TOP 10 MÓN ĐỒ SINH TỒN QUAN TRỌNG CẦN CHUẨN BỊ KHI ĐI TREKKING, LEO NÚI
TOP 10 MÓN ĐỒ SINH TỒN QUAN TRỌNG CẦN CHUẨN BỊ KHI ĐI TREKKING, LEO NÚI
Mục lục
1. Dụng cụ lọc nước
2. Dụng cụ tạo lửa
3. La bàn, bản đồ
4. Dao, rựa đi rừng
5. Đồ sơ cứu, cứu thương
6. Gương và còi sinh tồn
7. Dây dù
8. Mền cứu sinh
9. Dụng cụ đa năng
10. Đèn pin
1. Dụng cụ lọc nước - Dụng cụ đi rừng không thể thiếu
Quy luật cơ bản của sự sống "3 phút không không khí - 3 ngày không nước - 3 tuần không thức ăn", đó là lý thuyết, thực tế là sau khoảng 1 ngày không có nước uống bạn đã trở nên kiệt sức và mất ý thức dần.
Nếu bạn may mắn tìm được nguồn nước thì sao?
Nếu cứ để vậy mà uống có thể bạn sẽ hết khát, nhưng hệ lụy là gì... bạn biết rồi đó!
Câu trả lời chính xác là phải lọc nước rồi mới uống được, lọc từ nước đục thành nước trong, lọc các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, đảm bảo sức khỏe mới vượt qua thử thách được.
Suy nghĩ lạc quan hơn trong trường hợp chuyến đi thật suôn sẻ, bạn không hề đi lạc nhưng liệu 1 hành trình dài hàng tuần bạn có thể mang đủ nước cho cả chuyến đi không? Tất nhiên là không, thay vào đó là dụng cụ lọc nước, vừa gọn, vừa nhẹ, vừa tiện lợi.
2. Dụng cụ tạo lửa
Dụng cụ đi rừng tất nhiên không thể thiêu tạo lửa
Tạo lửa để làm gì: Sưởi ấm, nấu nướng hay tạo tín hiệu cầu cứu nếu không may đi lạc.
Dụng cụ tạo lửa có thể là đánh lửa hoặc kính lúp nhưng ưu tiên nhất vẫn là đánh lửa. Đánh lửa có nhiều loại tuy nhiên đa số đều có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng bỏ túi hoặc treo vào balo để mang theo.
Bên cạnh đó thì hộp quẹt vẫn là 1 lựa chọn có thể cân nhắc, nhanh chóng, sử dụng đơn giản là ưu điểm của món đồ này. tuy nhiên đây là món đồ dễ bị hư hại bởi môi trường như nước, độ ẩm,.... Vì vậy đánh lửa vẫn là dụng cụ tạo lửa chuyên dụng trong sinh tồn.
Dụng cụ đánh lửa sinh tồn
Một số sự thật về đánh lửa sinh tồn:
Có thể tạo ra đốm lửa có nhiệt độ 540 oC
Hoạt động tốt ở bất kỳ điều kiện thời tiết, độ cao nào, nếu không may bị mưa ướt hay rơi xuống suối thì vẫn không làm đánh lửa mất đi chức năng của nó
Để đề phòng trời mưa không có bùi nhùi để mồi lửa thì tốt nhất bạn nên chuẩn bị thêm bùi nhùi mồi lửa như tinder hay gỗ thông nhé!
3. La bàn, bản đồ
La bàn thì để xác định phương hướng, nhưng la bàn thôi chưa đủ, ta cần biết hướng nào nên đi, đi hướng nào để ra khỏi rừng,... Đó là lý do ta cần có bản đồ.
Bạn nên chuẩn bị một chiếc la bàn từ trường chuyên dụng vì nó hoạt động nhớ vào từ trường của trái đất nên không lo hết pin. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng GPS thay cho la bàn tuy nhiên cần chuẩn bị đầy đủ pin sạc dự phòng nhé!
