộn hơn 20 năm thì có lẽ tuổi trẻ của tôi sẽ được sống trong một xã hội ổn định hơn, nền kinh tế cũng có những bước phát triển vững chắc nhất định. Thế nhưng, trong suốt quá trình trưởng thành, tôi đã tự tìm kiếm cho mình những chân lý mang tính triết học, tự xây dựng nên nhân sinh quan, giá trị quan, và tôi muốn nhân viên của mình làm việc với những tư tưởng mang tính triết học đó. Cũng có lúc tôi than vãn: “Sao mình phải tự làm khổ mình thế này?”, nhưng đến nay, khi ngẫm lại, tôi muốn cảm ơn cuộc đời đã mang lại cho mình những nghịch cảnh tuyệt vời đến vậy.
Nếu gặp phải khó khăn, đừng chạy trốn, hãy đón nhận bằng cách đối mặt trực diện với nó, và đó chính là hạt giống giúp bạn trưởng thành. Tùy theo cách bạn tiếp nhận khó khăn, kết quả bạn nhận được có thể là tích cực hay tiêu cực. Nếu những doanh nhân bị ảnh hưởng bởi những thông tin bên ngoài rằng nền kinh tế đang có chuyển biến xấu và nghĩ “môi trường kinh tế không tốt”, thì chính họ là nguyên nhân khiến việc kinh doanh của công ty trì trệ.
Điều hành một công ty giống như lái chiếc xe đạp gắn cánh quạt và có thể bay lượn trên bầu trời. Nếu không thể lái tốt, xe có thể vì trọng lực mà rơi xuống giữa chừng. Môi trường xấu giống như bàn tay vô hình đẩy chiếc xe đạp đang bay rơi xuống đất. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những chiếc xe đạp vẫn còn mờ mịt về con đường sẽ đi, chỉ bay là là trên mặt đất một chút; bay cao hơn là doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn. Nếu những doanh nghiệp nhỏ và vừa nghĩ rằng “Ở chỗ này thôi cũng được rồi”, họ sẽ giậm chân tại đó.
Nếu muốn kế hoạch mới của mình mang lại thành quả nhất định, hãy cố gắng hết sức có thể, đừng để bóng ma nản chí vây quanh, cản đường bạn tiến về phía trước. Nếu không làm được như vậy, bất kỳ việc gì, dù có thể thực hiện được chăng nữa, cũng đều là không tưởng. Khi tiếp quản Japan Airlines (JAL), tôi cũng nhắc lại điều này. Tôi muốn nhân viên của mình, cũng như chính bản thân tôi, hiểu rằng nếu muốn tái sinh Hãng thì phải quyết tâm làm, phải làm bất cứ điều gì.
Không phải người đứng đầu hay doanh nhân nào của doanh nghiệp lớn cũng có ý chí đó. Họ đổ lỗi vì nền kinh tế suy thoái, vì công ty của họ không có một kỹ thuật nào đó. Quả thực, quãng thời gian mờ mịt của Nhật Bản xuất phát từ những người lãnh đạo dẫn dắt công ty, nhân viên mình bước đi trên thương trường nhưng lại thiếu ý chí mạnh mẽ.
Nếu gặp phải khó khăn, đừng chạy trốn, hãy đón nhận bằng cách đối mặt trực diện với nó, và đó chính là hạt giống giúp bạn trưởng thành.
Mục đích ban đầu khiến tôi thành lập Công ty Ceramic Kyoto là muốn công bố kỹ thuật của Inamori Kazuo cho thế giới. Tuy nhiên vài năm sau, khi đã có vài chục nhân viên, họ đã bộc bạch nỗi bất mãn: “Công ty thì mới thành lập, đến phòng ăn cũng không có, liệu công ty như thế thì có tương lai tốt đẹp không?”. Khi đó, tôi bừng tỉnh ngộ. “Giới thiệu kỹ thuật của Inamori cho toàn thế giới” không phải là mục đích, nó là thứ có được sau khi nhân viên của tôi cảm thấy hạnh phúc. Với suy nghĩ như vậy, dù công ty đã kinh doanh được tới năm thứ ba, tôi vẫn quyết định thay đổi phương châm kinh doanh thành “Vì một tương lai hạnh phúc cả về vật chất lẫn tinh thần cho toàn thể nhân viên”.
Ngay cả khi quyết định vực dậy hãng Hàng không Nhật Bản, tôi cũng đã theo đuổi phương châm này.
Nói một cách thẳng thắn nhất, doanh nhân là người mang sứ mệnh bảo vệ, gầy dựng công ty lớn mạnh để mang lại hạnh phúc cho nhân viên mình. Có lẽ, không có cách nói nào đúng đắn hơn thế.
Tôi cho rằng, lý tưởng nhất, đúng đắn nhất là khi có thể dựa trên công lý để vận hành công ty. Tuy nhiên, đáng tiếc là nhiều doanh nhân khi thành lập công ty lại bắt đầu bằng tham vọng và để tham vọng chi phối. Nhưng dù động cơ là gì đi nữa, điểm chung vẫn là phải trả giá bằng cách cố gắng hết sức, hy sinh bản thân. Tôi thường khích lệ học trò: “Khi em nghĩ rằng mình không thể cố gắng hơn nữa, đó mới là lúc công việc bắt đầu”. Bản thân tôi – người từ mình đứng ra thành lập công ty vào những năm 30 tuổi, 40 tuổi, đã không ít lần than vãn. Nhưng khi bước sang tuổi 50, tôi đã không còn than vãn nữa.
Khi đó, Kyocera đã có những bước tiến nhất định trên thị trường, tôi đã lập Quỹ Inamori và mở các khóa học Morikazu. Tôi đã kiêm nhiệm 3 vị trí: Tổng giám đốc Kyocera, Chủ tịch Quỹ Inamori và tham gia giảng dạy các khóa học. Đối với tôi, cả ba công việc đều là nhiệm vụ phải thực hiện vì xã hội, vì con người chứ không phải vì tham vọng. Công lý đã thúc đẩy tôi, khi ấy ở tuổi 50 với bừng bừng nhiệt huyết.
Chuẩn bị bước vào tuổi 80, tôi được thỉnh cầu hãy tái sinh JAL. Ở tuổi đó, tôi không thể dành nhiều thời gian cho công việc như trước. Thậm chí tôi còn không thể đi làm toàn thời gian được mà chỉ làm việc 3 ngày/tuần. Và thế là tôi nhận việc theo kiểu tuyển dụng tạm thời, không cần trả lương và nhận chức Chủ tịch JAL. Tôi cảm nhận đây chính là việc làm giúp ích cho đất nước và người dân Nhật Bản nên sẽ quyết tâm cố gắng hết mình.
Tại Nhật, sau khi trở thành doanh nhân của doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nhân hoàn toàn không có cơ hội được học về kinh doanh mà buộc phải đến những trường đào tạo cấp quản lý. Khắp Nhật Bản lúc đó hầu như không có trường đào tạo cấp quản lý về bản chất của kinh doanh, do đó tôi đã thành lập lớp học Morikazu với 8.000 người đang theo học...