Những yêu cầu cơ bản để bạn sử dụng la bàn là:
Biết đọc la bàn
La bàn phải được để song song với mặt phẳng đất (Một số la bàn sẽ có bọt thủy hỗ trợ bạn trong việc này)
Bạn cần xác định được hướng cần đi
4. Dao, rựa đi rừng
Dao đi rừng thường là loại dao lưỡi dài, có loại sẽ có răng cưa trên phần sống dao. Đôi khi được tích hợp đánh lửa ở phần cán dao. Lưỡi dao phải cứng và sắc bởi yêu cầu cơ bản của một con dao đi rừng là có thể sử dụng tốt trong việc phát quang, chặt cây,... Có thể nói, dao đi rừng là một dụng cụ sinh tồn rất hữu ích, tuy nhiên với chiều dài lưỡi dao này thì bạn khó có thể mua được một con dao chuyên dụng. Thay vào đó là các mẫu dao găm sinh tồn với phần lưỡi dao ngắn hơn.
5. Đồ sơ cứu, cứu thương
Đồ sơ cứu - cứu thương bao gồm những gì?
Những món đồ sơ cứu, cứu thương cần chuẩn bị như là bộ sơ cứu rắn cắn, gạc y tế, thuốc sát trùng, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, giảm viêm... và những món đồ cứu thương phù hợp với địa hình nơi mình sắp đi.
Trong đó bộ kit sơ cứu rắn cắn là đặc biệt quan trọng bởi một khi đã bị rắn cắn mà không sơ cứu thì cơ hội sống sót của bạn đã không cao, nói gì đến việc ra khỏi rừng.
Hoặc bạn có thể mua từng món đồ cứu sinh theo nhu cầu của mình. Tips: Đựng chúng trong túi cứu thương chuyên dụng sẽ giúp bạn tìm thấy chúng dễ dàng hơn khi khẩn cấp.
Bộ dụng cụ cứu thương sinh tồn
Một số món đồ sơ cứu, cứu thương cần thiết
6. Gương và còi sinh tồn
Thường thì gương dùng để làm đẹp, trang điểm. Nhưng trong sinh tồn, gương và còi là dụng cụ sinh tồn cứu sinh trong những trường hợp khẩn cấp.
Lợi dụng việc phản chiếu ánh sáng, gương được dùng để tạo tín hiệu cầu cứu. Không cần một tấm gương quá lớn, nhỏ nhỏ trong lòng bàn tay cũng đủ để tạo tín hiệu cho người bên ngoài tìm được bạn.
Còi thì không cần phải giải thích về sự cần thiết của nó, bạn không cần tốn quá nhiều sức để hét thật to là “Cứu tôi với”, chỉ cần thổi vào còi là có thể tạo được tín hiệu, gây sự chú ý của đội cứu hộ. Độ to của còi một phần phụ thuộc vào loại còi bạn chọn. Hãy đến FanFan để được tư vấn lựa chọn chiếc còi phù hợp với mình nhé!
Gương và còi là bộ đôi tín hiệu âm thanh và hình ảnh lợi hại bậc nhất trong sinh tồn.
Gợi ý: Ngoài ra bạn có thể chọn mua một chiếc la bàn tích hợp gương cứu sinh để làm gọn hành lý.
7. Dây dù
Bạn có thắc mắc tại sao dây dù lại nằm trong Top 10 món đồ sinh tồn quan trọng?
Một số công dụng của dây dù trong sinh tồn như: Garo vết thương - cầm máu, sử dụng các nốt dây thần thánh trong sinh tồn, buộc công cụ, làm bẫy thú rừng,...
Nếu hồi xưa chúng ta phải mang theo những vòng dây to và nặng thì bây giờ chỉ với vài cái vòng tay sinh tồn nhỏ gọn là đã có đủ dây cho sinh tồn rồi.
Nếu quên chuẩn bị dây sinh tồn thì thắt lưng đa năng là một gợi ý để thay thế, tuy không chuyên dụng để sinh tồn như dây dù nhưng nếu sử dụng nó một cách sáng tạo thì thắt lưng cũng là một món đồ có ích trong sinh tồn.
Một số nút thắt cần biết khi sử dụng dây dù
8. Mền cứu sinh
Mất nhiệt cũng là một nỗi lo lớn, không thể xem thường. Áo khoác và túi ngủ là những món đồ giữ nhiệt thường dùng. Tuy nhiên để giữ nhiệt nhanh và hiệu quả ta cần một món đồ chuyên dụng hơn đó là mền cứu sinh - một tấm nylon được tráng bạc có hiệu quả giữ ấm cao. Cực kỳ cần thiết nếu nơi bạn đến rất cao, nhiệt độ thấp hoặc có nhiệt độ hạ đột ngột vào ban đêm.
9. Dụng cụ đa năng
Dù bạn đã chuẩn bị dao đi rừng, nhưng sẽ có những việc mà một con dao đi rừng không thể làm hoặc không thể làm tốt được, vì thế dụng đa năng là món đồ cần thiết. Những dụng cụ đa năng cơ bản thường có những chức năng như dao, lưỡi cưa, kéo,... chúng sẽ giúp ích cho bạn trong những trường hợp khẩn cấp nhất định.
10. Đèn pin
Có thể bạn sẽ thắc mắc món đồ công nghệ này đi đâu lạc vào đây khi chúng ta đã có lửa. Hãy suy nghĩ lại nào, liệu bạn có đủ bình tĩnh nhóm lửa, làm đuốc ngay trong bóng tối. Câu trả lời là chỉ có một số rất ít người làm được điều đó.
Chính vì thế, việc chuẩn bị đèn pin là hết sức cần thiết trong mỗi chuyến đi, và đừng quên chuẩn bị thêm pin dự phòng nhé!
Trên đây là 10 món đồ sinh tồn đặc biệt quan trọng, cần phải chuẩn bị thật chu đáo khi bạn tham gia những chuyến leo núi, trekking.
10 món này được xếp theo mức độ quan trọng, có món quan trọng nhất, có món quan trọng thứ 10. Nhưng dù là thứ 10 hay thứ 1 thì nó cũng quan trọng hơn hàng tá thứ còn lại ngoài kia. Vì thế đừng chần chừ suy nghĩ nhiều mà hãy chuẩn bị liền, ngay và lập tức 10 món trên cho một chuyến đi an toàn và trải nghiệm nhé!
Mục lục
1. Dụng cụ lọc nước
2. Dụng cụ tạo lửa
3. La bàn, bản đồ
4. Dao, rựa đi rừng
5. Đồ sơ cứu, cứu thương
6. Gương và còi sinh tồn
7. Dây dù
8. Mền cứu sinh
9. Dụng cụ đa năng
10. Đèn pin
1. Dụng cụ lọc nước - Dụng cụ đi rừng không thể thiếu
Quy luật cơ bản của sự sống "3 phút không không khí - 3 ngày không nước - 3 tuần không thức ăn", đó là lý thuyết, thực tế là sau khoảng 1 ngày không có nước uống bạn đã trở nên kiệt sức và mất ý thức dần.
Nếu bạn may mắn tìm được nguồn nước thì sao?
Nếu cứ để vậy mà uống có thể bạn sẽ hết khát, nhưng hệ lụy là gì... bạn biết rồi đó!
Câu trả lời chính xác là phải lọc nước rồi mới uống được, lọc từ nước đục thành nước trong, lọc các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, đảm bảo sức khỏe mới vượt qua thử thách được.
Suy nghĩ lạc quan hơn trong trường hợp chuyến đi thật suôn sẻ, bạn không hề đi lạc nhưng liệu 1 hành trình dài hàng tuần bạn có thể mang đủ nước cho cả chuyến đi không? Tất nhiên là không, thay vào đó là dụng cụ lọc nước, vừa gọn, vừa nhẹ, vừa tiện lợi.
2. Dụng cụ tạo lửa
Dụng cụ đi rừng tất nhiên không thể thiêu tạo lửa
Tạo lửa để làm gì: Sưởi ấm, nấu nướng hay tạo tín hiệu cầu cứu nếu không may đi lạc.
Dụng cụ tạo lửa có thể là đánh lửa hoặc kính lúp nhưng ưu tiên nhất vẫn là đánh lửa. Đánh lửa có nhiều loại tuy nhiên đa số đều có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng bỏ túi hoặc treo vào balo để mang theo.
Bên cạnh đó thì hộp quẹt vẫn là 1 lựa chọn có thể cân nhắc, nhanh chóng, sử dụng đơn giản là ưu điểm của món đồ này. tuy nhiên đây là món đồ dễ bị hư hại bởi môi trường như nước, độ ẩm,.... Vì vậy đánh lửa vẫn là dụng cụ tạo lửa chuyên dụng trong sinh tồn.
Dụng cụ đánh lửa sinh tồn
Một số sự thật về đánh lửa sinh tồn:
Có thể tạo ra đốm lửa có nhiệt độ 540 oC
Hoạt động tốt ở bất kỳ điều kiện thời tiết, độ cao nào, nếu không may bị mưa ướt hay rơi xuống suối thì vẫn không làm đánh lửa mất đi chức năng của nó
Để đề phòng trời mưa không có bùi nhùi để mồi lửa thì tốt nhất bạn nên chuẩn bị thêm bùi nhùi mồi lửa như tinder hay gỗ thông nhé!
3. La bàn, bản đồ
La bàn thì để xác định phương hướng, nhưng la bàn thôi chưa đủ, ta cần biết hướng nào nên đi, đi hướng nào để ra khỏi rừng,... Đó là lý do ta cần có bản đồ.
Bạn nên chuẩn bị một chiếc la bàn từ trường chuyên dụng vì nó hoạt động nhớ vào từ trường của trái đất nên không lo hết pin. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng GPS thay cho la bàn tuy nhiên cần chuẩn bị đầy đủ pin sạc dự phòng nhé!
Những yêu cầu cơ bản để bạn sử dụng la bàn là:
Biết đọc la bàn
La bàn phải được để song song với mặt phẳng đất (Một số la bàn sẽ có bọt thủy hỗ trợ bạn trong việc này)
Bạn cần xác định được hướng cần đi
4. Dao, rựa đi rừng
Dao đi rừng thường là loại dao lưỡi dài, có loại sẽ có răng cưa trên phần sống dao. Đôi khi được tích hợp đánh lửa ở phần cán dao. Lưỡi dao phải cứng và sắc bởi yêu cầu cơ bản của một con dao đi rừng là có thể sử dụng tốt trong việc phát quang, chặt cây,... Có thể nói, dao đi rừng là một dụng cụ sinh tồn rất hữu ích, tuy nhiên với chiều dài lưỡi dao này thì bạn khó có thể mua được một con dao chuyên dụng. Thay vào đó là các mẫu dao găm sinh tồn với phần lưỡi dao ngắn hơn.
5. Đồ sơ cứu, cứu thương
Đồ sơ cứu - cứu thương bao gồm những gì?
Những món đồ sơ cứu, cứu thương cần chuẩn bị như là bộ sơ cứu rắn cắn, gạc y tế, thuốc sát trùng, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, giảm viêm... và những món đồ cứu thương phù hợp với địa hình nơi mình sắp đi.
Trong đó bộ kit sơ cứu rắn cắn là đặc biệt quan trọng bởi một khi đã bị rắn cắn mà không sơ cứu thì cơ hội sống sót của bạn đã không cao, nói gì đến việc ra khỏi rừng.
Hoặc bạn có thể mua từng món đồ cứu sinh theo nhu cầu của mình. Tips: Đựng chúng trong túi cứu thương chuyên dụng sẽ giúp bạn tìm thấy chúng dễ dàng hơn khi khẩn cấp.
Bộ dụng cụ cứu thương sinh tồn
Một số món đồ sơ cứu, cứu thương cần thiết
6. Gương và còi sinh tồn
Thường thì gương dùng để làm đẹp, trang điểm. Nhưng trong sinh tồn, gương và còi là dụng cụ sinh tồn cứu sinh trong những trường hợp khẩn cấp.
Lợi dụng việc phản chiếu ánh sáng, gương được dùng để tạo tín hiệu cầu cứu. Không cần một tấm gương quá lớn, nhỏ nhỏ trong lòng bàn tay cũng đủ để tạo tín hiệu cho người bên ngoài tìm được bạn.
Còi thì không cần phải giải thích về sự cần thiết của nó, bạn không cần tốn quá nhiều sức để hét thật to là “Cứu tôi với”, chỉ cần thổi vào còi là có thể tạo được tín hiệu, gây sự chú ý của đội cứu hộ. Độ to của còi một phần phụ thuộc vào loại còi bạn chọn. Hãy đến FanFan để được tư vấn lựa chọn chiếc còi phù hợp với mình nhé!
Gương và còi là bộ đôi tín hiệu âm thanh và hình ảnh lợi hại bậc nhất trong sinh tồn.
Gợi ý: Ngoài ra bạn có thể chọn mua một chiếc la bàn tích hợp gương cứu sinh để làm gọn hành lý.
7. Dây dù
Bạn có thắc mắc tại sao dây dù lại nằm trong Top 10 món đồ sinh tồn quan trọng?
Một số công dụng của dây dù trong sinh tồn như: Garo vết thương - cầm máu, sử dụng các nốt dây thần thánh trong sinh tồn, buộc công cụ, làm bẫy thú rừng,...
Nếu hồi xưa chúng ta phải mang theo những vòng dây to và nặng thì bây giờ chỉ với vài cái vòng tay sinh tồn nhỏ gọn là đã có đủ dây cho sinh tồn rồi.
Nếu quên chuẩn bị dây sinh tồn thì thắt lưng đa năng là một gợi ý để thay thế, tuy không chuyên dụng để sinh tồn như dây dù nhưng nếu sử dụng nó một cách sáng tạo thì thắt lưng cũng là một món đồ có ích trong sinh tồn.
Một số nút thắt cần biết khi sử dụng dây dù
8. Mền cứu sinh
Mất nhiệt cũng là một nỗi lo lớn, không thể xem thường. Áo khoác và túi ngủ là những món đồ giữ nhiệt thường dùng. Tuy nhiên để giữ nhiệt nhanh và hiệu quả ta cần một món đồ chuyên dụng hơn đó là mền cứu sinh - một tấm nylon được tráng bạc có hiệu quả giữ ấm cao. Cực kỳ cần thiết nếu nơi bạn đến rất cao, nhiệt độ thấp hoặc có nhiệt độ hạ đột ngột vào ban đêm.
9. Dụng cụ đa năng
Dù bạn đã chuẩn bị dao đi rừng, nhưng sẽ có những việc mà một con dao đi rừng không thể làm hoặc không thể làm tốt được, vì thế dụng đa năng là món đồ cần thiết. Những dụng cụ đa năng cơ bản thường có những chức năng như dao, lưỡi cưa, kéo,... chúng sẽ giúp ích cho bạn trong những trường hợp khẩn cấp nhất định.
10. Đèn pin
Có thể bạn sẽ thắc mắc món đồ công nghệ này đi đâu lạc vào đây khi chúng ta đã có lửa. Hãy suy nghĩ lại nào, liệu bạn có đủ bình tĩnh nhóm lửa, làm đuốc ngay trong bóng tối. Câu trả lời là chỉ có một số rất ít người làm được điều đó.
Chính vì thế, việc chuẩn bị đèn pin là hết sức cần thiết trong mỗi chuyến đi, và đừng quên chuẩn bị thêm pin dự phòng nhé!
Trên đây là 10 món đồ sinh tồn đặc biệt quan trọng, cần phải chuẩn bị thật chu đáo khi bạn tham gia những chuyến leo núi, trekking.
10 món này được xếp theo mức độ quan trọng, có món quan trọng nhất, có món quan trọng thứ 10. Nhưng dù là thứ 10 hay thứ 1 thì nó cũng quan trọng hơn hàng tá thứ còn lại ngoài kia. Vì thế đừng chần chừ suy nghĩ nhiều mà hãy chuẩn bị liền, ngay và lập tức 10 món trên cho một chuyến đi an toàn và trải nghiệm nhé!